NHỮNG CÂU HỎI-BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC CHƯƠNG I: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Câu 1: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa. Câu 2: Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau : + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ. + Phép lai 2: P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên. + Phép lai 3: P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai. Câu 3: Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác: - Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. - Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên? Câu 5: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 6: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Câu 7: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài: 1 ruồi thân xám, cánh ngắn Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Câu 8: Cho 2 thứ đậu hạt đỏ, nhăn và hạt vàng, trơn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt đỏ, trơn.Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 12 hạt đỏ, nhăn : 25 hạt đỏ, trơn: 11 hạt vàng, trơn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Câu 9: Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng. Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng: 1) 3:3:1:1 2) 1:1:1:1 Câu 10: Ở lúa, tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp. a. Xác định kiểu gen của các cây thân cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng. b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2. Câu 11: a. Menđen đã thu được kết quả gì khi lai hai cặp tính trạng, từ đó ông đã khái quát thành quy luật nào, hãy phát biểu nội dung? b. Hoàn thành bảng sau: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì: Số loại giao tử Số loại kiểu gen Tỉ lệ phân li kiểu gen Số loại kiểu hình Tỉ lệ phân li kiểu hình Số kiểu hợp tử Câu 12: Giả sử ở một loài thực vật gen A:cây cao, a: cây thấp, B: quả đỏ, b: quả vàng. Lai cây cao, quả vàng thuần chủng với cây thấp, quả đỏ thuần chủng được F1, F1 lai phân tích ở F2 thu được một trong hai tỉ lệ kiểu hình sau: - Trường hợp 1: 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng. - Trường hợp 2: 1 cây cao, quả vàng: 1 cây thấp, quả đỏ. Biện luận, viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên. Câu 13: Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tính của Men Den vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ? Câu 14: Cho các phép lai sau : Lần 1 : Cho lai các loại cây lúa thân cao A với cây lúa thân thấp B thuần chủng , ta có được các loại cây lúa thân cao và các loại cây lúa thân thấp , mỗi loại chiếm tỉ lệ 50% Lần 2: cho lai cây lúa thân thấp C với cây lúa thân thấp D ta được toàn bộ cây lúa thân thấp Lần 3: cho lai cây lúa thân cao E với cây lúa thân cao F, ta thu được toàn cây lúa thân cao Hãy biện luận xác định tính trội lặn và kiểu gen của P trong các thí nghiệm trên Câu 15: Tại sao Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm ? Câu 16: Ở một loài côn trùng. Cho P : Thân xám cánh dài X thân đen cánh ngắn F1: 100% xám dài Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau: + Trường hợp 1: F2 2 xám dài : 1 xám ngắn : 1 đen ngắn. + Trường hợp 2: F2 3 xám dài : 3 xám ngắn : 1 đen dài : 1 đen ngắn. Biện luận. Viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp. Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. Câu 17: Trình bày nội dung, mục đích và ý nghĩa của phép lai phân tích? Câu 18: Ở một loai thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa trắng. a-Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. b-Cho cây F2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai. Câu 19: ở gà, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về chiều cao và màu lông đều năm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Gen D: Qui định thân cao; gen d: Thân thấp. Gen N: Lông nâu; gen n: Lông trắng. Cho giao phối giữa hai gà P thuần chủng thu được F1 có kiểu gen giống nhau. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 có kiểu hình với tỉ lệ như sau: 1 chân thấp, lông trắng. Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F1 ? Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai gà P đã mang lai và lập sơ đồ lai minh hoạ ? c) Cho F1 lai với gà có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu ? Giải thích và minh hoạ bằng sơ đồ lai. Câu 20: Ở cà chua , gen A qui định màu quả đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các trường hợp sau: a.Cây quả vàng x cây quả vàng b.Cây quả đỏ x cây quả vàng c.Cây quả đỏ x cây quả đỏ Câu 21: Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập của Men Đen? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen? Câu 22: ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. cho các trường hợp sau đây: a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai khi cho mẹ thân cao, hạt xanh giao phấn với bố thân thấp, hạt vàng. b) Khi cho mẹ dị hợp về 2 cặp gen nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Câu 23: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 6400 cây trong đó 1200 cây quả đỏ hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau. Đối lập với quả đỏ hạt dài là quả vàng hạt tròn. Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai? Tính số cây của các kiểu hình còn lại? Câu 24: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? Câu 25: Ở Ngô, A: Hạt màu đỏ ; a: Hạt màu trắng. B: Thân cao; b: Thân thấp. Hai cặp tính trạng về màu hạt và chiều cao thân di truyền độc lập. Người ta thực hiện các pháp lai sau: - Phép lai 1: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân thấp F1: 100% Hạt đỏ - Thân cao - Phép lai 2: P: Hạt đỏ - Thân thấp X Hạt trắng - Thân cao F1: 221 đỏ-cao; 200 đỏ- thấp, 119 trắng- cao; 201 trắng-thấp - Phép lai 3: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân cao F1: 450 Hạt đỏ-Thân cao; 152 Hạt đỏ - Thân thấp Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai. Câu 26: Khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân cao, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân thấp thu được F1 toàn là những cây đậu mang tính trạng giống bố. Hãy xác định tính trạng ở F1 khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao. Câu 27: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội phải làm thế nào? Câu 28: Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập. Khi nào quy luật phân ly độc lập không nghiệm đúng ? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa như thế nào ? T¹i sao ë nh÷ng c©y hoa trång b»ng h¹t thêng cã nhiÒu mµu s¾c h¬n c©y hoa trång b»ng cµnh? Câu 29: Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. Câu 30: Thế nào là lai phân tích ? Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ? Câu 31: Tìm các phép lai thích hợp thuộc các quy luật, hiện tượng di truyền đã học đều có tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1. Mỗi trường hợp cho một sơ đồ minh hoạ. Câu 32: Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2) năm đầu sinh được nghé đen (3) và năm sau sinh được nghé xám (4). Nghé đen (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6) Nghé xám (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8) Biết rằng tính trạng màu lông của trâu do một gen quy định nằm trên NST thường. a. Có thể xác định tính trạng trội, tính trạng lặn được không ? giải thích ? b. Biện luận và xác định kiểu gen của 8 con trâu nói trên ? Câu 33: Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được: + 120 cây có thân cao hạt dài + 119 cây có thân cao hạt tròn + 121 cây có thân thấp hạt dài + 120 cây có thân thấp hạt tròn Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trội. Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố mẹ và lập sơ đồ lai? Câu 34: Bằng những kiến thức đã học, em hãy điền những nội dung cơ bản và giải thích ngắn gọn vào những ô trống trong bảng sau: Tên quy luật Nội dung Giải thích Phân li Phân li độc lập Di truyền liên kết Di truyền giới tính Câu 35: a. Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. b. Tại sao trong thí nghiệm lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp hai cặp gen thân xám, cánh dài Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể? c. Một loài có các gen: A tương ứng với a, B tương ứng với b. Viết các kiểu gen liên quan đến hai cặp gen đó. Câu 36: Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật: - Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường. - Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi . Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Câu 37: a. Bằng phương pháp nghiên cứu nào Menđen đã phát minh ra quy luật di truyền? Cặp nhân tố di truyền mà Menđen thường gọi thì ngày nay di truyền học chỉ rõ là gì? b. Hình thức sinh sản nào có thể tạo ra biến dị tổ hợp? Nêu ý nghĩa của biến dị tổ hợp? Câu 38: a. Ở người bệnh bạch tạng do alen a gây ra, alen A qui định người bình thường. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu? b. Nếu các alen của cùng 1 gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không, giải thích? Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau hay không, giải thích? Câu 39: a. Liên kết gen đem lại lợi ích và gây những bất lợi gì cho loài? b. Các loài sinh vật có cơ chế gì để giảm thiểu những bất lợi do hiện tượng liên kết gen? Giải thích? Câu 40: Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm 10880 cây, trong đó có 6120 cây thân cao, hạt gạo đục. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2 .Cho biết alen A quy định thân cao; alen a quy định thân thấp; alen B quy định hạt đục; alen b quy định hạt trong) Câu 41: Cho một thỏ đực có kiểu hình lông đen, chân cao đem lai với ba thỏ cái được ba kết quả sau: - TH1 : F1 phân ly theo tỷ lệ 3 : 3 : 1: 1 - TH2 : F1 phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 - TH3 : F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, chân cao. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên một nhiễm sắc thể riêng rẽ. Tính trạng lông đen là trội so với lông nâu, tính trạng chân cao là trội so với tính trạng chân thấp. Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. Câu 42: a.Từ aaBb và Aabb hãy trình bày cách tạo ra AaBb. ý nghĩa thực tiễn. b. Thế hệ bố mẹ có kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. Câu 43: Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai (cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường). CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ PHẦN A: PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM A. TÓM TẮT KIẾN THỨC: I/ Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm: a- Khái niệm: là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ. - Sơ đồ: 1 tế bào mẹ 2n 1 tế bào 2n (kép) 2 tế bào con 2n (đơn) b- Cơ chế: Gồm 5 kì: kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị), kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Cụ thể là: + Kì trung gian: Các NST ở dạng sợi mảnh (do tháo xoắn tối đa), rất khó quan sát chúng. Mỗi NSt đơn tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Trung thể tự nhân đôi. + Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn tối đa, có hình dạng và kích thước đặc trưng, dễ quan sát. Lúc này các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động. Thoi vô sắc được hình thành, trung thể tách ra làm 2 và tiến về 2 cực. Màng nhân và nhân con tiêu biến. + Kì sau: Mỗi NST kép tách làm hai NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: Tại mỗi cực của tế bào, các NSt đơn tháo xoắn trở lại dạng sợi mảnh như ban đầu, rất khó quan sát chúng . Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia và hình thành vách ngăn ngang chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Mỗi tế bào con đều có bộ NST 2n. Trong phân bào nguyên nhiễm thì sự phân chia của các NST từ tế bào mẹ về các tế bào con là đồng đều cả về số lượng và nguồn gốc. Sự phân bào nguyên nhiễm có thể xảy ra liên tiếp k lần (các tế bào con sinh ra tiếp tục nguyên phân như tế nào mẹ). Hình thức phân bào nguyên nhiễm chỉ xảy ra đối với các loại tế bào: tế bào sinh dưỡng (còn gọi là té bào Xôma), tế bào sinh dục sơ khai và tế bào hợp tử. II/ Các công thức cơ bản: 1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2k - Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n (2k – 1) Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n (2k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho: - 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2k – 1) - x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 1) 7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho: - 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2k – 2 ) - x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 2) 8- Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . k 9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) PHẦN B: PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM VÀ SỰ THỤ TINH A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC: I/ Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm: 1. Khái niệm: Là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa 2. Cơ chế: Gồm 2 lần phân chia liên tiếp. - Lần I: Xảy ra một hiện tượng giảm nhiễm Sơ đồ: 1 tế bào mẹ 2n (đơn) 1 tế bào mẹ 2n (kép) 2 tế bào con n (kép) - Lần II: Xảy ra hiện tượng nguyên nhiễm Sơ đồ: 2 tế bào con n (kép) 4 tế bào con n (đơn) Cụ thể là: + Kì đầu 1: Trước khi bước vào phân bào mỗi NST đơn tự nhân đôi làm thành 1 NST kép gồm 2 sợi Cromatit giống hệt nhau và dính nhau nơi tâm động. Các NST bắt đầu đóng xoắn, co ngắn lại. Xảy ra một hiện tượng tiếp hợp NST và có thể dẫn đến trao đổi chéo đoạn NST tương ứng giữa 2 NST đơn trong mỗi cặp NST đồng dạng kép. Màng nhân và nhân con biến mất. + Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dính sợi tơ vô sắc qua tâm động. + Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST đồng kép tách nhau tách ra và phân li về 2 cực của tế bào. sự phân li là độc lập với nhau + Kì cuối I: Tại mỗi cực, các NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng ở kì sau. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân xuất hiện dẫn đến sự hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST n (kép). + Kì đầu II: Xảy ra rất ngắn. Các NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng như kì cuối I. + Kì giữa II: Trong mỗi tế bào con các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo mới và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động. + Kì sau II: Mỗi NST kép tách ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào. + Kì cuối II: Hình thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n). Từ các tế bào con sẽ phân hoá thành giao tử (n). Trong phân bào giảm nhiễm : sự phân chia của các NST đơn về các tế bào con là không đồng đều xét về mặt nguồn gốc NSt. Phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chín. II/ Sự thụ tinh: Khái niệm: là sự phối hợp giữa trứng (n) và tinh trùng (n) để tạo ra 1 hợp tử (2n). Hiệu suất thụ tinh của giao tử: Số giao tử được thụ tinh x 100% Tổng số giao tử tham gia thụ tinh III/ Các công thức cơ bản: Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân: 1. Số tế bào con được tạo ra: 4 2. Số giao tử (n) tạo ra là: - 1 TBSD đực (2n) à 4 giao tư đực (n) - 1 TBSD cái (2n) à 1 giao tư cái (n) + 3 thể định hướng (n). 3. Số loại giao tử: - Không có trao đổi chéo: 2n 4. Số cách sắp xếp của NST ở kì giữa 1 : 2n-1 5. Số cách phân li của NST kép ở kì sau 1: 2n-1 6. Số kiểu tổ hợp NST kép ở kì cuối 1 : 2n 7. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp : 2n
Tài liệu đính kèm: