Bài giảng X quang cột sống

pdf 48 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6105Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng X quang cột sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng X quang cột sống
1X QUANG CỘT SỐNG
BM. Chẩn Đoán Hình Ảnh
Trường ĐHYD Cần Thơ
2
Mục tiêu:
1. Cấu trúc giải phẫu X quang cột sống cổ, 
ngực, thắt lưng.
2. 04 bước phân tích X quang cột sống.
3. Hình ảnh X quang bệnh lý của 07 nhóm 
bệnh lý cột sống.
 X quang cột sống:
1. Kỹ thuật:
2. Giải phẫu X quang:
3. Phân tích phim:
4. Bệnh lý cột sống:
 X quang côt sống:
5Kỹ thuật:
1. Khảo sát cột sống cổ:
Khảo sát các thế: thẳng, nghiêng, chếch, 
há miệng, gập ưỡn.
2. Khảo sát cột sống ngực, lưng, cùng, cụt:
+ Khảo sát thế thẳng, nghiêng.
+ Thế chếch vùng lưng đánh giá tình trạng 
tổn thương eo cung sau.
 Thẳng Nghiêng
Chếch Há miệng
Gập Ưỡn
Thẳng Nghiêng
 Giải phẫu:
Cột sống có 33-35 
đốt, 5 đoạn:
+ Cổ: 7
+ Ngực: 12
+ Thắt lưng: 5
+ Cùng: 5
+ Cụt: 4,6
 Giải phẫu:
Các thành phần đốt sống:
+ Thân sống
+ Ống sống
+ Thành phần sau:
* Cuống
* Mấu khớp trên và dưới
* Mảnh
* Mỏm ngang, mỏm gai
 Giải phẫu:
* Đĩa gian đốt sống:
+ Vòng sợi
+ Nhân tủy
* Dây chằng:
+ Dọc trước
+ Dọc sau
+ Dây chằng vàng
* Mô mềm trước cột sống cổ:
+ C1C4: 7mm
+ C4C7: 15mm
 Giải phẫu X quang:
 Phân tích phim:
1. Đánh giá sự thẳng hàng của cột sống.
2. Đánh giá xương.
3. Sụn và khớp.
4. Phần mềm.
23
 Phân tích phim:
1. Đánh giá sự thẳng hàng của cột sống:
Đánh giá sự thẳng hàng của đốt sống, các 
di lệch.
+ Phim cột sống cổ nghiêng khảo sát bất 
thường sự thẳng hàng dựa trên 05 đường.
+ Các đường thường cong đều, không gập 
góc bất thường
Phân tích phim(tt):
1. Đánh giá sự thẳng hàng của cột sống(tt):
+ Di lệch đường 2, 3 thường do trật đốt sống.
+ Rộng bất thường đường 1 thường do sưng 
phần mềm.
+ Đánh giá đk ống sống cổ dựa vào đường 3, 4.
+ Tổn thương dây chằng khi có rộng bất 
thường đỉnh các mỏm gai.
Đánh giá xương:
1. Thân xương:
Khảo sát: chiều cao, hình dáng, vỏ xương, 
đậm độ xương, bè xương.
2. Thành phần sau:
Mấu khớp trên, dưới 02 bên, mỏm gai, 
mỏm bên, cuống sống, các lỗ liên hợp.
Ống sống:
Đk trước sau đoạn cổ > 13mm, đoạn lưng 
> 15mm.
Sụn và khớp:
+ Đĩa đệm: hình dáng, chiều cao, đậm độ
+ Mấu khớp bên: thoái hóa, trượt
Phần mềm:
+ Các thay đổi phần mềm cạnh sống: 
viêm, di căn, tụ máu
Thứ tự phân tích đốt sống trên phim thẳng:
BỆNH LÝ CỘT SỐNG:
1. Thoái hóa cột sống
2. Chấn thương cột sống
3. U cột sống.
4. Viêm cột sống
5. Bệnh lý dị dạng cột sống
6. Thay đổi trục cột sống
7. Thay đổi đậm độ của xương
30
BỆNH LÝ CỘT SỐNG:
1. Thoái hóa cột sống:
Các dấu hiệu cơ bản:
 Hẹp khoảng đĩa đệm.
 Xơ đặc xương dưới sụn.
 Gai xương ở thân sống hay ở mấu khớp bên.
BỆNH LÝ CỘT SỐNG:
1. Thoái hóa cột sống: (tt)
Các dấu hiệu phụ:
 Kén dưới sụn
 Khí trong đĩa đệm
 Đóng vôi dây chằng dọc sau.
 Trượt đốt sống.
 Chấn thương cột sống cổ:
+ Đốt sống cổ C7 thường bị chấn thương 
nhiều nhất.
+ Ba vị trí ở cột sống thường hay bị chấn 
thương theo thứ tự giảm dần: C1-C2, C5-
C6, T10-T12.
+ Phần lớn chấn thương tủy sống xảy ra 
tại thời điểm chấn thương.
 Chấn thương cột sống cổ: (tt)
1. Gãy Jefferson:
+ Gãy làm nhiều mảnh do đè ép vòng 
xương C1→ phân tách các khối bên.
+ Rách dây chằng ngang đốt sống C1.
+ XQ: phim thẳng trước sau, dịch chuyển 
các khối bên C1 vượt ra ngoài đường bờ 
đốt C2.
 Chấn thương cột sống cổ: (tt)
2. Gãy Hangman:
+ Trượt đốt sống C2 do chấn thương gây dãn quá 
mức và tách rời mặt khớp.
+ XQ: 
- Gãy eo cung hai bên (hiếm: cuống sống) C2.
- Trật thân đốt C2 ra trước.
- Phù nề mô mềm trước thân sống.
 Chấn thương cột sống cổ: (tt)
3. Gãy mỏm nha:
+ Kiểu 1: Gãy phần trên mỏm nha (hiếm), gãy vững.
+ Kiểu 2: Gãy xuyên qua phần nền của mỏm nha, 
gãy không vững.
+ Kiểu 3: Gãy xuyên qua phần nền của mỏm nha 
vào trong thân đốt C2, gãy vững, tiên lượng tốt.
Kiểu 2
Kiểu 3
 Chấn thương cột sống cổ: (tt)
4. Gãy giọt lệ dạng gập:
Chấn thương do gập cổ quá mức→ đứt dây 
chằng sau, gãy đè ép phía trước thân sống.
 Chấn thương cột sống cổ: (tt)
4. Gãy giọt lệ dạng gập: (tt)
XQ: + Gãy giật phần trước thân sống
 + Bán trật hoặc di lệch phần sau thân sống 
vào trong ống sống.
 + Gãy mỏm gai
 + Tụ máu phía trước thân sống liên quan đứt 
dây chằng dọc trước.
 + Mảnh xương, thân sống di lệch → chèn ép 
tủy sống
 Chấn thương cột sống ngực- thắt lưng:
1. Gãy đè ép( gãy lún):
Do gập về phía trước hay sang bên. Cột sống 
thường có dạng hình chêm.
Thường gãy vững 
Không liên quan chấn thương thần kinh.
XQ: Thân đốt sống biến dạng hình chêm, giảm 
hoặc mất chiều cao thân sống.
 Chấn thương cột sống ngực- thắt lưng: (tt)
2. Gãy nát:
NN: Do tải trọng đè nặng hay chấn thương gập 
cột sống cấp tính.
Gãy xuyên qua vỏ xương trước và sau của thân 
đốt sống.
Thường đẩy các mảnh gãy vào trong ống sống 
gây tổn thương tủy sống.
 Chấn thương cột sống ngực- thắt lưng: (tt)
2. Gãy nát: (tt)
XQ: 
 Gãy nát thân sống.
 Đẩy các mảnh gãy vào trong ống sống.
 Rộng khoảng gian cuống sống trên phim chụp 
thế thẳng trước sau.
 U cột sống:
1. Khoảng 90% u cột sống là ác tính.
XQ:
 Khuyết xương nhiều nơi, bờ không rõ.
 Mất vỏ xương.
 Không thấy một cuống, hai cuống, mấu khớp, 
mỏm gai
 Xẹp thân sống ác tính, đặc xương.
 Đĩa đệm bình thường.
 Tổn thương phần mềm cạnh sống.
Cột sống chột Cột sống mù
 Viêm cột sống:
1. Viêm do vi trùng:
Xẹp, tổn thương thân sống không đều 2 bên đĩa đệm.
Tổn thương và giảm chiều cao đĩa đệm.
Tổn thương phần mềm (+/-).
Tổn thương ít liên quan cung sau cột sống.
 Viêm cột sống dính khớp: (tt)
2. Viêm cột sống dính khớp:
Gặp ở người trẻ, nam, 95% BN có HLA-B27
Tổn thương ở cột sống, khớp cùng chậu.
XQ:
 Thân sống hình vuông
 Cầu gai
 Dính các mấu khớp và thân sống tạo hình ảnh 
cột sống dạng cây tre.
Bệnh lý dị dạng cột sống:
1. Hẹp ống sống
2. Hủy eo cung đốt sống
3. Hở cung sau
4. Hội chứng Kippel Feil
 Bệnh lý dị dạng cột sống:
1. Hẹp ống sống:
Hẹp ống sống do bẩm sinh hay mắc phải.
Hẹp ống sống có thể hẹp ở trung tâm, ngách bên 
hay lỗ liên hợp.
Hẹp ống sống khi đường kính trước- sau ống 
sống đoạn cổ < 13mm, đoạn thắt lưng <15mm.
 Bệnh lý dị dạng cột sống: (tt)
2. Hủy eo cung đốt sống:
Khuyết phần eo giữa mấu khớp trên và dưới.
Có thể bẩm sinh hay mắc phải.
Thường gặp: L3, L4, L5. 75% gặp hai bên.
50% BN hủy eo đốt sống có trượt đốt sống.
XQ: 
 Hình khuyết kèm xơ đặc bờ xương ở vùng eo, 
thấy rõ trên hình chụp tư thế chếch ( hình 
khuyết cổ chó Scotty)
 Bệnh lý dị dạng cột sống: (tt)
3. Hở cung sau:
Do khuyết ở cung sau cột sống.
Có thể kèm thoát vị màng não tủy hay không.
 Bệnh lý dị dạng cột sống: (tt)
4. Hội chứng Klippel Feil:
Dính hai đốt sống hay nhiều hơn cột sống cổ
 Thay đổi trục cột sống:
1. Gù, ưỡn, vẹo cột sống: 
Bẩm sinh hay mắc phải.
Thay đổi trục cột sống:
2. Trượt đốt sống: 
Trượt thân sống bất thường so với trục cột sống.
Trượt do hủy eo, thoái hóa, hiếm khi bệnh lý đĩa 
đệm (viêm nhiễm), hoặc bẩm sinh.
Thường gặp tầng L4-L5 hay L5-S1.
Thường lấy thân sống trên so với thân sống đánh 
giá mức độ trượt.
 Thay đổi trục cột sống: (tt)
Có 04 độ trượt ( theo Meyerding):
Độ I: dịch chuyển < 25%
Độ II: dịch chuyển 25% - 50%
Độ III: dịch chuyển 50%- 75%
Độ IV: dịch chuyển > 75%
 Thay đổi đậm độ xương:
1. Loãng xương:
Do tuổi già hay bệnh lý.
XQ: 
 Giảm đậm độ xương
 Thân sống có thể có hình chêm, hay hình lõm 
hai mặt.
2. Đặc xương:
Di căn, thoái hóa, tổn thương cũ, u xương.
 MRI cột sống:
 Di căn cột sống:
Hạn chế của MRI:
Không đánh giá hết tổn thương có cấu trúc
vôi (dây chằng, gai xương, đĩa đệm)
 Kết luận:
1. X quang qui ước là cận lâm sàng đầu tiên 
trong chẩn đoán bệnh lý cột sống.
2. MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh 
rất có giá trị hiện nay trong đánh giá bệnh 
lý cột sống đặc biệt là tổ thương tủy sống.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfX_Quang_Cot_Song.pdf