MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. Vấn đề về tự nhiên: - Khí hâu, cảnh quan: ♦ Khí hậu khô nóng ♦ Cảnh quan: hoang mạc, bán hoang mạc, xavan Ảnh hưởng: thiếu nước, thiếu đất canh tác - Tài nguyên, khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản như kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu Ảnh hưởng: ♦ Việc khai thác khoáng sản đem lại lợi nhuận cho tư bản nước ngoài. ♦ Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị tàn phá. - Rừng: diện tích rừng còn lại ít do khai thác quá mức; phân bố chủ yếu ở xích đạo và một ít ở rìa Tây Bắc. Ảnh hưởng: làm gia tăng sự hoang mạc hóa và làm giảm diện tích đất canh tác. Biện pháp: ♦ Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. ♦ Tăng cường thủy lợi hóa. ♦ Trồng rừng II. Một số vấn đề về dân cư: 1) Dân cư: ♦ Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới. ♦ Tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới. ♦ Chiếm số người nhiễm HIV cao nhất thế giới. ♦ Dân số tăng nhanh. 2) Xã hội: ♦ Xung đột sắc tộc ♦ Trình độ dân trí thấp ♦ Dịch bệnh ♦ Tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu Tại sao châu Phi có nguồn tài nguyên khá phong phú song đa số các nước là nghèo và chậm phát triển? Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú song đa số các nước là nghèo và chậm phát triển vì: - Do điều kiện tự nhiên không thich hợp: khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan - Những tài nguyên đang bị khai thác trái phép và lãnh phí gây ảnh hưởng đến môi trường - Bệnh tật ở đây xảy ra thường xuyên, tập trung 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới. - Do cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, những xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra - Do sự thống trị của CNTD trong nhiều thế kỉ qua III. Một số vấn đề về kinh tế: 1) Đặc điểm: ♦ Hầu hết các quốc gia châu Phi đều có nền kinh tế rất kém phát triển ♦ Tuy nhiên vẫn có 1 số nước có nền kinh tế khá mạnh như Nam Phi, Angieri, Conggo 2) Nguyên nhân: ♦ Hậu quả của sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân. ♦ Các cuộc xung đột sắc tộc ♦ Trình độ dân trí thấp ♦ Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ 3) Giải pháp: ♦ Phát triển y tế, giáo dục ♦ Nâng cao trình độ dân trí ♦ Kêu gọi sự viện trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế các nước phát triển ♦ Giành lại quyền kìm soát khai thác tài nguyên MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LATINH I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư xã hội: 1) Một số vấn đề về tự nhiên: a) Đặc điểm: ♦ Khoáng sản: Kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu ♦ Khí hậu: phân hóa đa dạng từ xích đạo đến cận nhiệt ẩm ♦ Đất: màu mỡ ở các đồng bằng phù sa, các cao nguyên rộng lớn ♦ Rừng: Diện tích lớn, lớn nhất rừng Amazon b) Đánh giá: ♦ Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản lâm sản ♦ Phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. 2) Một số vấn đè về dân cư xã hội: a) Đặc điểm: ♦ Hầu hết dân cư còn nghèo đói, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo rất lớn ♦ Tỉ lệ dân thành thị cao trên 75% ♦ Hiện tượng đô thị hóa tự phát: 1/3 số dân sống ở điều kiện rất khó khăn. b) Đánh giá: Gây khó khăn đến giải quyết các vấn đề xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ Latinh. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao? Do các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác II. Một số vấn đề về kinh tế: 1) Đặc điểm: ♦ Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều ♦ Qui mô GDP giữa các nước rất chênh lệch ♦ Hầu hết đều nợ nước ngoại, nhiều nước trên 50% 2) Nguyên nhân: ♦ Tình hình chính trị không ổn định ♦ Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài ♦ Các thế lực của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển của xã hội. ♦ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập tự chủ 3) Biện pháp: ♦ Củng cố bộ máy nhà nước ♦ Cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa đất nước ♦ Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển ko ổn định ? Quá trình đô thị hóa tự phát xảy ra nhanh, còn nhiều hạn chế. Dân số ở mức dưới nghèo khổ khá đông dao động từ 37% - 62%. tÌnh hình chính trị ko ổn định thừơng sự xuất hiện của các băng đảng, đầu tư nc ngoài giảm, nợ nc ngoài tăng, bị phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế nc ngoài. HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 1) Lãnh thổ: ♦ Diện tích đứng thứ 3 thế giới ♦ Gồm 3 bộ phận: phần trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo Alaxca và quần đảo Ha-oai. Thuận lợi: phân bố sản xuât và phát triển giao thông đi lại. 2)Vị trí địa lí: ♦ Nằm ở bán cầu Tây ♦ Giáp với 2 đại dương: Thái bình Dương và Đại Tây Dương ♦ Tiếp giáp với Canada và Mĩ Latinh Thuận lợi: ♦ Phát triển nông nghiệp với cơ cấu đa dạng ♦ Tránh được chiến tranh TG thứ I, II ♦ Phát triển kinh tế biển ♦ Có nơi cung cấp nguyên liệu và có thị trường tiêu thụ rộng lớn Khó khăn: thiên tai, bão lũ, động đất II. Điều kiện tự nhiên: 1) Phần trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên a) Vùng phía Tây: ♦ Địa hình: + Các dãy núi cao xen kẽ là các bồn địa, cao nguyên + Đồng bằng ven biển Thái Bình Dương ♦ Khí hậu: +Ven biển: cận nhiệt và ôn đới hải dương +Vùng núi: hoang mạc, bán hoang mạc thiếu nước. ♦ Tài nguyên phát triển nông nghiệp: + Đồng bằng ven biển Thái Bình Dương đất tốt phát triển nông nghiệp + Vùng núi có nhiều đồng cỏ chăn nuôi ♦ Tài nguyên phát triển công nghiệp: + Giàu khoáng sản + Diện tích rừng lớn b) Vùng phía Đông: ♦ Địa hình: + Dãy núi già Apalat + Đồng bằng ven Đại Tây Dương ♦ Khí hậu: cận nhiệt và ôn đới hải dương ♦ Tài nguyên phát triển nông nghiệp: Đồng bằng ven Đại Tây Dương diện tích lớn, đất phì nhiêu. ♦ Tài nguyên phát triển CN: khoáng sản như quặng sắt dễ khai thác, thủy năng phong phú. c) Vùng trung tâm: ♦ Địa hình: gò đồi thấp và đồng bằng ven vịnh Mehico phù sa màu mỡ. ♦ Khí hậu: ôn đới và cận nhiệt khí hậu khắc nghiệt ♦ Tài nguyên phát triển NN: đồng cỏ rộng, đồng bằng ven vịnh Mehico phù sa, màu mỡ ♦ Tài nguyên phát triển CN: dầu, khoáng sản 2) Alaxca và Ha-oai: a) Bán đảo Alaxca: ♦ Đặc điểm: + Địa hình chủ yếu là đồi núi + Khí hậu lạnh giá ♦ Tiềm năng: khoáng sản, khai thác lâm sản b) Quần đảo Ha-oai: ♦ Đặc điểm: quần đảo có khí hậu nhiệt đới ♦ Tiềm năng: hải sản và du lịch III. Dân cư: 1) Gia tăng dân số: ♦ Đông dân, đứng thứ 3 trên thế giới ♦ Có xu hướng già hóa dân số ♦ Dân số tăng nhanh 1 phần do nhập cư (chủ yếu người châu Âu) + Dân nhập cư đem đến nguồn vốn, tri thức, lực lượng lao động Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế của hoa kì. * Người nhập cư đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, lực lượng lao động, ít phải tốn chi phí đầu tư ban đầu * Khó khăn : dân số đang có xu hướng già đi: tốn chi phí lo cho việc chăm sóc người già, chi phí phúc lợi xã hội, dân nhập cư tăng nhanh ~> quản lí vấn đề tệ nạn xã hồi nãy sinh từ những người này 2) Thành phần dân cư: Thành phần dân cư đa dạng: gốc Âu (83%), gốc Phi (11%), người bản địa (Anhđiêng 1%), gốc khác (Á, Úc, Mĩ Latinh: 5%). 3) Phân bố dân cư: ♦ Mật độ dân số thấp: 32 người/km2. ♦ Phân bố dân cư: rất không đồng đều: tương phản giữa phía Đông và phía Tây, giữa vùng ven biển và bông địa. ♦ Tỉ lệ dân thành thị cao: 79%, phần lớn dân cư sống ở các đô thị vừa và nhỏ. KINH TẾ HOA KÌ I. Quy mô nền kinh tế: - Là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, GDP chiếm khoảng ¼ GDP của toàn thế giới - Nguyên nhân: ♦ Không bị tàn phá và được lợi từ chiến tranh ♦ Nguồn lao động dồi dào, tri thức cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. ♦ Tài nguyên thiên nhiên phong phú ♦ Chính sách phát triển kinh tế phù hợp II. Các ngành kinh tế: 1) Dịch vụ: - Chiếm tỉ trọng rất cao khoảng 19% GDP. - Cơ cấu ngành đa dạng, phạm vi hoạt động khắp thế giới và tạo ra nguồn thu rất lớn ♦ Ngoại thương: là cường quốc thương mại hàng đầu thế giới chiếm khoảng 10% giá trị ngoại thương của thế giới ♦ Giao thông vận tải: Hệ thống đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới ♦ Ngành tài chính, ngân hàng, thông tin liên lạc, du lịch: + Tài chính – ngân hàng: hoạt động khắp thế giới và tạo ra nguồn thu rất lớn + Thông tin liên lạc: thiết lập hệ thống GPS và có nhiều vệ tinh nhân tạo + Du lịch: rất phát triển và đem lại nguồn thu rất lớn 2) Công nghiệp: - Là ngành tạo ra hàng xuất khẩu nổi tiếng chiếm tỉ teongj khoảng 20% GDP - Gồm 3 nhóm ngành chính: ♦ Công nghiệp khai thác ♦ Công nghiệp điện lực ♦ Công nghiệp chế biến (chiếm giá trị hàng xuất khẩu cao nhất) - Tạo ra nhiều sản phẩm xếp hạng cao trên thế giới - Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có sự thay đổi 3) Nông nghiệp: ♦ Chỉ chiếm 1% GDP, là nền nông nghiệp hàng đầu thế giới. ♦ Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch, giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp ♦ Phân bố NN chuyển từ độc canh sang đa canh ♦ Là nước xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới, nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh ** Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp: do lãnh thổ rộng lớn và có sự phân hóa về tự nhiên khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp: giảm tỉ trọng các ngành luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa, tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử,.. - Do những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất các vật liệu mới, công nghệ thông tin nên Hoa Kì đã đầu tư phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại là những ngành có lợi nhuận cao. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) EU_LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I. Quá trình hình thành và phát triển: 1) Sự ra đời và phát triển: a) Sự ra đời: ♦ Năm 1951, 6 nước Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu ♦ Năm 1957, sáng lập cộng đồng kinh tế châu Âu ♦ Năm 1958, thành lập cộng đồng nguyên tử châu Âu ♦ Năm 1967, hợp nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC) ♦ Năm 1993, Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) b) Sự phát triển: ♦ Phạm vi lãnh thổ mở rộng theo tất cả các hướng ♦ Số lượng thành viên liên tục tăng từ EU 6 nước đến nay EU có 28 nước ♦ Mức độ liên kết thống nhất rất cao Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối ? - Tăng cường liên kết và nhất thể hoá châu Âu. - Ở vùng biên giới, cùng thực hiện các dự án chung về kinh tế, văn hoá, giáo dục nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước. - Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. 2) Mục đích và thể chế: a) Mục đích: ♦ Tự do lưu thông: con người, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn ♦ Hợp tác, liên kết về kinh tế, văn hóa, an ninh, đối ngoại b) Thể chế: Những vấn dề quan trọng về kinh tế và chính trị do các cơ quan của EU quyết định II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: 1) Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới ♦ Hiện nay EU là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới (EU, Hoa Kì, Trung Quốc) ♦ Chiếm trên ¼ GDP của toàn TG 2) Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: ♦ EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới chiếm trên 30% giá trị xuất khẩu của TG ♦ EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển đặc biệt là khu vực Đông Nam Á EU_HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN I. Thị trường chung châu Âu: 1) Tự do lưu thông: - 1/1/1993, EU thiết lập thị trường chung - Nội dung của 4 mặt tự do lưu thông: ♦ Tự do di chuyển (con người): tự do đi lại, cư trú và lựa chọn nơi làm việc VD: 1 người Đức có thể sang Pháp làm việc ♦ Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đối với một số dịch vụ ngân hàng, vận tải, du lịch, thông tin liên lạc VD: Một công ty du lịch ở Bỉ có thể đảm nhận một chuyến du lịch ở Đức mà không cần giấy phép ♦ Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm được sản xuất tại một nước EU được tự do lưu thông trong toàn khối mà không chịu thuế. VD: Một chiếc ôtô của Ý bán sang các nước EU mà không phải nộp thuế. ♦ Tự do lưu thông tiền vốn: tự do đầu tư và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. VD: Một người Pháp có thể mở tài khoản dễ dàng tại các nước EU khác. - Lợi ích: ♦ Nâng cao sức cạnh tranh của EU trên trường quốc tế ♦ Xóa bỏ rào cản trong phát triển kinh tế (rào cản thuế quan) tạo thuận lợi để phát triển đất nước 2) Euro (Ơ rô) – Đồng tiền chung của EU - 1/1/1999 Đồng Ơ rô được đưa vào sử dụng - Hiện nay có 18 nước sử dụng đồng Ơ rô - Lợi ích: ♦ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu ♦ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ ♦ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU ♦ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: 1) Sản xuất máy bay E – bớt: - Các nước hợp tác sản xuất: Anh – Pháp – Đức (đồng sáng lập) – Tây Ban Nha - Lợi ích: cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay hàng đầu Hoa Kì 2) Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ: - Nước hợp tác: Anh, Pháp. Hoàn thành năm 1944 - Lợi ích: Hàng hóa từ Anh sang Pháp và ngược lại một cách an toàn, nhanh hơn di chuyển bằng phà III. Liên kết vùng châu Âu: 1) Khái niệm: là 1 khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa dựa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. 2) Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ: - Vị trí: biên giới 3 nước Đức, Bỉ, Hà Lan - Lợi ích: ♦ Người lao động sang biên giới hằng ngày để đến chỗ làm việc ♦ Hợp tác sâu rộng về kinh tế, văn hóa, giáo dục
Tài liệu đính kèm: