Lâm – Lớp 3 – thứ hai, 19/12/2016 Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 : Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4. Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 5 : Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. Câu 6: . Tìm 5 từ chỉ tình cảm đối với quê hương Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào ? Hũ bạc của người cha 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây ! 2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : - Đây không phải tiền con làm ra. 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt : - Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo : - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Em hãy khoanh tròn vào ý đặt trước câu trả lời đúng nhất câu 1, 2, 3 và 5, 6, 7: Câu 1: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? ( 0,5 điểm) Ông lão buồn vì gia đình nghèo túng thiếu. Ông lão buồn vì anh con trai lười biếng. Ông lão buồn vì bà mẹ sợ con vất vả. Câu 2: Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ? (0,5 điểm) Ông lão muốn con trai mình trở thành người giàu có. Ông lão muốn con trai mình phải cực khổ, vất vả. Ông lão muốn con trai mình trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm. Câu 3: Người cha trong bài là người dân tộc nào ? (0,5 điểm) Kinh B. Chăm C.Tày Câu 4: Tìm trong truyện và ghi lại câu nói lên ý nghĩa của truyện (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm) : Trong các câu dưới đây, câu nào được viết theo mẫu Ai làm gì ? A. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Ông rất buồn vì cậu con trai lười. Câu 6: (0,5 điểm): Từ buồn trong câu: “Ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.” là từ: A. Chỉ đặc điểm B. So sánh C. Chỉ trạng thái Câu 7: (0,5 điểm) Câu : "Ông đào hũ bạc lên." Là câu được viết theo mẫu câu nào ? A. Ai làm gì ? B. Ai là gì ? C. Ai thế nào ? Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và ghi lại từ chỉ hoạt động trong câu sau: "Người con lại ra đi."
Tài liệu đính kèm: