Bài giảng Tiết 22: Kiểm tra một tiết

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1699Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiết 22: Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tiết 22: Kiểm tra một tiết
Ngày soạn: 27/10/2014
Ngày dạy: /10/2014
Tiết 22: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 1.Kiến thức: 
- HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học.
 2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt, trình bày
 3.Thái độ
 - Giáo dục cho HS tính trung thực trong thi cử.
II.Chuẩn bị
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Đề, đáp án, thang điểm
 2. Chuẩn bị của HS: 
 -Học thuộc bài
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
3.Bài mới:
*.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
 - Đo mức độ tư duy của học sinh trong các chương: Các thí nghiệm của Menđen, Nhiễm sắc thể, ADN và gen.
- Mức độ kiểm tra : 10 điểm - Đối tượng HS: Trung bình- Khá
*. Xác định hình thức đề kiểm tra : Tự Luận + Trắc nghiệm.
*. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết- khá
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1.
Các thí nghiệm của Menđen
( 7 tiết)
- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các thế hệ lai.
32,5% =3,25đ
1 câu
30,8%
= 1đ
1 câu
15,4% = 0,5đ
1 câu
53,8%
= 1,75đ
Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể
( 7 tiết)
- Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST.
-Trình bày sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
- Xác định sự thay đổi trạng thái ( đơn, kép), biến đổi số lượng NST (ở TB mẹ và con) 
30% = 3 đ
1 câu
16,7%
=0,5đ
1 câu
16,7%
= 0,5đ
1 câu
66,6%
= 2 đ
Chủ đề 3. ADN và gen
( 6 tiết)
- Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN
- Giải thích nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền.
- Tính số ADN con đều có mạch mới qua nhiều lần nhân đôi.
- Giải bài tập liên quan đến cơ chế tự nhân đôi của ADN.
37,5% = 
 3,75 đ
1 câu
13%
= 0,5đ
2 câu
26%
= 1đ
61%
=2,25đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm: 100% =10đ
3 câu
2 điểm= 20%
5 câu
4 điểm= 40%
1 câu
1,75 điểm
= 17,5%
1 câu
2,25 điểm
= 22,5%
Tổng số:
100% =10đ
2 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm 
4 Câu
2 điểm
1 câu
2 điểm
1 câu
1,75 điểm
1 câu
2,25 điểm
*.ĐỀ KIỂM TRA
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: (0,5đ)
 Cấu trúc điển hình của NST gồm hai crômatit đính nhau ở tâm động được biểu hiện ở kì nào?
A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối
Câu 2: (0,5đ)
Quá trình tự nhân đôi của ADN được thực hiện theo các bước nào:
1. Hai mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.
2. Hai mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
3. Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS.
A. 1à2 -> 3 B. 3-> 1 -> 2 C. 2-> 3-> 1 D.1-> 3->2
Câu 3: (0,5đ)
 Giả sử gen A quy định hạt vàng, a hạt xanh, B hạt trơn, b hạt nhăn .
A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập.
Bố mẹ có kiểu gen AaBb và aabb. Tỉ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?
A. Có tỉ lệ phân ly 1:1	 B. Có tỉ lệ phân ly 1:2:1	
C. Có tỉ lệ phân ly 1:1:1:1	 D. Có tỉ lệ phân ly 3:1
Câu 4: (0,5đ)
 Một tế bào đang ở kì cuối giảm phân II có 8 NST đơn. Bộ NST 2n của loài đó là:
A. 4	 	 B. 8	 C. 16	 D. 32
Câu 5: (0,5đ)
Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền có ý nghĩa gì?
A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào, duy trì đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ.
C. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của sinh vật.
D. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, duy trì đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của sinh vật.
Câu 6: (0,5đ)
 Có 150 phân tử ADN tiến hành tự nhân đôi. Hỏi sau 3 lần nhân đôi số ADN con là:
A:750 phân tử ADN B:850 phân tử ADN
C: 900 phân tử ADN D:1200 phân tử ADN
Phần Tự luận:
Câu 1: (1,75 điểm) 
Ở thế hệ P,lai hai cây đậu Hà lan, thu được F1.Cho F1 giao phấn với F1 
	F2 thu được : 7206 hạt vàng trơn , 2398 hạt vàng nhăn, 2403 hạt xanh 	trơn và 799 hạt xanh nhăn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.	
Câu 2: (1 điểm) 
Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập? 
Câu 3: (2 điểm) 
Trình bày sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân? 
Câu 4: (2,25điểm) 
Một đoạn ADN có A = 250 = 10% tổng số nuclêôtic của đoạn ADN.
A. Tìm tổng số nuclêôtic của đoạn ADN?
B. Tính số liên kết hiđrô của đoạn ADN
*.ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
D
C
C
D
D
Phần tự luận
Câu 1
Đáp án
Điểm
Xét từng cặp tính trạng : 	
+ Vàng/Xanh =3/1 ,suy ra hạt vàng trội hơn hạt xanh
	Quy ước : A: hạt vàng, a:hạt xanh 
+Trơn/ Nhăn= 3/1,suy ra hạt trơn trội hơn hạt nhăn
	Quy ước: B : hạt trơn, b: hạt nhăn 
+F2 thu được theo tỉ lệ các tính trạng là 9:3:3:1 suy ra F2 có 16 kiểu gen→F1 cho 4 giao tử→ F1dị hợp hai cặp gen.(AaBb) 
	Sơ đồ lai:
 F1x F1 : AaBb x AaBb 
 GF1: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab 
 F2 : 9A-B-(9hạt vàng trơn)
 3A-bb(3hạt vàng nhăn)
 3aaB-(3 hạt xanh trơn)
 1aabb(1 hạt xanh nhăn) 
0.75 đ
1 đ
Câu 2: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:
Đáp án
Điểm
Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp là do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền. 
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá. 
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:
Đáp án
Điểm
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) , sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. 
+ Có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể (NST) mà thực chất là sự nhân đôi của ADN ở kì trung gian,trải qua các kì phân bào tương tự nhau, ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân. 
+ Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa. 
+ Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). 
0,25 điểm
0,25 điểm
 0,25 điểm 
0,25 điểm
Câu 4: Một đoạn ADN có A = 250 = 10% tổng số nuclêôtic của đoạn ADN.
a. Tìm tổng số nuclêôtic của đoạn ADN?
b. Tính số liên kết hiđrô của đoạn ADN?
Đáp án
Điểm
Một đoạn ADN có A = 250 = 10% tổng số nuclêôtic của đoạn ADN. Suy ra: 
a. Tổng số Nuclêôtit của đoạn ADN là: N = 2500 Nuclêôtit
b.Ta có số nuclêotit từng loại trong đoạn ADN.
 A = T = 250
G = X = {2500- ( 250 x 2)} : 2 = 1000
Số liên kết Hiđrô: H= 2A + 3G = 3500 ( Liên kết hiđrô)
1 điểm
1,25 điểm
4. Củng cố
- GV thu bài kiểm tra, nhận xét về giờ kiểm tra
5. Dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_1_tiet_sinh_9_ma_trandap_an.doc