Bài kiểm tra năng lực giáo viên Tiểu học - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tăng Bạt Hổ

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra năng lực giáo viên Tiểu học - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tăng Bạt Hổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra năng lực giáo viên Tiểu học - Năm học 2013-2014 - Trường TH Tăng Bạt Hổ
TRƯỜNG TH TĂNG BẠT HỔ HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
 ------§§§------ Năm học 2013-2014
BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: Ngày 01/03/2014
Đề thi:
I. TIẾNG VIỆT (5 điểm)
Câu 1( 2 điểm):
Anh (chị) trình bày quy trình chung của dạy Tập đọc ở Tiểu học.
Câu 2: (1 điểm) 
Viết lại các dòng sau đây theo đúng quy tắc viết hoa theo quy định:
- ủy ban nhân dân thị trấn tăng bạt hổ
- trường đại học khoa học xã hội và nhân văn hà nội
- nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng
- huân chương lao động hạng ba
 Câu 3 (2 điểm) 
Ong xanh đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, dùng răng và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, rứt, lôi ra một túm lá tươi.Thế là cửa đã mở.
a) Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) có trong đoạn văn trên.
b) Vạch dọc (/) ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu có trong đoạn văn trên.
II. TOÁN (5 điểm)
	Câu 1. (2 điểm): Nêu các bước hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác theo hướng tích cực hoạt động học sinh.
Câu 2. (3 điểm): Anh (chị) hướng dẫn học sinh phân tích để tìm ra cách giải giải bài toán sau đây bằng 2 cách:
Một đám ruộng hình chữ nhật có chu vi 180m. Biết rằng nếu tăng chiều rộng thêm 5m thì đám đất đó trở thành hình vuông. Tính diện tích đám ruộng đó.
------------------------------------
TRƯỜNG TH TĂNG BẠT HỔ HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
 ------§§§------ Năm học 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
I. TIẾNG VIỆT (5 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Quy trình chung của dạy Tập đọc ở Tiểu học:
I- Kiểm tra bài cũ
II- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
	2. Luyện đọc:
	- Đọc mẫu toàn bài (GV hoặc học sinh khá, giỏi đọc)
	- Đọc nối tiếp từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
	- HS đọc nối tiếp câu trong mỗi đoạn, GV giúp HS sửa lỗi phát âm sai (nếu có)
	- HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu nghĩa từ ngữ trong bài.
	- Đọc từng đoạn trong nhóm.
	- Đọc đồng thanh đoạn, cả bài (đối với lớp 1, 2)
	3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc:
	Hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi cuối bài, tùy theo nội dung bài, đặc điểm lớp học GV có thể gợi mở, dẫn dắt, liên hệ một cách thích hợp.
	4. Luyện đọc lại bài tập đọc:
	- GV (hoặc HS khá, giỏi) đọc mẫu đoạn hoặc cả bài.
	- Từng cá nhân, nhóm HS thi đọc. Tổ chức đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm.
	- Hướng dẫn học thuộc lòng (nếu bài có yêu cầu).
	III- Củng cố, dặn dò.
Câu 2: (1 điểm) 
Viết đúng quy tắc viết hoa theo quy định mỗi dòng, được 0,25 điểm:
- Ủy ban nhân dân thị trấn Tăng Bạt Hổ
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
- Huân chương Lao động hạng Ba
Câu 3 (2 điểm) 
a) Xác định đúng từ loại (danh từ, động từ, tính từ), được 1 điểm:
Danh từ: ong, lượt, cửa, tổ, răng, chân, đất, hạt đất, dế, ngoài, túm lá 
Động từ: đảo, thăm dò, xông, bới, đùn, bị, hất, ngoạm, rứt, lôi, mở
Tính từ: xanh, nhanh nhẹn, vụn, tươi
b) Vạch dọc (/) ngăn cách giữa bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu đúng, được 1 điểm. (đúng mỗi câu được 0,25 điểm).
Ong xanh/ đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, dùng răng và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên/ bị hất ra ngoài. Ong/ ngoạm, rứt, lôi ra một túm lá tươi.Thế là cửa/ đã mở.
II. TOÁN (5 điểm)
	Câu 1. (2 điểm): Các bước hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác theo hướng tích cực hoạt động học sinh:
	Bưóc 1: Cắt hình tam giác (0,5 điểm)
	Hướng dẫn học sinh:
	- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau (đã chuẩn bị trước). Một học sinh thực hiện trên bảng (đồ dùng do GV chuẩn bị trước).
	- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
	- Dùng kéo cắt theo đường cao, được hai mảnh và dùng bút đánh dấu vào hai mảnh đó: mảnh 1, mảnh 2
	Bưóc 2: Cắt hình tam giác (0,5 điểm)
	- Ghép 2 mảnh tam giác vừa cắt với tam giác còn lại để được hình chữ nhật: Một học sinh thực hiện đính trên bảng lớp, dưới lớp thực hành ngay trên bàn học.
	- Vẽ đường cao của tam giác.
 Bưóc 3: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép (0,5 điểm)
	Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét:
	- Chiều dài của hình chữ nhật như thế nào với đáy của tam giác ? (bằng nhau)
	- Chiều rộng của hình chữ nhật như thế nào với chiều cao của tam giác ? (bằng nhau)
	- Chiều rộng của hình chữ nhật như thế nào với chiều cao của tam giác ? (bằng nhau)
	- Diện tích hình chữ nhật như thế nào với diện tích tam giác ? (gấp hai lần)
	Bưóc 4: Hình thành quy tắc, công thức tính	(0,5 điểm)
	- Tính diện tích hình tam giác ta có thể làm thế nào? (Tính diện tích hình chữ nhật rồi chia hai)
	- Tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? (chiều dài nhân với chiều rộng hay độ dài đáy nhân với chiều cao)
	- Tính diện tích tam giác ta làm thế nào? (lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2). Yêu cầu HS nêu quy tắc tính.
	- Nếu gọi S là diện tích tam giác, a là độ dài cạnh đáy, h là độ dài chiều cao thì công thức tính diện tích tam giác được viết như thế nào ? (Yêu cầu HS viết công thức)
	S = 
Câu 2. (3 điểm): Hướng dẫn và giải đúng mỗi cách, được 1,5 điểm:
Cách 1:
- Để tính diện tích hình chữ nhật, ta cần biết gì (chiều dài và chiều rộng)
- Khi giảm chiều dài 5m và tăng chiều rộng 5m thì tổng chiều dài và chiều rộng có thay đổi không? (không thay đổi). Lúc đó chiều dài và chiều rộng như thế nào với nhau ? (chiều dài bằng chiều rộng)
- Vậy để tìm chiều dài, chiều rộng của đám đất, ta có cách làm nào? (Tìm chiều dài, chiều rộng sau khi tăng và giảm sau đó thêm, bớt 5m để được chiều dài, chiều rộng đám đất ban đầu)
- Tìm chiều dài, chiều rộng sau khi tăng và giảm ta làm thế nào ? (Lấy tổng chiều dài, chiều rộng hay nửa chu vi chia 2)
- Tìm nửa chu vi đám đất làm thế nào ? (Lấy chu vi chia 2).
 Bài giải: Nửa chu vi đám đất hình chữ nhật: 
	180 : 2 = 90 (m)
	Chiều dài và chiều rộng đám đất sau khi tăng và giảm là:
	90 : 2 = 45 (m)
	Chiều dài ban đầu của đám đất là:
	45 + 5 = 50 (m)
	Chiều rộng ban đầu của đám đất là:
	45 - 5 = 40 (m)
	Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
	50 x 40 = 2000 (m2)
Đáp số: 2000 m2
Cách 2:
- Để tính diện tích hình chữ nhật, ta cần biết gì (chiều dài và chiều rộng)
- Để tìm chiều dài, chiều rộng của đám ta cần biết gì ? (Tổng chiều dài và chiều rộng – hay nửa chu vi và hiệu giữa chiều dài và chiều rộng đám đất)
- Tìm hiệu giữa chiều dài và chiều rộng, ta làm thế nào ? Vì sao ? (chiều dài hơn chiều rộng 5 + 5 = 10 m. Vì Khi giảm chiều dài 5m và tăng chiều rộng 5m, đám đất trở thành hình vuông tức là chiều dài bằng chiều rộng. Do đó lúc đầu chiều dài đám đất hơn chiều rộng là 5 + 5 = 10 m).
- Tìm nửa chu vi đám đất làm thế nào ? (Lấy chu vi chia 2).
 Bài giải: Nửa chu vi đám đất hình chữ nhật: 
	180 : 2 = 90 (m)
	Hiệu giữa chiều dài và chiều rộng đám đất là:
	5 + 5 = 10 (m)
	Chiều dài ban đầu của đám đất là:
	(90 + 10) : 2 = 50 (m)
	Chiều rộng ban đầu của đám đất là:
	50 - 10 = 40 (m)
	Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
	50 x 40 = 2000 (m2)
Đáp số: 2000 m2

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_tieu_hoc_nam_hoc_2013_2014_t.doc