Bài tập ôn thi kiểm tra Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 10

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn thi kiểm tra Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn thi kiểm tra Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 10
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 1
 Bài 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau
          a) Tay em đánh răng
               Răng trắng hoa nhài
               Tay em chải tóc
               Tóc ngời ánh mai.
b) Mắt của ngôi nhà
               Là những ô cửa
               Hai cánh khép mở
               Như hai hàng mi.
                                Đặng Vương Hương
 Bài 2: Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau:
      Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
 Bài 3: Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài 2
..........................................như.........................................................
 Bài 4: Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc: (Bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, hạt nhãn, mắtthỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây:
- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................
- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................
- Bốn chân của chú voi to như.................................................................
- Bốn chân của chú voi to như.................................................................
- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................
- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................
 Bài 5: Ghi những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ, đoạn văn sau:
 a) Trăng tròn như mắt cá
     Chẳng bao giờ chớp mi.
                                      Trần Đăng Khoa
  b) Từng chùm khế lúc lỉu trên cành, ẩn hiện qua vòm lá xanh như những cái đèn lòng nhỏ xinh.
                                                                             Vũ Tam Huế
  c) Từ dưới nhìn lên, ngọn cau xòe ra như chiếc ô màu xanh, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.
Theo Băng Sơn
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 2
 Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng
a. trẻ em                           b. trẻ con                          c. nhóc con       
d. trẻ ranh                        e. trẻ thơ                           g. thiếu nhi
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ phẩm chất tốt của trẻ em.
Ngoan ngoãn, thông minh, tự tin, ...........................................................................
.................................................................................................................................
 Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì? (hoặc là ai?) trong mỗi câu sau:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
 Bài 4: Chọn các từ ngữ ở trong ngoặc: (sách, vở, bút, thước kẻ, cặp sách và sách vở, bạn của nhà nông, con vật kéo rất khoẻ, người mang tin vui đến cho các bạn học sinh, loài hoa có màu sắc rực rỡ) điền vào chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai (cái gì, con gì)? - là gì ( là ai)?
- Con trâu là..........................................................................................
- Hoa phượng là....................................................................................
- ........................................là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp.
Bài 5: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:
a) Trẻ em là tương lai của đất nước.
b) Cheo leo là loài thú nhút nhát, sóng trong rừng.
c) Cây khế là tên của một truyện cổ tích rất hay.
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 3
 Bài 1: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó:
a) Quạt nan như lá               ...........................................................
 Chớp chớp lay lay           ...........................................................
    Quạt nan rất mỏng           ...........................................................
    Quạt gió rất dày.               ..........................................................
b) Cánh diều no gió             .........................................................
    Tiếng nó chơi vơi             .........................................................
      Diều là hạt cau                 ........................................................
      Phơi trên nong trời.         .........................................................
c) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp.
   d) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy những dải hoa xoan đã phủ kín cành cao cành thấp, tựa như những áng mây phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc.
 Bài 2: Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp :
a) Đêm ấy, trời tối.................mực.
b) Trăm cô gái.....................tiên sa.
c) Mắt của trời đêm ...............các vì sao.
 Bài 3: Ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết
M : Đẹp như tiên sa.
 Bài 4: Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu và viết lại đoạn văn cho đúng chính tả.
     Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 4
 Bài 1: Ghi chữ Đ (đúng) trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình
                      cha mẹ             con cháu                   con gái               anh họ
em trai              anh em                    chú bác               chị cả
Bài 2: Điền vào chỗ trống mỗi thành ngữ hoặc tục ngữ cho phù hợp:
a) Thành ngữ, tực ngữ chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ với con cái:
M:  - Dạy con, dạy thuở còn thơ
b) Thành ngữ, tục ngữ chỉ tình cảm, trách nhiệm của con đối với cha mẹ:
M: - Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái
 Bài 3: Đặt 3 câu có mô hình Ai - là gì? để nói về những người trong gia đình em:
M : Mẹ tôi là giáo viên tiểu học.
      Ông tôi là người già nhất làng.
Bài 4: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Để nói về:
a) Bạn Bé trong truyện Cô giáo tí hon.
b) Bạn Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi?
c) Cậu bé trong truyện Cậu bé thông minh. 
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 5
Bài 1: Ghi vào chỗ trống các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:
          a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b) Bão đến ầm ầm
 Như đoàn tàu hoả
    Bão đi thong thả
    Như con bò gầy
c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện
Bài 2: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:
     Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
Bài 3: Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc (mâm khổng lồ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em) để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:
- Tiếng suối ngân nga như ........................................................................
- Mặt trăng tròn vành vạnh như..................................................................
- Trường học là...........................................................................................
- Mặt nước hồ trong tựa như ......................................................................
Bài 4:  
a) Ai nặng nên hình                                   b) Trời như cánh đồng
Khế chia năm cánh                                         Xong mùa gặt hái
Khế chín đầy cây                                            Diều em lưỡi liềm
Vàng treo lóng lánh.                                       Ai quên bỏ lại.
                     Phạm Hổ                                                           Trần Đăng Khoa
- Tìm từ chỉ sự vật, từ so sánh ở các câu trên điền thích hợp vào bảng sau:
  Câu
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a)
b)
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 6
 Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ:
1.1) Không chỉ những người có ở trường học:
a) giáo viên            b) hiệu trưởng        c) công nhân         d) học sinh
1.2) Không chỉ những hoạt động thường có ở trường học:
a) học tập              b) dạy học             c) vui chơi             d) câu cá
Bài 2: Điền vào chỗ trống sau dấu phẩy những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh từng câu văn:
a) Khi đi học, em cần mang đủ sách vở,.............................................................
b) Giờ toán hôm nay, bạn Lan........................... đều được cô giáo cho điểm 10.
c) Trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chi đội 3A đạt danh hiệu chi đội xuất sắc,..............................................................
Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Trong giờ tập đọc, chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay.
b) Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên Công viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua.
c) Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải Nhất cờ vua dành cho học sinh tiểu học của quận giải Nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh.
d) Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn đẹp hownkhi có giọt sương mai đính lên.
đ) Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 7
 Bài 1: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau:
a) Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông.
b) Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
c) Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống, rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tìnhthổi tung lên.
 Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau
      Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhện xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
 Bài 3: Điền tiếp vào ô trống các từ thích hợp
a) Từ chỉ các hoạt động con người giúp đỡ nhau
M : Quan tâm, đùm bọc .............................................................................................
b) Từ chỉ các cảm xúc của con người với con người
M: Thương, yêu, căm ghét
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 8
 Bài 1: Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
1.1)  Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?
   a. Những người      b. cùng một họ               c. Những người trong cùng một họ
1.2)  Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì?
   a. thường gặp gỡ    b. thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau      c. gặp gỡ, thăm hỏi nhau
 Bài 2: Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống
a)  Các bạn học sinh trong cùng một lớp.........................................................
b) ................................................................ góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.
 Bài 3: Điền tiếp từ nào các dòng sau để hoàn thành các thành ngữ
a) Nhường cơm .....................................................................................
b) Bán anh em xa, ..................................................................................
 Bài 4: Viết các bộ phận của mỗi câu dưới đây vào bảng:
a) Bà con nông dân ra đồng gặt lúa.
b) Những chú chim gáy đang nhặt thóc rơi ở góc ruộng vừa gặt.
c) Mọi người cười nói vui vẻ.
d) Bọn trẻ con chạy đuổi nhau trên bờ ruộng.
  Câu
Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?
Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a)
b)
 Bài 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
  Câu
Câu hỏi
Vângiúp mẹ xếp ngô lên gác bếp.
Chị em Mai đang nầu cơm chiều.
Mọi người rủ nhau đi chợ hội.
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 9
 Bài 1: Điền tiếp các từ thích hợp vào từng ô trống
a) Từ chỉ những người ở trường học:
    Học sinh, .........................................................................................................
b) Từ chỉ những người ở trong gia đình:
    Bố, mẹ ..................... .....................................................................................
c) Từ chỉ những người có quan hệ họ hàng:
    Chú, dì ...........................................................................................................
 Bài 2: Điền tiếp các từ ngữ thích hợp vào ô trống trong từng dòng sau để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ:
a) Kính thầy,..................................................................................
b) Học thầy....................................................................................
c) Con ngoan,.................................................................................
 Bài 3: Điền bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai hoặc bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
a) ...............................................là cô giáo dạy lớp em gái tôi.
b) Cha tôi là ......................................................................
c) Chị họ tôi là....................................................................
d) ............................................... là tổ trưởng dân phố của khu phố tôi.
 Bài 4: Đặt 2 câu có mô hình Ai - làm gì? theo gợi ý sau:
a) Câu nói về con người đang làm việc.
 b) Câu nói về con vật đang hoạt động.
 Bài 5: Điền các từ ngữ chỉ sự vật so sánh phù hợp với mỗi dòng sau:
a) Những chú gà con lông vàng ươm như........................................................
b) Vào mùa thu, nước hồ trong như...............................................................
c) Tiếng suối ngân nga tựa ........................................................................
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 10
 Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:
a) Từ xa, tiếng thác dội về nghe như .............................................................
b) Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như......................................................
c) Tiếng sóng biển rì rầm như.....................................................................
 Bài 2: Viết vào chỗ trống trong bảng những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây rồi ghi vào bảng?
 a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ.
 b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
 c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.
Câu
Âm thanh thứ nhất
Âm thanh thứ hai
 a)
 b)
 c)
 Bài 3: Dùng dấu chấm  để ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu.Viết lại đoạn văn 
cho đúng chính tả.
      Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng, em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay.

Tài liệu đính kèm:

  • docxÔn tập Tiếng Việt T1-10 lớp 3.docx