Bài giao lưu học sinh giỏi môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giao lưu học sinh giỏi môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giao lưu học sinh giỏi môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5
BÀI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TOÁN
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 8 điểm )
Bài 1: ( 2 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái A, B, C, D. trước kết quả đúng ở câu trả lời tương ứng với các bài toán.
Câu 1: Để đánh số trang sách của một cuốn sách người ta phải dùng tất cả 792 chữ số. Hỏi cuốn sách đó có bao nhiêu trang?
Trả lời: Cuốn sách đó có số trang là:
 A, 250 trang B, 280 trang C, 300 trang D, 320 trang 
Câu 2: Tìm số tự nhiên ab biết: a,b = b,a x 3 + 1,3
Trả lời : Số tự nhiên ab là :
 A, 61 B, 6,1 C, 16 D, 63
Bài 2 : ( 6 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách điền kết quả và chỗ chấm ở mỗi câu trả lời tương ứng với các bài toán.
 Câu 1: Một ô tô đi từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ ở dọc đường 15 phút. Hỏi quãng đường AB là bao nhiêu?
Trả lời : Quãng đường AB dài là :........................
 Câu 2: Viết 35% thành phân số tối giản 
Trả lời : 35% viết thành phân số tối giản là :...........................
 Câu 3: Cho nửa hình tròn H (xem hình vẽ).
Hình ( H ) có chu vi bằng bao nhiêu ?
Trả lời : Chu vi hình H là:............................
II, PHẦN TỰ LUẬN. ( 12 điểm )
Bài 1 : ( 4 điểm )
 Cho biểu thức A = 
 a) Tính giá trị của biểu thức A khi a = 51
 b) Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức A có giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất đó bằng bao nhiêu ?
Bài 2 : ( 4 điểm )
 Ba máy bơm cùng bơm vào một bể lớn , nếu dùng cả máy một và máy hai thì sau 1 giờ 20 phút bể sẽ đầy, dùng máy hai và máy ba thì sau 1 giờ 30 phút bể sẽ đầy còn nếu dùng máy một và máy ba thì bể sẽ đầy sau 2 giờ 24 phút. Hỏi nếu mỗi máy bơm được dùng một mình thì bể sẽ đầy sau bao lâu?
Bài 3 : ( 4 điểm )
 Cho hình thang ABCD ( đáy lớn DC, đáy nhỏ AB), đường cao 3,6 m, diện tích 29,34 m2 và đáy lớn hơn đáy nhỏ 7,5m.
Tính độ dài mỗi đáy của hình thang
 Kéo dài hai cạnh DA, CB cắt nhau tại E. Biết AD = DE .Tính diện tích tam giác EAB?
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM:
Bài 1
Câu 1
Câu 2
Bài 2
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Đáp án
300
61
Đáp án
PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Cho biểu thức : ( 4 điểm )	A = 
a) Tính giá trị của biểu thức A khi a = 51: 	( 2 điểm )
A = = = = = = 2
b) Tìm giá trị số tự nhiên của a để A có giá trị lớn nhất ? Giá trị lớn nhất đó bằng bao nhiêu ? ( 2 điểm )
- Để biểu thức A đạt giá trị lớn nhất thì 1990 – 720 : ( a – 6 ) phải có giá trị nhỏ nhất 
- Để 1990 - 720 : ( a - 6 ) có giá trị nhỏ nhất thì 720 : ( a - 6 ) phải có giá trị lớn nhất và < 1990.
- Để 720 : ( a – 6 ) lớn nhất và nhỏ hơn 1990 thì a – 6 phải bé nhất và khác 0 
- Vậy: a – 6 = 1 nên a = 7
*Giá trị lớn nhất của A khi a = 7 là A = = = = 
Bài 2: ( 4 điểm): 
Máy 1 và máy 2 bơm 1 giờ 20 phút hay giờ đầy bể nên một giờ máy 1 và 2 bơm được bể (0,5 đ) 
Máy 2 và máy 3 bơm 1 giờ 30 phút hay giờ đầy bể nên một giờ máy 2 và 3 bơm đượcbể (0,5 đ) 
Máy 1và máy 3 bơm 2 giờ 24 phút hay giờ đầy bể nên một giờ máy 1 và 3 bơm được bể (0,5 đ) 
Þ Một giờ cả ba máy bơm bể. (0,5 đ) 
Một giờ:máy 3 bơm được bể Máy 3 bơm một mình 6 giờ đầy bể (0,5 đ) 
 máy 1 bơm được bểMáy 1 bơm một mình 4 giờ đầy bể (0,5 đ) 
 máy 2 bơm được bểMáy 2 bơm một mình 2 giờ đầy bể (0,5 đ)
Đáp số: Máy 1: 4 giờ 
 Máy 2: 2 giờ 
 Máy 3: 6 giờ (0,5 đ) 
Bài 3: ( 4 điểm): 
a) Tính độ dài mỗi đáy của hình thang:
Tổng hai đáy của hình thang là; DC + AB = = = 16,3 (m) (0,5 đ) 
 (0,5 đ) 
Ta có sơ đồ:
16,3 m 
7,5m
Đáy lớn DC: 
Đáy bé AB:
Đáy lớn DC là: (16,3 + 7,5) : 2 = 11,9 m (0,5 đ) 
Đáy bé AB là: 16,3 – 11,9 = 4,4 m (0,5 đ) 
b) Tính S EAB:
Xét 2 tam giác ABE và ABD ta có:
Đáy AE = AD (vì AD = DE (gt)) và chung chiều cao hạ từ B (0,5 đ) 
Þ S EAB = S ABD. 	 (0,25 đ) 
Mà diện tích tam giác ABD là: (AB x AH) : 2 = (4,4 x 3,6 ) : 2 = 4 (m2)	 (0,5 đ) 
D
A
B
C
E
H
Þ S EAB = x 4 = 2 (m2)	 (0,5 đ) 
BÀI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TOÁN
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 8 điểm )
Bài 1: ( 3 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái A, B, C, D. trước kết quả đúng ở câu trả lời tương ứng với các bài toán.
Câu 1: Phân số có thể viết thành hai tổng số đều có tử số là 1 như sau:
 A. 	 B. 	 C. 	D. 
Câu 2: Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích 93,74 cm2 ( xem hình vẽ). lấy điểm M trên cạnh AB. Tổng diện tích của hai hình tam giác AMD và BMC là:
A
B
M
D
C
A. 47,68 cm2 B. 48,67 cm2 
C. 47,86 cm2 D. 46,87 cm2
Câu 3: Một người bán cam, lần thứ nhất bán 1/2 số cam và thêm 1 quả. Lần thứ hai bán đi 1/2 số cam còn lại và thêm 1 quả. Lần thứ ba bán 1/2 số cam còn lại và thêm 1 quả thì còn lại 10 quả. Số cam người đó mang đi chợ là:
A : 96 quả	B : 94 quả	C : 93 quả	D : 63 quả	E : 48 quả
Bài 2 : ( 5 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách điền kết quả và chỗ chấm ở mỗi câu trả lời tương ứng với các bài toán.
Câu 1: Một tàu hỏa chui qua đường hầm với vận tốc 48km/giờ. Từ lúc đầu tàu vào hầm đến lúc toa cuối cùng ra khỏi hầm hết 1 phút 15 giây. Hỏi hầm dài bao nhiêu mét? Biết tàu hỏa dài 85 mét.
 Hầm dài:.............................
Câu 2: Điền hỗn số vào chỗ chấm: 2ha 13m2 = .................ha 
Câu 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều cao 6 dm. Nếu tăng chiều cao thêm 2 dm thi thể tích hình hộp tăng thêm 96 dm3. Tính thể tích hình hộp.
Trả lời: Thể tích hình hộp chữ nhật là:..........................
Câu 4: Một hình thang nêu giữ nguyên độ dài 2 đáy và tăng chiều cao lên 2 lần thì diện tích hình thang tăng lên mấy lần?
Trả lời: Diện tích hình thang tăng lên:............................
II, PHẦN TỰ LUẬN. ( 12 điểm )
 Bài 1 : ( 4 điểm )
 Cho biểu thức A = 
 a) Tính giá trị của biểu thức A khi a = 51
 b) Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức A có giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất đó bằng bao nhiêu ?
Bài 2 : ( 4 điểm )
 Trong một chuyến công tác, bác Minh có đi trên quãng đường cao tốc AB bằng xe khách với vận tốc 60km/giờ. Lượt về, bác đi bằng xe ô tô con với vận tốc 75km/giờ. Vì vậy thời gian về ít hơn thời gian đi là 40 phút.
a) Nếu bác Minh đi từ B lúc 16 giờ 30 thì bác về đến A lúc mấy giờ ?
b) Tính độ dài quãng đường AB.
Bài 3: ( 4 điểm )
Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD gấp 3 lần BD. Gọi E là điểm chính giữa của cạnh AB. Biết diện tích hình tứ giác ACDE là 56cm2. Tính diện tích tam giác ABC BÀI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng ở câu trả lời tương ứng .
Câu 1: Nhóm từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “ hợp tác ”
A. Cộng tác, hợp sức, hợp lực, góp sức. B. Công tác, góp sức, hợp sức, hợp lực.
C Hợp lực, hợp sức, hợp tác, hợp danh. D. Hợp tác, hợp lí, hợp tình, hợp sức.
Câu 2 : Trong câu “ Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn - chợt bay đến rồi bay đi.”, từ gạch chân là:
A. Hai từ đồng âm	B. Hai từ đồng nghĩa	C. Hai từ nhiều nghĩa
Câu 3 : Trong hai câu văn sau: “ Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. ”, câu in đậm được liên kết với câu đứng trước bằng cách nào?
A. Bằng cách lặp từ ngữ	B. Bằng từ ngữ nối
C. Bằng cách thay thế từ ngữ	D. Bằng cách lặp từ và thay thế từ ngữ
Câu 4: Câu nào dưới đây có từ “đầu” mang nghĩa gốc?
 A. An bị đau đầu nên nghỉ học. B. Hà học giỏi, bạn luôn đứng đầu lớp. 
 C. Cậu ấy cứng đầu lắm. D. Chú ấy đang đợi ở đầu cầu.
Câu 5: Đoạn văn sau đã dùng những phép liên kết câu nào?
	Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
 A Phép lặp và phép nối B Phép thế và phép nối
 C Phép lặp và phép thế D Phép lặp, phép nối và phép thế.
Câu 6: Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại; sai” ?
 A. lạc hậu B. mạch lạc
 C. lạc điệu D. lạc đề
II - PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: ( 4 điểm )
 Trong bài hành trình của bầy ong ( Tiếng việt 5 – tập 1) nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
 Em hiểu đoạn thơ trên nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ.
Câu 2: ( 8 điểm )
 Giả sử em là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi, em hãy viết một đoạn văn ( 15 - 20 câu ) kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
 ( 2 điểm dành cho chữ viết và trình bày toàn bài )
BÀI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm )
 Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng ở câu trả lời tương ứng .
 Câu 1: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
 A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa
 C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
 Câu 2: Dòng nào dưới đây chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người ?
 A. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu
 B. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu
 C. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu
 D. thuỳ mị, nết na, hồn nhiên, đằm thắm, cường tráng
 Câu 3: Dấu hai chấm trong câu “Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.” có tác dụng gì ?
	A. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Cả hai ý trên
Câu 4: Hai vế trong câu ghép: “Nắng vừa lên, chim đã hót líu lo.” nối với nhau bằng gì ?
A. Cặp từ
B. Một từ
C. Dấu phẩy
Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy ?
Không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc
Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 6: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa
 C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
II - PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 5: ( 4 điểm )
 Trong bài "Bài ca về trái đất", nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu?
Câu 2: (8 điểm)
	Tuổi thơ ấu của em gắn bó với những kỉ niệm về một ngôi nhà, một góc phố, một mảnh vườn, một con sông, con suối, một con đường. Em hãy tả một trong những cảnh vật đó và nêu những kỉ niệm gắn bó của em.
 ( 2 điểm dành cho chữ viết và trình bày toàn bài )
Câu 5: HS nêu được những cảm nhận về trái đất thân yêu.
2đ- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
2đ- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho ta thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng hồn nhiên.
1.5đ- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim bồ câu gù.
1.5- Hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển cho ta thấy trái đất đẹp và nên thơ.
1đ+ HS nêu được: Mọi người trên trái đất phải biết bảo vệ sự bình yên của trái đất.
1đ+ Đoạn văn viết mạch lạc, rõ ràng không sai lỗi chính tả

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_toan_tieng_viet_lop_5.doc