Ngày soạn: 15/3/2015 Tiết : 32 Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết rõ hơn về hai nhân vật lịch sử Việt Nam Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - Giải thích được nguyên nhân nảy sinh khuynh hướng vận động cứu nước mới đầu thế kỉ XX ở Việt Nam. - Biết được những điểm giống nhau và khác nhau của hai khuynh hướng cứu nước đầu TK XX. 2. Kĩ năng - Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. - Nhận diện nhân vật 3. Tư tưởng - Thán phục tinh thần yêu nước của các nhà cách mạng đầu thế kỉ XX. II. Phương pháp dạy học: III. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy - Sưu tầm tranh ảnh tài liệu các nhà yêu nước trong thời kì này. - Giáo án điện tử 2. Chuẩn bị của trò Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị các câu hỏi cô giao theo Tổ - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh, mẩu chuyện về các nhà yêu nước trong giai đoạn này. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi: + Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ? + Những chuyển biến của xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác ? 3. Dạy - học bài mới (39’) - Giới thiệu bài mới (1’) Công cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất đã làm cho xã hội Việt Nam có những chuyển biến, nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện, mỗi giai cấp tầng lớp có một thái độ chính trị khác nhau nên đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng Việt Nam cũng xuất hiện các khuynh hướng cách mạng khác nhau. Để hiểu rõ điều này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học 23. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 1. PHAN BỘI CHÂU VÀ XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG 15’ Hoạt động 1: Cá nhân - GV nhắc lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX dưới ngọn cờ Cần vương muốn đánh đuổi giặc Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế bị thất bại. - Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta xuất hiện tính chất mới theo khuynh hướng nào ? - Nguyên nhân nảy sinh phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng tư sản ? - GV giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu kết hợp với hình ảnh SGK. - Sau đó GV yêu cầu 1 học sinh lên trình bày: - Chủ trương cách mạng của Phan Bội Châu ? - Nêu những bằng chứng chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động ? - HS: Phong trào đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng cách mạng tư sản. HS: -Chủ quan: + Sự xuất hiện phương thức sản xuất TBCN và các giai cấp tầng lớp mới. + Thất bại của PTGPDT theo con đường quân chủ chuyên chế. - Khách quan: + Tác động của tư tưởng DCTS từ Trung Quốc và Nhật Bản. HS Tổ 1 đã chuẩn bị sẵn ở nhà lên trình bày: - HS: Dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc. - HS: + Thành lập Duy tân hội (05-1904). Cương lĩnh của Duy tân hội là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam. + Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học. + 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam. VNQPH trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, đánh vào các đồn binh của thực dân Pháp. + 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày tháng khó khăn. + Phong trào đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng cách mạng tư sản. a. Phan Bội Châu - Vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu (SGK) b. Chủ trương và hoạt động của Phan Bội Châu - Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc. - Hoạt động: + Thành lập Duy tân hội (05-1904). Cương lĩnh của Duy tân hội là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam. + Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học. + 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam. VNQPH trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, đánh vào các đồn binh của thực dân Pháp. + 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày tháng khó khăn. 2. PHAN CHÂU TRINH VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH 15’ Hoạt động 1: Cá nhân - GV giới thiệu vài nét về Phan Châu Trinh kết hợp với hình ảnh SGK .- Sau đó GV yêu cầu 1 học sinh Tổ khác lên trình bày giống phần 1 - Em hãy cho biết chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh như thế nào ? - Những hoạt động của Phan Châu Trinh để thực hiện chủ trương đó ? - Phong trào Duy tân là là một cuộc vận động yêu nước mang tính chất cải cách xã hội, cổ vũ ý thức tự cường dân tộc. 1908, thực dân Pháp đàn áp phong trào. Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày sang Côn Đảo. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV cho 4 nhóm thảo luận câu hỏi Rồi gọi 2 học sinh 2 Tổ còn lại lên trả lời: - So sánh điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. HS Tổ 2 đã chuẩn bị sẵn ở nhà lên trình bày: - HS: Đấu tranh ôn hoà công khai, nâng cao dân trí, dân quyền. - HS: Vận động phong trào Duy tân ở Trung Kì. + Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. + Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. + Mở trường dạy học theo lối mới. + Vận động cải cách trang phục và lối sống. HS Tổ 3 trả lời: - Giống nhau: Đều muốn cứu nước theo khuynh hướng tư sản. HS Tổ 4 trả lời - Khác nhau: Ở biện pháp cách mạng. Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh chủ trương cải cách. a. Phan Châu Trinh - Vài nét về tiểu sử Phan Châu Trinh (SGK) b. Chủ trương và hoạt động - Chủ trương: Đấu tranh ôn hoà công khai, nâng cao dân trí, dân quyền. - Hoạt động: + Vận động phong trào Duy tân ở Trung Kì. + Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. + Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công. + Mở trường dạy học theo lối mới. + Vận động cải cách trang phục và lối sống. 3. ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC. VỤ ĐẦU ĐỘC BINH SĨ PHÁP Ở HÀ NỘI VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA NGHĨA QUÂN YÊN THẾ (ĐỌC THÊM) CỦNG CỐ, DẶN DÒ 9’ Củng cố + Cho HS choi trò chơi ghép hình nhân vật - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học: + Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới theo con đường tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động, còn Phan châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cuộc vận động cải cách. + Bên cạnh những hoạt động của PBC và PCT, ĐKNT cũng là một phong trào yêu nước theo con đường DCTS trong lĩnh vực văn hoá diễn ra ở Hà Nội đã làm cho thực dân Pháp lo sợ. + Ngoài các hoạt động do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng, trong thời gian này còn có phong trào đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và hoạt động của nghĩa quân Yên Thế. + Tuy nhiên, các phong trào yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỉ XX cuối cùng đều bị thất bại. 2. Dặn dò - Nắm bài học và trả lời các câu hỏi SGK của bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm ... ....... .... ........
Tài liệu đính kèm: