Bài tập cuối tuần 15 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 20/07/2022 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần 15 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cuối tuần 15 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5
BÀI TẬP CUÔI TUẦN 15 - MÔN TOÁN
Họ và tên: ..................................................................................Lớp 5..........................
Bài 1: Viết về tỷ số phần trăm ( theo mẫu):
= = = 25%
a, = ............................................. b, = ...................................................
c, = ............................................ d, =....................................................	
Bài 2 : Tìm x biết:
a, X - 2,45= 11,25 : 1,5 b, 240,72 : x = 15 + 20,4 
Bài 3: Tính bằng 2 cách:
 ( 4,5 + 2,3) x 3,4 ( 4,5 + 2,3) x 3,4 
= ............................... = ...............................
=................................. =.................................
 = ................................
Bài 4: Một trường tiểu học có 1000 em học sinh, trong đó có 580 em là học sinh gái, số học sinh còn lại là học sinh trai. Hỏi:
a, Số học sinh gái chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của trường?
b, Số học sinh trai chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của trường?
 Bài 5: Tính nhanh tổng sau:
3,3 + 4,4 + 5,5 +6,6 + 7,7 + 8,8 + 9,9 +11 + 12,1 + 13,2 =
TUẦN 15
Bài tập Tiếng Việt
A. Đọc bài: "Buôn Chư Lênh đón cô giáo" SGK Tiếng Việt lớp 5 - trang 144 .
B. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? 
a. Để dạy học.
b. Để mở trường dạy học.
c. Để viết chữ cho dân trong buôn xem.
2. Người dân Chư lênh mong chờ gì ở cô giáo? 
a. Viết chữ cho dân xem.
b. Đem lại hiểu biết cho trẻ em
c. Đem lại hiểu biết cho nhân dân và trẻ em trong buôn.
3. Vì sao nhân dân Chư Lênh lại yêu quý cô giáo và cái chữ cô mang đến? 
a. Vì cô giáo và cái chữ giúp cho người dân biết chữ.
b. Vì cô giáo mang lại hiểu biết cho người dân và trẻ em để họ xây dựng cuộc sống no ấm.
c. Vì cô giáo làm cho trẻ em được vui.
C. Điền tiếp vào chỗ trống những chi tiết nói về người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình.
a. Người đi đón cô giáo ăn mặc...................................................................
b.Cô giáo được dân làng mời đi trên............................................................
c. Già Rok - trưởng buôn đón cô ở ..............................................................
d. Già Rok mời cô thực hiện tục lệ để trở thành người trong buôn:
......................................................................................................................
D. Luyện từ và câu:
Bài 1: a, Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
a, may mắn b, toại nguyện c, sung sướng
d, giàu có e, khoan khoái g, thoải mái
b, Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc?
a, buồn rầu b, phiền hà c, bất hạnh d, nghèo đói e, cô đơn g, khổ cực h, vất vả i, bất hòa
Bài 2: Điền tiếp vào từng chỗ trống 3 - 5 từ. 
a, Từ chỉ người trong gia đình: cha mẹ,........................................................................
...........................................................................................................................................
b, Từ chỉ người trong trường học: học sinh,..................................................................
...........................................................................................................................................
c, Từ chỉ người làm các nghề: nông dân, bác sĩ,...............................................................
...........................................................................................................................................
c, Từ chỉ người theo lứa tuổi: trẻ em, người lớn,.............................................................
...........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_15_mon_toan_tieng_viet_lop_5.doc