Bài tập nhiệt trong đề thi vào trường chuyên

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5240Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nhiệt trong đề thi vào trường chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhiệt trong đề thi vào trường chuyên
Bài tập nhiệt trong đề thi vào trường chuyên;
`Bài 1 :Cho hai bình A và B chứa cùng môt lượng nước M. nhiệt độ của nước trong bình A là 200C, trong bình B là 80O C. Múc một ca nước từ bình B đổ sang bình A thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình A là 24oC.
1.Sau đó múc một ca nước trong bình A đổ sang bình B là bao nhiêu?
2.Nếu tiếp theo lại múc hai ca nước trong bình B đổ sang bình A thì đến khi 
Cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là bao nhiêu?
Cho biết các ca nước chứa cùng một khối lượng nước .Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của ca, của bình chứa và sự mất mát nhiệt ra môi trường.
Bài2
Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4 kg chứa 0,5 lít nước ở 30oC. Để đun sôi nước người ta dùng một bếp điện loại 220V-1100W, hiêu suất 88%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1=880J/kg .độ; của nước là C2 =4200J/kg.độ. Nhiệt hoá hơi của nước là L=2,4.105 J/kg.
1.Bếp dùng ở hiệu điện thế 220V,bỏ qua sự toả nhiệt của ấm và nước ra môi
 trường:
a,Tính thời gian cần để đun sôi nước.
b,Khi nước bắt đầu sôi, nếu đun thêm 4 phút thì có bao nhiêu phần trăm lượng nước hoá hơi?
2.Bếp dùng ở hiệu điện thế180V, hiệu suất của bếp và lượng nước trong ấm như lúc đầu , khi đó sau thời gian t=293s kể từ lúc bắt đầu đun thì nước sôi.
Tính nhiệt lượng T B do nước và ấm toả ra môi trường trong mỗi giây.
Bài3:
Để xác định nước trong tuyết, người ta cho vào nhiệt lượng kế một lượng tuyết lẫn nước, rồi đổ nước nóng vào cho đến khi toàn bộ tuyến chảy thành nước. Khối lượng nước nóng là m , nhiệt độ của nó ban đầu là t1. Khối lượng tổng cộng của nước thu được sau khi tuyết tan hết là M, nhiệt độ của nó là t2
Nhiệt nóng chảy của nước đá là ,nhiệt dung riêng của nước là c.Tính tỷ lệ phần trăm của nước trong tuyết?
Bài 4:
Một cái cốc bằng nhôm rất mỏng, khối lượng không đáng kể, chứa M=200g nước ở nhiệt độ phòng t0=300C .Thả vào cốc một miếng nước đá, khối lượng m1=50g có nhiệt độ t1=-100C. Vài phút sau, khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ t=100C, đồng thời có nước bám ở mặt ngoài của cốc . Hãy giải thích nước đó ở đâu ra và tính khối lượng của nó.
Cho biết :nhiệt nóng chảy của nước đá là =330kJ/kg; nhiệt dung riêng của nước là c0 = 4,2kJ/ kg.độ, của nước đá c1= 2,1kJ/ kg.độ và để 1kg nước biến thành hơi hoàn toàn thành hơi nước ở 300C thì cần một nhiệt lượng là L =2430kJ
Bài 5: Một bạn đã làm thí nghiêm như sau: Từ 2 bình chứa cùng một loại chất lỏng ở nhiệt độ khác nhau; múc một cốc chất lỏng từ bình 2 đổ vào bình 1 rồi đo nhiệt độ của bình 1 khi đã cân bằng nhiệt . Lặp lại việc đó 4 lần, bạn đó ghi được các nhiệt độ 200C, 350C, x0C, 500C.
Biết khối lượng và nhiệt độ chất lỏng trong cốc trong 4 lần đổ là như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa.
Hãy tìm nhiệt độ x và nhiệt độ của chất lỏng 2 bình
Bài 6:Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C.
Hỏi phải đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa? 
Bài 7
Một người có một chai nước cất để trên bàn trong phòng. Môt ngày mùa hè có nhiệt độ là 350C, người đó cần ít nhất 200g nước cất có nhiệt độ 200C để pha thuốc tráng phim . Người đó bèn lấy nước đá trong tủ lạnh để pha với nước cất. Nước đá có nhiệt độ –100C và có khối lượng riêng D = 920kg/m3.
để có đúng 200g nước ở 200C, phảI lấy bao nhiêu gam (g) nước cất và bao nhiêu gam nước đá?
Tủ lạnh đó chỉ cho những viên nước đá có kích thước 2 x 2 x 2cm và chỉ có thể dùng từng viên trọn vẹn. Vậy người đó nên giải quyết như thế nào cho hợp lí nhất?
Bài 8
Người ta thả vào một nhiệt lượng kế lí tưởng (NLK) đang chứa m1 =0,5kg nước ở t1= 100C một cục nước đá có khối lượng m2=1kg ở t2= - 300C.
Tính nhiệt độ, thể tích của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập.
Ngay sau đó, người ta thả nào NLK một cụ nước đá khác ở 00C, giữa nó có chứa một cục đồng nhỏ có khối lượng m3 =10g, còn phần nước bao quanh cục đồng là m2’=0,2kg.
Hỏi cần phải rót thêm vào nhiệt lượng kế bao nhiêu nước ở 10oC để cục nước đá chứa đồng bắt đầu chìm xuống nước? Cho rằng tốc độ tan của các cục nước đá là như nhau.
Biết nhịêt dung riêng của nước là cn=4200J/kg.độ, của nước đá là Cnđ=2100J/kg.độ; khối lượng riêng của nước là D =1000kg/m3, của nước đá là Dnđ = 900kg/m3, của đồng là Dđồng=8900kg/m3 và nhiệt nóng chảy của nước đá là =335000J/kg.
 Bài 9
Trong một cốc mỏng có chứa m=400g nước ở nhiệt độ t1=200C có những viên nước đá với cùng khối lượng m2= 20g và nhiệt độ t2=50C. Hỏi:
Nếu thả 2 viên nước đá vào cốc thì nhiệt độ cuối cùng cuối cùng trong cốc bằng bao nhiêu?
Phải thả tiếp thêm vào cốc ít nhất bao nhiêu viên nước đá nữa để cuối cùng trong cốc có hỗn hợp nước và nước đá?
Cho biết nhiệt dung của cốc(Nhiệt lượng cần thiết để cốc nóng thêm 10C là C =250J/độ). Biết nhịêt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.độ, của nước đá là c2 =1,8.103J/kg.độ và nhiệt nóng chảy của nước đá là =3,4.105J/kg. Bỏ qua nhiệt tỏa vào môI trường.
Bài 10 
1. Có một bình nhôm khối lượng m0 =260g, nhiệt độ ban đầu là t0 =200C được bọc kín bằng một lớp xốp cách nhiệt. Cần cho bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1=500C và bao nhiêu nước đá ở t2= -20C vào bình để có M =1kg nước ở t3=100C khi cân bằng nhiệt.
Cho nhiệt dung riêng của nhôm là c0 =880J/(kg.độ) của nước là 
c1=4200J/kg.độ, của nước đá là c2=2100J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là =335000 J/kg.
2) Bỏ lớp xốp cách nhiệt đi, nhúng một dây điện có công suất không đổi P =130W vào bình chứa nước nói trên và đun rất lâu thì thấy nước trong bình vẫn không sôi được.
Giải thích vì sao?
Nếu sau đó bỏ dây đun ra thì sau một khoảng thời gian bao lâu nhiệt độ của nước giảm đi 10C.
Bài 11
Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1= 200g chứa m2=400g nước ở nhiệt độ t1=200C.
Đổ thêm vào bình một khối lượng nước ở nhiệt độ t2= 50C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là t=100C. Tìm m.
Sau đó người ta thả vào bình một khối nước đá có khối lượng m3 ở nhiệt độ t3= -50C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tìm m3.
Cho nhiệt dung riêng của nhôm là c1 =880J/(kg.độ) của nước là 
c2=4200J/kg.độ, của nước đá là c3=2100J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là =340000 J/kg. Bỏ qua nhiệt tỏa vào môi trường.
Bài 12
Một chiếc cốc hình trụ, có khối lượng m, trong đó chứa một lượng nước cũng có khối lượng bằng m đang ở nhiệt độ t1=100C. Người ta thả vào cốc một cục nước đá khối lượng M đang ở nhiệt độ 00 C thì cục nước đá đó chỉ tan được 1/3 khói lượng của nó và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm một lượng nước có nhiệt độ t2= 400C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc lại là 100C, còn mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao mực nước sau khi thả cục nước đá.
Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, sự dãn nở nhiệt của nước và cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là c= 4,2.103J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là=336.103J/kg 
Bài 13
Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu có chứa m0=400g nước ở nhiệt độ t0=250C. Người ta đổ thêm một khối lượng nước m1 ở nhiệt độ tx vào bình thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là t1=200C. Cho thêm một cục nước đá khối lượng m2 ở nhiệt độ t2= -100C vào bình thì cuối cùng bình có M =700g nước ở nhiệt độ t3=50C. Tìm m1, m2, tx. Biết nhịêt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.độ, của nước đá là c2 =2100J/kg.độ và nhiệt nóng chảy của nước đá là = 336000J/kg. Bỏ qua trao đổi nhiệt của các chất trong bình với nhiệt lượng kế và môi trường .
BàI 14(30-tc)
Trong một bình bằng đồng có đựng một lượng nước đá có nhiệt độ ban đầu là t1= - 50C. Hệ được cung cấp nhiệt lượng bằng bếp điện. Xem rằng nhiệt lượng mà bình chứa và lượng chất trong bình nhận được tỷ lệ với thời gian đốt nóng(hệ số tỷ lệ không đổi). Người ta thấy rằng trong 60 phút đầu tiên nhiệt độ của hệ tăng từ –50C đến t2= 00C, sau đó nhiệt độ không đổi trong 1280s tiếp theo, cuối cùng nhiệt độ tăng từ t2=00C đến t3=100C trong 200s. Biết nhịêt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.độ, của nước đá là c2 =2100J/kg.độ tìm nhiệt nóng chảy của nước đá .
Bài 15
Một bình hình trụ có chiều cao h1= 20 cm, diện tích đáy trong là S1=100cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1=800C. Sau đó thả vào bình một khối trụ đồng chất có diện tích đáy là S2=60cm2, chiều cao là h2=25cm và nhiệt độ là t2. Khi cân bằng thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong bình là x= 4cm. Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t =650C. Bỏ qua sự nở vì nhiệt , sự trao đỏi nhiệt với môI trường xung quanh và với bình. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1=4200J/kg.độ, của chất làm khối trụ là c2=2000J/kg.độ.
tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2.
Phải đặt thêm lên khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy bình?
Bài 16.
Đun sôiấm nước bằng một bếp điện có hiệu suất 100%. ấm toả nhiệt ra không khí, trong đó nhiệt lượng hao phí tỉ lệ thuận với thời gian đun. Khi đun ở hiệu điện thế U1=200V thì sau 5 phút nước sôI, ở U2=100V thì sau 25 phút nước sôi. Hỏi đun ở nhiệt độ U3=150V thì sau bao lâu nước sôi?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_nhiet_thi_vao_chuyen.doc