Bài giảng Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết vật lí 6

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2695Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết vật lí 6
Ngày soạn: 06/03/2015
Ngày giảng: 10-13/03/2015
TIẾT 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
Chủ đề: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MỤC TIÊU :
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố phần kiến thức, bài tập từ bài 18 đến bài 22 về các nội dung như: sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí; một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất; nhiệt kế, thang đo nhiệt độ Xen-xi-út và Fa-ren-hai.
Kĩ năng: Rèn cho học sinh cách trình bày, cách đưa ra lời giải thích chính xác, tránh lạc đề.
Thái độ: Tính nghiêm túc, cẩn thận.
Định hướng năng lực cần phát triển: giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
II. Xác định hình thức đề kiểm tra:
 Kết hợp TNKQ và Tự luận (50% TNKQ, 50% TL)
III.Ma trận đề kiểm tra: 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
Tìm được ví dụ thực tế thể hiện: chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau.
Thể tích của chất rắn, lỏng, khí tăng nóng lên; giảm khi lạnh đi.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất: rắn, lỏng, khí.
Số câu hỏi
2
1
2
3
1
9
Số điểm
1đ
0,5đ
1đ
1.5đ
1,0đ
5đ
Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt
Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
 Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5đ
0,25đ
1đ
 1,75đ
Nhiệt kế, nhiệt giai.
Nhận biết được cấu tạo, công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
 Phân biệt được thang nhiệt độ Xen-xi-út và thang nhiệt độ Fa-ren-hai và có thể chuyển từ thang nhiệt độ này sang thang nhiệt độ tương ứng.
Số câu hỏi
1
3
1
1
6
Số điểm
 0,5đ
1,25đ
0,5đ
1đ
3.25đ
TS câu hỏi
9
3
6
18
TS điểm
4đ
1,5đ
4,5đ
10,0đ
 IV. ĐỀ KIỂM TRA : 
Phần A: Khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
Thể tích của chất lỏng tăng.
Thể tích của chất lỏng giảm.
Thể tích của chất lỏng không thay đổi.
Thể tích của chất lỏng mới đầu tăng, rồi sau đó giảm.
Câu 2: Trong cách sắp xếp chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào là đúng?
Rắn, khí, lỏng. C. Rắn, lỏng, khí.
Khí, rắn, lỏng. D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một hòn bi bằng sắt?
Khối lượng của hòn bi tăng. C. Khối lượng của hòn bi giảm.
Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 4: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray?
Vì không thể hàn hai thanh ray được.
Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.
Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 5: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì khối lượng của không khí nóng lớn hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 6: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 7: 10oC ứng với bao nhiêu oF?
60oF. B. 8oF. C. 40oF. D. 50oF.
Câu 8: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của cơ thể con người?
Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế.
Nhiệt kế thủy ngân. D. Nhiệt kế kim loại.
Câu 9: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào của nó sau đây thay đổi?
Khối lượng. C. Trọng lượng.
Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
Câu 10: Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
Qủa bóng bàn. C. Nhiệt kế kim loại.
Băng kép. D. Khí cầu dùng không khí nóng.
Phần B: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Câu 11: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều .................. khi nóng lên và ................. khi lạnh đi.
Câu 12: Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là .............................
Câu 13: 0oC là nhiệt độ của nước đá ................... Nhiệt độ này được lấy làm mốc nhiệt độ của thang nhiệt độ ........................ Nhiệt độ này ứng với nhiệt độ .............oF trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai.
Câu 14: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng .................... của các chất.
Câu 15: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những ............... rất lớn.
Phần C: Viết câu trả lời cho câu hỏi sau:
Câu 16: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 17: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên, thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vân dâng lên trong ống thủy tinh?
Câu 18: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần A: 5 điểm (0.5đ/1 câu)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
D
C
C
B
D
C
B
A
 Phần B: 2 điểm (0,25đ/ 1 câu)
Câu 11: nở ra – co lại.
Câu 12: nhiệt kế.
Câu 13: đang tan – Xen-xi-út – 32oF.
Câu 14: dãn nở vì nhiệt
Câu 15: lực
Phần C: 3 điểm (1đ/ 1 câu).
Câu 16: Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và vỡ cốc. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 17: Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.
Câu 18: Vì nhiệt độ cơ thể chỉ vào khoảng từ 35oC đến 42oC.
 Ngày 09 tháng 03 năm 2015
 BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doc8_tuan_HKII_VL6.doc