Bài kiểm tra học kì I năm học: 2014- 2015 môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Hoài Châu

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1795Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I năm học: 2014- 2015 môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Hoài Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kì I năm học: 2014- 2015 môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Hoài Châu
PHÒNG GD & ĐT HOÀI NHƠN
TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU
Họ và tên: 
Lớp: 
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014- 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Chữ kí của giám thị 
Điểm bài thi
Chữ kí của giám khảo 
Bằng số
Bằng chữ
A.TRẮC NGHIỆM : (5 đ)
I.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp ở khung bên phải điền vào chỗ trống các câu sau: 
Câu 1:	 Trong cơ khí người ta đặc biệt quan tâm đến tính chất         .    nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của vật liệu và tính chất             nhằm lựa chọn phương pháp gia công vật liệu phù hợp. 
Câu 2:	 Ở các mối ghép bằng then và chốt, then được đặt trong             của hai chi tiết được ghép, chốt được đặt trong            .. xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
Câu 3:	 Ở mối ghép                các chi tiết không có chuyển động tương đối so với nhau. 
Câu 4:	 Mối ghép vít cấy thường dùng cho những chi tiết có bề dày                   
Câu 5:	 Mối ghép bằng vít, then, chốt, bu lông đều là mối ghép         ..    và cũng là mối ghép                
công nghệ
lỗ
tháo được
không tháo được
khớp động
cơ học
rãnh then
quá lớn
cố định
chi tiết máy
II.Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu lựa chọn.
Câu 1:Chi tiết máy nào sau đây là chi tiết có công dụng chung ?
	A. Kim máy khâu.	B. Khung xe đạp.
	C. Trục khuỷu.	D. Bánh răng.
Câu 2:Phần tử nào sau đây không phải là một chi tiết máy ?
	A. Lò xo. 	B. Bu lông.
	C. Một mảnh vỡ của vô lăng.	D. Đai ốc. 
Câu 3: Trên xe đạp mối ghép nào sau đây là mối ghép động ?
	A. Mối ghép giữa trục trước và phuốc xe.
	B. Mối ghép giữa đùi và trục giữa.
	C. Mối ghép giữa nồi và trục giữa.
	D. Mối ghép giữa pô tăng và ghi đông.
Câu 4: Mối ghép nào sau đây là mối ghép không tháo được ?
	A. Mối ghép tán giữa trục và giá ròng rọc.
	B. Mối ghép then giữa trục và bánh răng.
	C. Mối ghép bằng chốt giữa đùi và trục giữa xe đạp.
	D. Mối ghép hai tấm kim loại bằng bu lông.
Câu5:Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh ?
	A. Vì khi đun nấu nồi phải làm việc ở nhiệt độ cao.
	B. Vì nhôm là vật liệu rất khó hàn.
	C. Khi nhấc nồi lên xuống, chiếc quai phải chịu lực lớn.
	D. Vì chiếc quai phải làm việc ở nhiệt độ cao, chịu lực lớn khi nhấc và vì nhôm rất khó hàn.
Câu 6: Người ta dùng mối ghép đinh vít cho trường hợp nào sau đây?
	A. Ghép hai thanh xà của mái nhà vào nhau.
	B. Ghép nắp ổ lấy điện vào đế của nó.
	C. Ghép bánh răng, bánh đai vào trục.
	D. Ghép yên xe vào cọc yên.
B. TỰ LUẬN : (5 đ)
Câu 1: Hình cắt là gì ? Hình cắt có công dụng gì ? (1đ)
Câu 2: So sánh mối ghép cố định và mối ghép động? (1đ)
Câu 3: Giải thích vì sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh? (1đ)
Câu 4:	Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và bản vẽ hình chiếu của vật thể đó. Hãy chỉ ra sự tương quan giữa hình chiếu và hướng chiếu bằng cách đánh dấu (X) vào bảng bên cạnh. (1,5đ)
Câu 5:	Hãy vẽ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể B hình bên cạnh với tỉ lệ 2:1. (1,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_HK1_CN_8_14_15.doc