Bài giảng Kiểm tra 1 tiết (tiếp)

doc 20 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kiểm tra 1 tiết (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Kiểm tra 1 tiết (tiếp)
KIỂM TRA 1 TIẾT
 I- Phạm vi kiểm tra:
- Địa lí dân cư và địa lí kinh tế (từ bài 1 đến bài 16)
II. Mục đích yêu cầu kiểm tra:
 - Từ những kiến thức các em đã học , vận dụng vào làm bài kiểm tra .
 Trên cơ sở đó giáo viên dánh giá đúng khả năng học tập của học sinh , mà có các biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng học tập của học sinh. 
 - Rèn luyện tính nghiêm túc khi kiểm tra . 
 - Giáo dục ý thức học tập tốt . 
III. Xây dựng ma trận:
 Cấp độ NT
Nội dung KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Dân số và gia tăng dân số
3.0
3.0
Sự phát triển và phân bố công nghiệp...
3.0
3.0
Rèn kĩ năng biểu đồ
4.0
4.0
Tổng điểm
3.0
3.0
4.0
10.0
IV. Nội dung đề
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA 9
 Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Kết cấu theo độ tuổi của dân số nước ta
 ( Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
Trên 60 tuổi
1989
39,0
53,8
7,2
1999
33,5
58,4
8,1
a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.
b) Vì sao nhóm tuổi trẻ em(0-14 tuổi) lại giảm xuống?
Câu 2: (3đ)
a) Trình bày về tình hình phát triển ngành công nghiệp điện của nước ta.
b) Cho biết tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta.
c) Tên các mỏ dầu, mỏ khí chủ yếu .
d) Nhận xét về sự phân bố của các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở nước ta.
Câu 3: (4đ)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta
 ( Đơn vị : % )
 Năm
Ngành
1989
2003
Nông, lâm, ngư nghiệp
71,5
59,6
Công nghiệp –xây dựng
11,2
16,4
Dịch vụ
17,3
24,0
a) Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta qua 2 năm 1989 và 2003.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
c) Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 MÔN ĐỊA LÍ 9
Câu 1: (3đ) 
 Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi:
- Tỉ lệ trẻ em giảm xuống từ 39% (1989) còn 33,5% (1999) (0.5đ)
- Tỉ lệ người lao động tăng lên từ 53.8% lên 58,4% (0.5đ)
- Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng lên từ 7.2% lên 8.1% (0.5đ)
- Giải thích:
 + Do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (0.5đ)
 + Đời sống được cải thiện nên tuổi thọ tăng lên (0.5đ)
 + Do y tế phát triển và do nhận thức của người dân được nâng lên.(0.5đ)
Câu 2: (3đ)
a)- CN điện của nước ta gồm nhiệt điện và thủy điện.(0,5đ)
 - Sản lượng điện mỗi năm trên 40 tỉ kwh và ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sx và đ.sống(0,5đ)
b) Các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly,Trị An...(0.5đ)
 Nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ,Phả Lại, Uông Bí.. (0.5đ)
c)Tên các mỏ dầu: Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng............
 Các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ (0.5đ)
d) Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu gần nguồn nguyên liệu (than, dầu khí)
 Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.(0.5đ)
Câu 3:(4đ)
 -Vẽ 2 biểu đồ tròn, chính xác về tỉ lệ lao động các ngành
 -Đầy đủ tên biểu đồ, chú thích (2đ)
*Nhận xét: (1.5đ)
 - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất, khu vực CN-XD chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (0.5đ)
 -Tỉ lệ lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm ( 71,5% còn 59,6%)(0.5đ)
 -Tỉ lệ lao động khu vực CN-XD và DV có xu hướng tăng lên ( 11,2%- 16,4% và 17,3%-24%) (0.5đ)
*Giải thích: (0.5đ)
 - Sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành là kết quả của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
 - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I- MÔN ĐỊA 9
 Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ) Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ nước ta năm 2002
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số ( triệu người)
Trung du và miền núi Bắc Bộ
100965
11.5
Đồng bằng sông Hồng
14806
17.5
Bắc Trung Bộ
51513
10.3
Duyên hải Nam Trung Bộ
44254
8.4
Tây Nguyên 
54475
4.4
Đông Nam Bộ
23550
10.9
Đồng bằng sông Cửu Long
39734
16.7
Cả nước
329297
79.7
a) Tính mật độ dân số của cả nước và các vùng lãnh thổ nước ta năm 2002.
b) Nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta.
Câu 2: (4đ) Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990-2007
( Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
2007
4197,8
2074,5
2123,3
a) Vẽ 2 biểu đồ hình tròn biểu hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2007
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta trong giai đoạn trên.
Câu 3: (3đ)
Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I- MÔN ĐỊA 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thể hiện qua các mặt nào?
Câu 2: (3đ) 
Cho biết vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Câu 3: (4đ) Cho bảng số liệu sau:
Kết cấu theo độ tuổi của dân số nước ta
 ( Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
Trên 60 tuổi
1989
39,0
53,8
7,2
1999
33,5
58,4
8,1
a) Hãy vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1989 và 1999.
b) Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta. Vì sao nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi) lại giảm xuống?
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I- MÔN ĐỊA 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta
 ( Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
Trên 60 tuổi
1999
33,5
58,4
8,1
2009
25,0
66,0
9,0
 Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua 2 năm 1999 và 2009. Vì sao nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi) lại giảm xuống?
Câu 2: (3đ)
Cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta? Những tỉnh nào dẫn đầu về khai thác và nuôi trồng thủy sản?
Câu 3: (4đ) Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động của nước ta phân theo khu vực
 (Đơn vị: %)
Năm
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
62,2
13,0
24,8
2011
48,4
21,3
30,3
a) Hãy vẽ biểu hình tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực giai đoạn 2000- 2011.
b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta.
HẾT
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I- MÔN ĐỊA 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta
 ( Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
Trên 60 tuổi
1999
33,5
58,4
8,1
2009
25,0
66,0
9,0
 Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua 2 năm 1999 và 2009. Vì sao nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi) lại giảm xuống?
Câu 2: (3đ) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Trình bày về cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.
b) Cho biết tình hình phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu?
c) Kể tên các mỏ than, mỏ dầu, mỏ khí chủ yếu ở nước ta. 
Câu 3: (4đ) Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động của nước ta phân theo khu vực
 (Đơn vị: %)
Năm
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
62,2
13,0
24,8
2011
48,4
21,3
30,3
a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực giai đoạn 2000- 2011.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực ở nước ta.
HẾT
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I- MÔN ĐỊA 9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động của nước ta phân theo khu vực
 (Đơn vị: %)
Năm
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
62,2
13,0
24,8
2011
48,4
21,3
30,3
 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta.
Câu 2: (3đ) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Trình bày về cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.
b) Cho biết tên hai khu vực tập trung công nghiệp lớn và hai trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
c) Kể tên các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của hai khu vực trên. 
Câu 3: (4đ) Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây
( Đơn vị: nghìn ha)
 Năm
Các nhóm cây
2000
2010
Tổng số
12644,3
14061,1
Cây lương thực
8399,1
8615,9
Cây công nghiệp
2229,4
2808,1
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
2015,8
2637,1
a) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây giai đoạn 2000 – 2010.
HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Cấp độ 
Tên 
Chủ đề 
( nội dung, chương)
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Địa lý dân cư 
Trình bày được tình hình phân bố dân cư ở nước ta.Kể được tên các thành phố trực thuộc trung ương
Số câu : 1 
Tỉ lệ : 30% 
TS điểm : 3,0 đ 
Số điểm : 3,0 đ
Địa lý nông nghiệp
Tính được tỷ trọng diện tích gieo trồng và nhận xét sự thay đổi diện tích gieo trồng các nhóm cây
Số câu : 1
Tỉ lệ : 40% 
TS điểm : 4,0 đ
Số điểm : 4,0 đ
Vùng đồng bằng sông Hồng
Vẽ và phân tích biểu đồ dựa vào bảng số liệu thống kê
Số câu : 1
Tỉ lệ : 30 % 
TS điểm : 3,0 đ 
Số điểm : 3,0 đ
Tổng số câu : 3
Tỉ lệ : 100 %
TS điểm: 10,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
Số điểm : 4,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
PHÒNG GD& ĐT H.GÒ CÔNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS VÕ VĂN CHỈNH NĂM HỌC 2014- 2015
 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9
 Thời gian làm bài 60 phút
 MÃ ĐỀ 1
Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày tình hình phân bố dân cư của nước ta.
Kể tên các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta. 
 Câu 2 (4,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: 
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (Đơn vị: nghìn ha)
 Năm
Các nhóm cây
2000
2010
Tổng số
12644,3
14061,1
Cây lương thực
8399,1
8615,9
Cây công nghiệp
2229,4
2808,1
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
2015,8
2637,1
a) Tính tỷ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây năm 2000 và 2010
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi qui mô diện tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây giai đoạn 2000 và 2010.
c) Kể tên hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.
 Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: 
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
( Đơn vị : %) 
 Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản phẩm lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực đấu người
100,0
113,8
121,8
121,2
a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 - 2002.
b) Nhận xét về tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn trên.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN : ĐỊA LÍ 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
1. Tình hình phân bố dân cư của nước ta:
- Mật độ dân số nước ta cao 260 người/km2 (2009)
- Dân cư phân bố không đều:
+ Đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất 1232 người/km2, Đông Nam Bộ 597 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 425 người/km2.
+ Thưa ở miền núi và cao nguyên: Trung du và miền núi Bắc Bộ 120 người/km2, Tây Nguyên 94 người/km2
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau: nông thôn 29,6%, thành thị 70,4%
2. Các thành phố trực thuộc trung ương: TPHà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
1,25
2
(4,0đ)
a) Tính tỷ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2000 và 2010 (đơn vị %)
Các nhóm cây Năm 2000 Năm 2010
Tổng số 100,0 100,0
Cây lương thực 66,4 61,3
Cây công nghiệp 17,6 20,0
Cây thực phẩm, cây ăn quả 16,0 18,7
b) Nhận xét:
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng( DC), nhưng tỷ trọng giảm (DC)
- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng( DC) và tỷ trọng cũng tăng (DC)
- Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng( DC) và tỷ trọng cũng tăng (DC)
c) Kể tên hai vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta:
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta / - Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(3,0đ)
 - Vẽ 3 đường biểu diễn, chính xác khoảng cách năm, tỷ lệ %
 - Đầy đủ tên biểu đồ, chú thích, đơnvị % ở trục tung. 
*Nhận xét: 
- Tốc độ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng tăng liên tục qua các năm (DC)
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực cũng tăng liên tục qua các năm (DC)
- Bình quân lương thực theo đầu người cũng liên tục tăng qua các năm (DC)
- Giai đoạn 2000 – 2002 tốc độ gia tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực vì vậy bình quân lương thực trên đầu người có xu hướng giảm nhẹ
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Cấp độ 
Tên 
Chủ đề 
( nội dung, chương)
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Địa lý dân cư 
 Hiểu sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta. Nêu được thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội
Số câu : 1 
Tỉ lệ : 40% 
TS điểm : 4,0 đ 
Số điểm : 4,0 đ
Vùng đồng bằng sông Hồng
Vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê để hiểu và trình bày đạc điểm dân cư,xã hội của vùng
Số câu : 1
Tỉ lệ : 30% 
TS điểm : 3,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Biết được sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế của vùng
Số câu : 1
Tỉ lệ : 30 % 
TS điểm : 3,0 đ 
Số điểm : 3,0 đ
Tổng số câu : 3
Tỉ lệ : 100 %
TS điểm: 10,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
Số điểm : 4,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
PHÒNG GD& ĐT H.GÒ CÔNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS VÕ VĂN CHỈNH NĂM HỌC 2014- 2015
 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9
 Thời gian làm bài 60 phút
 MÃ ĐỀ 2
Câu 1 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta
 ( Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
1999
2009
Từ 0 đến 14 tuổi
33,5
25,0
Từ 15 đến 59 tuổi
58,4
66,0
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,0
a)Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua 2 năm 1999 và 2009
b) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. 
Câu 2 (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 
Trình bày sự khác biệt về đặc điểm phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía tây và phía đông của Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Kể tên 2 di sản văn hóa thế giới nằm ở Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và 2 quần đảo xa bờ nhất thuộc chủ quyền của nước ta.
 Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học: 
Mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2009
Khu vực
Mật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước
260
Trung du và miền núi Bắc Bộ
120
Đồng bằng sông Hồng
1232
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
197
Tây Nguyên
94
Đông Nam Bộ
597
Đồng bằng sông Cửu Long
425
a) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác ở nước ta năm 2009.
b) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác ở nước ta .
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN : ĐỊA LÍ 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4,0đ)
a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta từ năm 1999- 2009.
- Tỉ trọng số dân nhóm tuổi từ 0 đến tuổi giảm (DC)
- Tỉ trọng số dân nhóm tuổi từ 15ến 59 tuổi tăng (DC)
- Tỉ trọng số dân nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng (DC)
- Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng biến đổi từ nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già.
b) *Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động đông.
- Thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển.
 * Khó khăn: 
- Nhóm người phụ thuộc cao đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục, đào tạo, y tế, dinh dưỡng, du lịch nghỉ dưỡng
- Gây sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(3,0đ)
1.Sự khác biệt về đặc điểm phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía tây và phía đông của Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Đồng bằng ven biển: 
+ Dân cư chủ yếu là người kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.
+ Hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
* Vùng đồi núi phía tây:
+ Chủ yếu là các dân tộc ít người: Cơ tu, Ra-glai, Ba- na, Ê-đê,Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
+ Hoạt động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
2. Các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An (Quảng Nam), khu di tích Mĩ Sơn ( Quảng Nam)
Các quần đảo xa bờ nhất nước ta: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(3,0đ)
 a) Vẽ đủ 7 cột, trục tung biểu thị mật độ dân số đơn vị người/km2, trục hoành biểu thị các vùng
 - Đầy đủ tên biểu đồ, chú thích, đơn vị, số liệu trên mỗi cột
- Chính xác khoảng cách và chiều cao của các cột hợp lý. 
Nhận xét: 
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số rất cao và cao nhất trong các vùng của cả nước.
- Gấp 4,7 lần mật độ dân số trung bình cả nước.
- Gấp 13,1 lần mật độ dân số vùng Tây Nguyên.
- Gấp 10,3 lần mật độ dân số vùng TD và miền núi Bắc Bộ.
- Gấp 2,9 lần mật độ dân số vùng ĐB. Sông Cửu Long.
2,0
0,5
0,25
0,25
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Cấp độ 
Tên 
Chủ đề 
( nội dung, chương)
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Địa lý dân cư 
 Giải thích được sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. Giải pháp giải quyết việc làm
Số câu : 1 
Tỉ lệ : 40% 
TS điểm : 4,0 đ 
Số điểm : 4,0 đ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Biết được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm MT và các di sản văn hóa của vùng
Số câu : 1
Tỉ lệ : 30% 
TS điểm : 3,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
Vùng đồng bằng sông Hồng
Vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê để hiểu và trình bày đạc điểm dân cư,xã hội của vùng
Số câu : 1
Tỉ lệ : 30 % 
TS điểm : 3,0 đ 
Số điểm : 3,0 đ
Tổng số câu : 3
Tỉ lệ : 100 %
TS điểm: 10,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
Số điểm : 4,0 đ
Số điểm : 3,0 đ
PHÒNG GD& ĐT H.GÒ CÔNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS VÕ VĂN CHỈNH NĂM HỌC 2014- 2015
 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 9
 Thời gian làm bài 60 phút
 MÃ ĐỀ 3
Câu 1 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động của nước ta phân theo khu vực
 ( Đơn vị: %)
Năm
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
62,2
13,0
24,8
2005
55,1
17,6
27,3
2008
52,3
19,3
28,4
2011
48,4
21,3
30,3
a) Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực giai đoạn 2000 - 2011
b) Trình bày các giải pháp để giải quyết việc làm ở nước ta 
Câu 2 (3,0 điểm): 
 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm những tỉnh, thành phố nào? 
 2. Kể tên 2 di sản văn hóa thế giới nằm ở Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và 2 quần đảo xa bờ nhất thuộc chủ quyền của nước ta.
 Câu 3 (3,0 điểm): Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học 
Mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2009
Khu vực
Mật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước
260
Trung du và miền núi Bắc Bộ
120
Đồng bằng sông Hồng
1232
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
197
Tây Nguyên
94
Đông Nam Bộ
597
Đồng bằng sông Cửu Long
425
a) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác ở nước ta năm 2009.
b) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác ở nước ta .
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÍ 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4,0đ)
a) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta giai đoạn 2000 – 2011:
* Nhận xét: Cơ cấu lao động phân theo khu vực nước ta có sự thay đổi:
- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm (DC)
- Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhanh tăng (DC)
- Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng (DC)
* Giải t

Tài liệu đính kèm:

  • docHoc_ki_2_9.doc