Bài tập kỹ năng ôn thi TN THPT – Chủ đề KINH TẾ VÙNG Kỹ năng biểu đồ Bài 1 : Cho bảng số liệu sau: Bảng : cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (đơn vị %) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông- Lâm- Ngư 45,6 32,6 29,1 25,1 Công nghiệp- xây dựng 22,7 25,4 27,5 29,9 Dịch vụ 31,7 42,0 43,4 45,0 a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng từ 1990- 2005. b) Nhận xét sự chyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH Bài 2 : Dựa vào bảng số liệu sau : Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005. Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106 Diện tích gieo trồng cây có hạt (nghìn ha) 1117 1221 7322 8383 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6518 26141 39622 Bình quân lương thực có hạt (kg/người) 331 362 363 477 a. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu . b. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số giữa đb sông Hồng và cả nước . Bài 3 : Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ĐVT : % Các vùng 2000 2005 Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,7 4,6 Đồng bằng sông Hồng 17,2 19,7 Bắc Trung Bộ 2,5 2,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,3 4,2 Tây Nguyên 1,0 0,7 Đông Nam Bộ 55,2 56,0 Đồng bằng sông Cửu Long 10,5 8,8 Không xác định 4,6 3,6 a)Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng kinh tế của nước ta năm 2000 và 2005. b)So sánh cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giữa Đông Nam Bộ với các vùng khác của nước ta năm 2000 và 2005. c)Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta? Bài 4: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TÂY NGUYÊN THƠI KÌ 1995- 2005 ( ĐVT : 1 000 ha ) Cây công nghiệp 1995 2005 Cà phê 147,4 486,6 Cao su 52,5 82,2 Chè 15,6 21,8 Các cây khác 15,2 45,8 Tổng số 230,7 617,9 a) Vẽ biểu đồ cột để thể hiện. b) Nhận xét và giải thích về diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên trong giai đoạn trên. Bài 5 : Cho bảng số liệu sau: Năng suất lúa đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long (tạ/ha) Năm 1985 1995 2005 Đồng bằng Sông Hồng 29,4 44,4 54,4 Đồng bằng Sông Cửu Long 30,5 40,2 50,3 Vẽ biểu đồ cột thể hiện năng suất lúa ở 2 đồng bằng trên. Nhận xét và giải thích về năng suất lúa ở 2 đồng bằng trên? Bài 6 : Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: ( Đơn vị: kg/người ) Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long 1995 363,1 330,9 831,6 1997 392,6 362,4 876,8 2000 444,9 403,1 1025,1 2005 475,8 362,2 1124,9 Anh ( Chị ) hãy: Vẽ biểu đồ cột để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm. Nhận xét sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người của các khu vực trên. Giải thích vì sao bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng. Bài 7 : Dựa vào bảng số liệu sau: Năm Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 7666,3 32529,5 3945,8 16702,7 2005 7329,2 35826,8 3826,3 19298,5 1. Hãy tính năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông cửu Long (tạ/ha).Qua đó hãy nhận xét năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông cửu Long. 2. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa khá cao? Bài 8 : Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985- 2005 Đơn vị : nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 482,7 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 306,4 a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước qua các năm đã cho? b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước. c. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta? Bài 9 : Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ( Đơn vị:%) Năm Tổng số Chia ra Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 100,0 45,6 22,7 31,7 2005 100,0 25,1 29,9 45,0 Dự kiến 2010 100,0 20,0 34,0 46,0 1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong 2 năm 1990 và dự kiến 2010. 2. Nhận xét. Bài 10 :Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ Đơn vị : % Năm 1995 2005 Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 100.0 38.8 19.7 41.5 100.0 24.1 23.4 52.5 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ năm 1995 và 2005 ? ( 2 đ) Qua bảng số liệu và biểu đồ, hãy nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế trên. (1 đ) Bài 11 : Dựa vào bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ NĂM 2005 Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây nguyên Trâu (con) 2922,2 1679,5 71,9 Bò (con) 5540,7 899,8 616,9 1. Hãy tính tỉ trọng đàn trâu và bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước. 2. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng đàn trâu và bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước. 3. Nhận xét và giải thích sự khác biệt trong tỉ trọng đàn trâu và bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước. Kỹ năng atlat Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc Câu 2 : Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết : Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò; còn Tây Nguyên thì ngược lại Câu 3 : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy lập bảng để thấy sự khác biệt về tiềm năng vùng biển trong phát triển ngư nghiệp của Bắc Trung bộ và DH Nam Trung bộ . Câu 4 : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ. Câu 5 : Sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam ( các trang: Đất, thực vật và động vật, nông nghiệp chung ) và kiến thức đã học : So sánh đất đai của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. Về hiện trạng sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có gì giống và khác nhau ? Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Câu 7 : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a/. Kể tên các trung tâm công nghiệp của Đông nam Bộ theo quy mô từ lớn đến nhỏ và các ngành công nghiệp chuyên môn hoá của từng trung tâm có quy mô lớn nhất. b/. Nêu nguyên nhân làm Đông Nam Bộ trở thành trung tâm công nghiệp phát triển mạnh nhất nước. Mời bạn đọc tham khảo thêm: - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Toán : https://goo.gl/ugRPcH - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Vật lý : https://goo.gl/nuhrQ4 - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa : https://goo.gl/Ske5VP - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh : https://goo.gl/WDUUcX - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn : https://goo.gl/VbUcTg - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Anh : https://goo.gl/MkHW80 - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Địa : https://goo.gl/MXRmQU - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sử : https://goo.gl/wGmkzO - Kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD : https://goo.gl/lOjzjJ
Tài liệu đính kèm: