Bài tập nhóm môn An sinh xã hội - Chủ đề: Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

docx 23 trang Người đăng dothuong Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập nhóm môn An sinh xã hội - Chủ đề: Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm môn An sinh xã hội - Chủ đề: Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
MÔN AN SINH XÃ HỘI
Đề tài số 3:
Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
 (cả bắt buộc và tự nguyện) ở Việt Nam
Nhóm 4: 	Hoàng Phương Anh
Nguyễn Thị Hoa 
Nguyễn Thị Thanh Hoa 
Phạm Thị Hằng
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016
MỤC LỤC
Khái quát chung về Bảo hiểm y tế
1. Khái niệm
2. Phân loại bảo hiểm y tế
3. Bản chất của bảo hiểm y tế
4. Đặc điểm của bảo hiểm y tế	
5. Chức năng của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội
Những nội dung cơ bản của BHYT
Nguyên tắc BHYT
Đối tượng đóng- mức đóng- tỷ lệ đóng BHYT
Thực trạng BHYT ở Việt Nam và Giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, những rủi ro bất ngờ về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này mang tính đột xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, cá nhân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Đồng thời, bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó, nó đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. 
Để khắc phục những khó khăn, giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khoẻ, Bảo hiểm Y tế (BHYT) ra đời vào cuối thế kỷ XIX. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình, từ đó ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
=> Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn và được coi là phao “cứu cánh” sẻ chia gánh nặng chi phí cho người dân khi ốm đau.
I. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế
1. Khái niệm
Là một bộ phận cấu thành của pháp luật về an sinh xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28.6.1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH.  Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm BHYT vẫn có tính độc lập tương đối so với khái niệm BHXH, đặc biệt là ở góc độ luật thực định, tính độc lập càng thể hiện rõ. 
Theo khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. 
2. Phân loại bảo hiểm y tế
 Việt Nam tồn tại hai loại hình bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện
BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị xã, trung tâm...), có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công). Tiêu chí để định mức phí BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn) theo quy định của pháp luật.
BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã , phường, thị trấn) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các đoàn thể)
BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB nội trú, bảo hiểm KCB ngoại trú, bảo hiểm bổ sung cho loại hình BHYT bắt buộc; BHYT cộng đồng, BHYT hộ gia đình và các loại hình BHYT khác.
3. Bản chất của bảo hiểm y tế
* Bảo hiểm y tế trước hết là một nội dung của bảo hiểm xã hội - một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống bảo đảm xã hội hay còn gọi là hệ thống an sinh xã hội ( được quy định tại Công ước 102 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO)
Thực chất, bảo hiểm y tế mang tính chất của bảo hiểm xã hội, là một hình thức bảo hiểm sức khỏe của con người được các nước quan tâm phát triển mạnh mẽ.  Tuy nhiên, Việt Nam triển khai bảo hiểm y tế độc lập với bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bảo hiểm y tế Việt Nam được tách ra với tên gọi riêng, không thuộc khái niệm bảo hiểm xã hội, mặc dù đó là hình thức bảo hiểm mang tính xã hội và phi lợi nhuận.
* BHYT là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau
Ở các nước công nghiệp phát triển người ta định nghĩa BHYT trước hết là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT. Như vậy, trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khoẻ mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với 
nhau. Theo định nghĩa BHYT nêu trên, thì sự đoàn kết tương trợ vừa mang một ý nghĩa tự giác, vừa mang ý nghĩa cùng chịu trách nhiệm và vừa có sự thống nhất về quan điểm chung. Người ta còn cho rằng: Đoàn kết tương trợ là nền tảng xã hội cho sự phát triển của mỗi chế độ xã hội loài người và nó mang lại một gương mặt nhân đạo mới cho chế độ xã hội đó. Tính nhân đạo của hoạt động đoàn kết tương trợ sẽ đánh dấu bước tiến bộ của thể chế xã hội. Đây cũng chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT mà chúng ta thường đề cập đến. Tuy nhiên đoàn kết tương trợ không chỉ là quyền được nhận mà còn phải là nghĩa vụ đóng góp. Sự công bằng và bình đẳng của một chế độ xã hội được gắn bó với sự đoàn kết được thể hiện ở chỗ: ai muốn đạt được sự bền chặt về đoàn kết thì cần thực hiện nhiều hơn sự công bằng. Điều đó chỉ có thể được tạo ra thông qua sự điều chỉnh trong thực tế, vì "sự công bằng" là yếu tố động, nó chỉ đạt được tại một thời điểm, còn lại đều là sự không công bằng. Đây là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển xã hội. Do vậy, cần phải có sự tích cực điều chỉnh thực tế một cách thường xuyên nhằm đảm bảo mối quan hệ tương thích giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong hoạt động của BHYT. 
BHYT sẽ bảo đảm cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình của họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật; chữa trị và khôi phục lại sức khoẻ sau bệnh tật. Do các chế độ BHXH về khám chữa bệnh, chế độ thai sản và chế độ ốm đau (chi trả tiền thay thế tiền lương trong những ngày ốm đau không làm việc được) đều có cùng phương thức hoạt động và các nguyên tắc cơ bản chung, cho nên tùy theo đặc điểm lịch sử, tập quán của từng nước mà BHYT có thể bao gồm cả chế độ khám chữa bệnh, chế độ thai sản và chế độ ốm đau hoặc được tách ra theo từng chế độ riêng biệt. Điều đó liên quan đến phạm vi đối tượng tham gia BHXH, đến mức đóng góp và các chế độ được hưởng.
4. Đặc điểm của bảo hiểm y tế	
Trên cơ sở khái niệm BHYT nói trên, có thể thấy bên cạnh những tính chất chung của một chế độ an sinh xã hội, BHYT còn có một số đặc điểm sau:
- BHYT vừa mang tính bồi hoàn (nếu có bệnh tật), vừa mang tính chất không bồi hoàn (nếu không có bệnh tật). Mức độ bồi hoàn phụ thuộc vào mức dộ bệnh tật và phí tham gia bảo hiểm y tế.
- Hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít
- Chỉ bảo hiểm những rủi ro không lường trước được chứ không bảo hiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra (đã xảy ra do cố tình gây nên như: tự tử, tự hủy hoại cơ thể)
- BHYT có đối tượng tham gia rộng rãi, bao gồm mọi thành viên trong xã hội không phân biệt giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, hình thức quan hệ lao động
5. Chức năng của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội
* Góp phần chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia
Khi lâm bệnh, người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh (KCB). Cũng từ bệnh tật, nhất là những bệnh tật kinh niên, bệnh mãn tính hoặc bệnh hiểm nghèo đã dẫn đến các khoản chi phí KCB cực kỳ lớn. Có những người bệnh phải được sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh, phải sử dụng các loại thuốc đắt tiền và phải lưu trú dài ngày tại bệnh viện. Những khoản chi phí này không phải ai cũng có thể tự lo liệu được. Bệnh tật đã dồn con người vào những thảm cảnh đáng lo ngại. Đối với những người bệnh do hoàn cảnh nghèo túng thì phải vay mượn để chữa trị bệnh tật và sau đó trả nợ và có nhiều người cũng không thể vay mượn để tiếp tục được chữa trị. Những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh tật cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, với bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó đã đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người ăn theo trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Do vậy, người ta phải cần đến BHYT. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ" nói trên, giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình.
* Tăng cường công tác phòng bệnh 
BHYT tổ chức những đợt khám bệnh định kỳ cho những người tham gia, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tham gia, giúp họ luôn luôn nắm vững tình hình sức khỏe của mình, sớm phát hiện bệnh tật để điều trị kịp thời, tránh để lại nhiều di tật.
* Tạo tâm lý an tâm trong cuộc sống, kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
Ngày nay khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Trong khi đó, môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới, những rủi ro về bệnh tật, dịch bệnh ngày càng nhiều và trở nên nghiêm trong. Trước tình hình như vậy, BHYT chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong cuộc sống cho con người.
*  BHYT góp phần phân phối lại thu nhập xã hội.
Phân phối lại là chức năng chung của mọi hình thức bảo hiểm. Trên cơ sở mức đóng bảo hiểm theo thu nhập mà BHYT xác định chức năng phân phối lại thu nhập giữa họ. Để thực hiện hình thức bảo hiểm này, người tham gia bảo hiểm phải đóng một tỷ lệ nhỏ trong tương quan với thu nhập vào một quỹ chung ( gọi là quỹ BHYT). Về nguyên tắc, nguồn này để đảm bảo thu nhập cho mọi người tham gia bảo hiểm. Song, thực tế chỉ một số ít người gặp rủi ro về bệnh tật thực sự được quỹ chi trả. Thông qua đó, BHYT đã thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập giữa những người may mắn, ít gặp rủi ro cho những người không may bị rủi ro trong cuộc sống, giữa những người khỏe mạnh với những người bị ốm đau, bệnh tật, giữa những người trẻ, thế hệ trẻ với những người già thuộc thế hệ trước... Như vậy, thu nhập của người tham gia BHYT được phân phối lại và quỹ BHYT là dòng chảy liên tục của sự góp vào và sự chi trả để phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm.
II. Những nội dung cơ bản của BHYT
Nguyên tắc BHYT
Thứ nhất, bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
Phương thức đoàn kết, tương trợ, chia sẻ rủi ro phải được thực hiện bằng sự điều tiết nhằm cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ BHYT và từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia mà từng bước mở rộng phạm vi cân bằng, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia BHYT. Về mặt kĩ thuật bảo hiểm thì nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro chính là quá trình phân phối lại giữa những người khỏe mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già Vì vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm phải không ngừng được mở rộng trong suốt quá trình phát triển và được định hướng cho nhiều nhóm đối tượng lao động khác nhau ( ví dụ không phân biệt giữa người lao động có thu nhập cao với người có thu nhập thấp, giữa người đi làm việc với người thất nghiệp hoặc người đã nghỉ hưu, giữa gia đình không có con cái với gia đình đông con) mới có ý nghĩa trong việc điều tiết trong cộng đồng xã hội.
Nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do vậy, hoạt động BHYT không có khoản thu lợi nhuận và đương nhiên cũng không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, tỷ lệ đóng góp chỉ được nâng lên theo đòi hỏi quyền lợi chung của quá trình thực hiện BHYT. Tức là tỷ lệ đóng góp BHYT chỉ được nâng lên theo nhu cầu chữa trị bệnh tật, nhu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh(KCB) và ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào công tác KCB của cả cộng đồng.
Thứ hai, tự do lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh.
Khi tham gia BHYT về nguyên tắc nếu ốm đau người ta có quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng trên cơ sở sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân ( thuận tiện nơi sinh sống làm việc, độ tin cậy và uy tín của cơ sở KCB). Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị KCB BHYT khá hạn chế ( chủ yếu là các cơ sở KCB của nhà nước) nên vấn đề quyền tự do lựa chọn của người tham gia chưa thực sự đảm bảo. Mặt khác, việc thực hiện quyền trên cũng cần được cân nhắc hài hòa với yếu tố công bằng xã hội, yêu cầu của hoạt động quản lí của hệ thống cơ quan BHXH.
Thứ ba, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Điều 61 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) có quy định “ công dân có quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe” Với tư cách là một quyền cơ bản của công dân, việc chăm sóc sức khỏe phải gắn liền với sự bền vững, công bằng và hiệu quả. Tuy nhiên, để dung hòa và thực hiện được các yếu tố nói trên là một việc làm lâu dài và tùy theo đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể trong từng thời kì. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy, để thực hiện được vấn đề trên cần phải dựa trên cơ sở của hệ thống BHYT theo nguyên tắc BHYT toàn dân. Đó là: phải đảm bảo xã hội hóa hoạt động y tế, tăng cường vai trò quản lí và điều tiết vĩ mô của nhà nước, phát triển các thiết chế để cộng đồng tham gia vào việc cung ứng dịch vụ và tài chính chăm sóc sức khỏe, Nhà nước chỉ cung cấp tài chính cho các đối tượng đặc biệt, đảm bảo phát triển chính sách y tế với mục đích ASXH, không loại trừ đối tượng nào.
Thứ tư, mức đóng theo thu nhập, mức hưởng theo bệnh lý.
Mục đích chủ yếu của BHYT là đảm bảo chăm sóc chu đáo, ân cần khi người hưởng BHYT không may ốm đau, bệnh tật. Do vậy, về mặt nguyên tắc- mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính ( gọi chung là mức lương tối thiểu). Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
Vì vậy tùy theo mức thu nhập khác nhau mà người tham gia bảo hiểm y tế có mức đóng khác nhau vào quỹ nhưng họ được đảm bảo sự bình đẳng trong thanh toán chi phí, tùy theo mức độ bệnh lý. Quỹ BHYT đã có sự điều tiết, hỗ trợ giữa người có rủi ro cao và thu nhập thấp và người thu nhập cao, rủi ro thấp theo nguyên tắc tương trợ, lấy số đông bù số ít. Tuy nhiên, trong thực tế việc đảm bảo nguyên tắc này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế- xã hội, phương thức tổ chức, thực hiện BHYT ( đối tượng tham gia, cân đối quỹ, nội dung dịch vụ..)
Thứ năm, đảm bảo mối quan hệ hài hòa quyền hạn, trách nhiệm giữa 3 bên: người tham gia BHYT- cơ quan BHXH- cơ sở Khám chữa bệnh
Quan hệ BHYT vừa là một loại hình dịch vụ bảo hiểm vừa là loại hình dịch vụ y tế, trong đó chính người bán dịch vụ là người quyết định việc mua bán chứ không phải do người mua quyết định,đồng thời nó mang tính xã hội và cộng đồng sâu sắc. Trong quan hệ BHYT, mỗi chủ thể có những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người tham gia BHYT là đối tượng được thụ hưởng các lợi ích, cơ quan BHXH và cơ sở KCB là người cung ứng những điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo các nhu cầu cho người được BHYT. Tuy nhiên, đây là những cơ quan độc lập về mặt quản lí, tổ chức, chuyên môn Và dù BHYT không mang tính thương mại nhưng cũng không thể không tính đến lợi ích của các bên trong quan hệ BHYT.
Đối tượng đóng- mức đóng- tỷ lệ đóng BHYT
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên:cán bộ, công chức, viên chức,..
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 
 Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, lương theo ngạch bậc, hợp đồng.., trong đó người lao động đóng 1,5%, người chủ sử dụng lao động đóng 3%. Đóng theo tháng, tại cơ quan, đơn vị, nơi làm việc.
b) Nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; đối tượng nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, trợ cấp, lương cơ sở do Quỹ BHXH đóng hàng tháng.
c) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
Lực lượng vũ trang, cơ yếu..;
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh:
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, không phân biệt hộ khẩu thường trú);
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định;
Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;Thân nhân của người có công với cách mạng còn lại khác.
Thân nhân của các đối tượng lực lượng vũ trang, cơ yếu..;
Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;
Người phục vụ người có công với cách mạng theo quy định.
Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, trợ cấp, lương cơ sở do Ngân sách nhà nước đóng hàng tháng.
d) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
Học sinh, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Mức đóng 4,5% tiền lương cơ sở, trong đó người tham gia tự đóng 3%, Ngân sách nhà nước đóng 1,5%. Đối tượng học sinh, sinh viên: tham gia tại trường học theo niên khóa học hoặc đầu năm dương lịch, các đối tượng khác: tham gia tại UBND phường xã vào đầu năm.
e) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:
Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trừ đối tượng đã tham gia và người đã khai báo tạm vắng;
 Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_hiem_y_te.docx