Bài giảng Cấu tạo ngoài của thân

doc 146 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấu tạo ngoài của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Cấu tạo ngoài của thân
TIẾT 14 Chương II: THÂN
CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
Ngày soạn: 26/09/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết các bộ phân ngòi của thân gồm; thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 loại chồi nách: cồi lá và chồi hoa.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết các loại thân: thân đứng, thân len, thân bò.
3.Thái độ:
- Yêu quí và bảo vệ cây xanh. Không bẻ cành, hái lá bừa bãi.
II. PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên:
+ Tranh câm 1 đoạn thân cây.+ Tranh cấu tạo chồi lá và chồi hoa.
+ Mẫu: cây đậu, day mồng tơi, day bìm bìm, cỏ mần trâu.
Học sinh:
Chuẩn bị các việc đã dặn ở tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan -Vấn đáp- tìm tòi- Dạy học nhóm- Trình bày 1 phút; 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức : 6  : 
2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút
 Có những loại rễ biến dạng nào, lấy ví dụ ? Chức năng chính của mỗi loại?
Đáp án- biểu điểm.
Một số loại rễ biến dạng thường gặp : Kể tên đúng 4 oại - lấy 4 VD ( 4điểm)
rễ củ - cà rốt 
rễ móc- Vạn niên thanh
rễ thở- Bụt mọc
giác mút- Tầm gửi
Một số loại rễ biến dạng làm chức năng khác của cây như: (Mỗi chức năng nêu đúng cho 1,5 đ)
Rễ cũ phình to chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả.
Rễ móc mọc ra từ các mắt thân, cành bám vào trụ giúp cây leo lên.
Rễ thở mọc ngược lên trên mặt đất giúp cây hô hấp trong không khí.
 Rễ giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác lấy thức ăn từ cây chủ
3. Bài mới 
Quan sát hàng ngày xung quanh ta, chúng ta thấy thân cây có đa dạng hay ko? Thế thì tại sao có sự đa dạng đó và cấu tạo thân như thế nào? Ta vào bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân.
MT: - Biết các bộ phân ngòi của thân gồm; thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.- Phân biệt được 2 loại chồi nách: cồi lá và chồi hoa.- Nhận biết các loại thân: thân đứng, thân len, thân bò
- GV kiểm tra mẫu các nhóm -> y/c q/s cành cây có đủ chồi, ngọn và cành.
- Treo tranh câm 13.1 SGK/ 43 hướng dẫn hs qs .
-> Tiểu kết các phần bộ phận của cây.
- Treo tranh cấu tạo chồi lá, chồi hoa -. y/c hs quan sát kỹ mẫu chồi lá, chồi hoa trên cành bí đỏ bổ dọc.
-Y/c hs quan sát mẫu vật kết hợp quan sát trang câm trên bảng -> ghi nhớ -> lên chú thích hình.
Cho hs phân biệt được chồi hoa và chồi lá.
 - GV Kết luận.
HĐ 2: Tìm hiểu các loại thân
MT: .- Nhận biết các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
GV: Treo tranh các loại thân.
Yêu cầu hs xác định:- Vị trí của thân Sự phân cách của thân?
- Thân đứng độc lập hay phải bám vào vật khác để leo cao? Leo bằng cách nào?
- Cho hs trình bày nội dung các câu thảo luận.
- Cho hs xác định các loại thân.
- Yêu cầu hs thực hiện Ñ SGK vào vở bài tập.
- Gv kết luận.
I. Cấu tạo ngoài của thân.
Hs quan sát tranh theo hướng dẫn của gv.
- Điền chú thích vào tranh câm.
- Hs quan sát mẫu vật + quan sát tranh ghi nhớ chú thích.
- Chú thích tranh câm.
- Hs phân biệt 2 mẫu vật chồi hoa và chồi lá.
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Chồi mang mầm lá gọi là chồi lá
- Chồi mang mầm hoa gọi là chồi hoa
II. Các loại thân
Để mẫu vật lên bàn đối chiếu với tranh, phân chia mẫu vật thành các nhóm.
- Độc thông tin ð SGK.
- Thảo luận tìm ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Xác định các loại thân trên tranh vẽ.
- Thực hiện Ñ vào vở bài tập -> nhận xét, bổ sung.
Đọc phần kết luận
Tùy theo cách mọc của thân, người ta chia thân ra làm 3 loại:
- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân củ.
- Thân leo: leo bằng thân quấn, tua cuốn.
- Thân bò.
4. Củng cố
Xác định trên mẫu và hình vẽ các bộ phận và các dạng thân.
Làm bài tập 2 trong SGK -> đánh giá cho điểm.
Vẽ hình và chú thích các bộ phận của thân
5. HDVN
Chuẩn bị bài “ Thân dài ra do đâu?” -> các nhóm kiểm tra lại việc gieo hạt và độ cao của thân cây đã mọc được.
DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày 30/09/2013
TIẾT 15: BÀI 14 - THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
Ngày soạn: 28/09/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Qua TN hs tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tiến hành TN, quan sát so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thực vật và ý thức bảo vệ TV- GD học sinh ý thức bảo vệ tính toàn ven của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm 
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: Tranh vẽ: thân dài ra do ngọn. 1 đoạn thân cây.
- HS: mẫu TN và kết quả TN.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thí nghiệm thực hành- Hoạt động nhóm- Giải quyết vấn đề- Trực quan -Vấn đáp- tìm tòi;.. .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức : 6  : 
2. Kiểm tra: 
Thân gồm những bộ phận nào? Điểm khác nhau cơ bản giữa chồi ngọn và chồi hoa?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Sự dài ra của thân
MT: - Qua TN hs tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn.Rèn luyện kỹ năng tiến hành TN, quan sát so sánh.
- GV yêu cầu hs báo cáo kết quả TN của cả nhóm.
- Ghi kết quả của các nhóm lên bảng
- Gọi 1,2 nhóm trả lời.
- Gợi ý: ở ngọn cây có các mô phân sinh ngọn.
- GV treo tranh 13.1 và giải thích tại sao bấm ngọn cây ko cao chồi lá, chồi hoa lại phát triển -> khi nào thì tiến hành tỉa cành.
- Hỏi: thân dài ra do bộ phận nào?
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm.
Giáo viên nghe phần trả lời, bổ sung của các nhóm.
Hỏi: + Những loại cây nào thường bấm ngọn?
+ Những loại cây nào thường tỉa cành?
Tích hợp GD môi trường:
Thực vật cung cấp cho con người rất nhiều sản phẩm, nếu thiếu đi thực vật cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do vậy bảo vệ cây xanh là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Không được bẻ cành, đu đeo, leo trèo làm gãy hoặc tróc vỏ cây
I. Sự dài ra của thân
- Báo cáo kết quả TN.
- Quan sát kết quả của các nhóm khác trên bảng.
- Quan sát tranh và tìm ra câu trả lòi qua sự giảng giải của giáo viên.
- Từ 1 -> 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
II. Giải thích những hiện tượng thực tế._ 
Thảo luận nhóm -> thực hiên ÑSGK/ 47 -> tìm ra nguyên nhân.
Đại diên 1,2 nhóm trả lời; các nhóm khác bổ sung.
HS trả lời.
Kết luận
Để tăng năng suất cây trồng tùy từng loại cây mà bấm ngọn hay tỉa cành vào từng giai đoạn thích hợp.
- Bấm ngọn những cây lấy: quả, hạt và thân.
- Tỉa cành đối với những cây lấy: gỗ và sợi.
4. Củng cố
- Hs đọc ghi nhớ
- Giải ô chữ cuối bài.
- Làm bài tập trang 47/ SGK.
- Gv nhận xét và cho điểm những em trả lời đúng.
5. HDVN
- Chuẩn bị trước bài “ Cấu tạo trong của thân non”
+ Đọc trước bài và quan sát hình. Ôn lại bài “ Cấu tạo miền hút của rể”.
+ So sánh với cấu tạo trong của thân với cấu tạo trong của rễ.
TIẾT 16 BÀI 15 - CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
Ngày soạn: 03/10/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hs nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non -> so sánh với cấu tạo trong của rễ.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây xanh.
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên: + Tranh cấu tạo trong của thân non.
 + Tranh cấu tạo của miền hút
- HS: Ôn lại KT cấu tạo miền hút
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan - Hoạt động nhóm- Giải quyết vấn đề-Vấn đáp- tìm tòi;.. .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Tổ chức : 6  : 
2. Kiểm tra: 
Thân dài ra là nhờ bộ phận nào? Vì sao cần phải bấm ngọn tỉa cành cho cây?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cấu tạo trong của thân non
MT: nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non -> so sánh với cấu tạo trong của rễ.
- Treo tranh cấu tạo trong của thân non, giải thích và hướng dẫn hs quan sát tranh + quan sát trong sách -> Ghi nhớ.
- Y /c 2 hs lên chú thích cho 2 tranh trên + nghiên cứu bảng xanh.
- Nêu câu hỏi:
+ Cấu tạo trong của thân gồm mấy phần chính? ( Vỏ và trụ giữa).
+ Vỏ gồm những phần nào? Chức năng từng phần?
+ Trụ giữa gồm những thành phần nào? Chức năng từng phần?
- Nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
Treo tranh 15.1 và 10.1 lần lượt cho hs lên ghi vài trang.
Yêu cầu hs thực hiên Ñ SGK.
Gợi ý: + Thân và rễ được tạo bằng gì?
+ Vị trí các bó mạch?
+ Chức năng của các phần?
Nhận xét và cho điểm hs trả lời.
Thân non có chứa diệp lục nên có khả năng quang hợp đây là một hoạt động có ý nghĩa đối với môi trường các em sẽ được tìm hiểu trong các tiết học sau tuy nhiên chúng ta cần có ý thức bảo vệ cây xanh vì cây xanh có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên
I. Cấu tạo trong của thân non
Hs quan sát tranh , ghi nhớ.
Chú thích tranh
Tìm câu trả lời hoàn thành bảng phụ
“ Cấu tạo trong và chức năng các bộ phân thân non”.
Từng hs trình bày câu trả lời, các hs khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận- Sơ đồ bảng phụ
II. So sánh miền hút và thân non Quan sát và ghi chú tranh
Hs thực hiệnÑ SGK.
Các nhóm thảo luận tìm câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
KL: các điểm giống và khác nhau.
Giống nhau:
- Đều chia làm hai phần : vỏ và trụ giữa
- Có sự hiện diện của các bó mạch cùng giữ chức năng vận chuyển các chất
Miền hút
Thân non
- Biểu bì có lông hút
- Thịt vỏ không chứa diệp lục
- Các bó mạch xếp xen kẽ nhau
- Không có
- Có chứ diệp lục
- Các bó mạch xếp chồng lên nhau mạch gổ ở trong mạch rây ở ngoài
Kết luận
Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần:
 Biểu bì gồm 1 lớp tế bào trong suốt -> bảo vệ bộ phận bên trong.
Vỏ: 
 Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có chứa chất diệp lục: dự trữ và quang hợp.
 Mạch rây gồm những tế bào sống vách mỏng: vc chất hc.
Trụ giữa: Bó mạch:
 Mạch gỗ gồm những tế bào có vách gổ dày: vận 
 chuyển nước và muối khoáng hòa tan
 Ruột: gồm các tế bào có vách mỏng: chứa chất dự trữ.
4. Củng cố
- Hs đọc nội dung “ Em có biết?”.
- Thân non có mấy phần? Mỗi phần có ý nghĩa gì? Phân biệt các phần trên tranh? Làm bài tập trong SGK. 
5. HDVN
Chuẩn bị bài” Thân to ra do đâu?”. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đoạn thân cây ngắn (thân già đã hoá gỗ).
DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày 07/10/2013
TIẾT 17: BÀI 16 - THÂN TO RA DO ĐÂU ?
Ngày soạn: 06/10/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được thân to ra là do sự phân chia tế bào của mô p[hân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Phân biệt được giác và ròng.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và so sánh.Tập xác định ròng và dác.
3.Thái độ:
- Tự học tự nghiên cứu, tìm tòi- giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho hs
II. PHƯƠNG TIỆN:
- Giáo viên:
+ Tranh sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành.
+ Đoạn thân gỗ già, thớt gỗ to.
- học sinh:
+ Thớt gỗ me, thớt gỗ tròn, cành cây ổi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức : 6A : 
2. Kiểm tra: 
Trình bày cấu tạo trong của thân non
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tầng phát sinh
MT: Hiểu được thân to ra là do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Treo tranh 15.1 và 16.1, yêu cầu hs quan sát tìm ra sự khác nhau.
- Gv gợi ý phần 16.1 ko có phần biểu bì.
- Hướng dẫn hs xác định vị trí 2 tầng phát sinh trên tranh.
- Hướng dẫn hs quan sát 2 tầng phát sinh trên mẫu vật đã treo.
+ Cạo lớp vỏ màu nâu trên thân ( cành) sẽ thấy lộ lớp vỏ màu xanh -> tầng phát sinh vỏ.
+ Tách lớp vỏ xanh ra sờ lên tầng gỗ thấy nhớt -> tầng sinh trụ.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời.
HĐ 2: Tìm hiểu vòng gỗ hàng năm.
- Gv yêu cầu hs đọc mục ð SGK và phần em có biết.
- Treo tranh và yêu cầu hs quan sát thảo luận theo câu hỏi:
+ Vòng gỗ là gì? Tại sao có vòng gỗ có màu trắng? Có vòng gỗ có màu sậm?
+ Làm thế nào để đếm được tuổi của cây?
-> Gv theo dõi, quan sát, nhận xét và cho điểm từng nhóm.
HĐ 3: Tìm hiểu dác và ròng.- MT: Phân biệt được giác và ròng.
- y/c hs hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là giác và ròng?
H: Tìm sự khác nhau giữa giác và ròng?
H: Trong thực tế việc sử dụng gỗ trong xây dựng, làm trụ cầu, tà vẹt đường người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?
Tích hợp GDMT: giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho hs
I.Tầng phát sinh
-Quan sát tranh, thảo luận tìm ra điểm khác nhau giữa 2 tranh
-1 hs trình bày điểm khác nhau.
-Hs xác định 2 tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ.
-1 hs lên bảng chỉ tranh.
-Trả lời câu hỏi SGK.
-Đọc thông tin.
-Các nhóm quan sát và phân biệt trên mẫu vị trí và đặc điểm 2 tầng phát sinh.
-Thực hiện Ñ SGK, các nhóm bổ sung.
-> Kết luận.: 
 Thân cây to ra do sự phân chia của các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
II. Vòng gỗ hàng năm.
Đọc ð SGK và đọc mục “ em có biết”.
- Quan sát tranh và thảo luận tìm ra cây trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi + đếm vòng gỗ trên các miếng thớt của mình.
Lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
->Kết luận.
Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.
III. Dác và ròng.
- Đọc thông tin, quan sát hình 16.2 và tìm câu trả lời.
- Các hs trình bày, các hs khác bổ sung.
- Hs cho thêm các ví dụ về công dụng của gỗ và các biện pháp bảo vệ .
Cây gỗ lâu năm có dác và ròng.
Dác nằm bên ngoài gồm những tế bào mạch gổ sống
Ròng nằm bên trong gồm những tế bào mạch gổ chết
4. Củng cố:
- Đọc phần kết luận .
- Xác định vị trí của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ? Thân to ra nhờ đâu?
- Xác định tuổi của cầy bằng cách nào? Tìm sự khác nhau giữa giác và ròng?
5. HDVN
- Xem trước bài” Sự vận chuyển các chất trong thân”.
- Hướng dẫn hs làm TN chuẩn bị cho bài sau “ Vận chuyển các chất trong thân”.
TIẾT 18 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
Ngày soạn: 10/10/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hs biết tự tiến hành TN để CM: nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
2.Kĩ năng:
- Thao tác thực hành
3.Thái độ:
- Ý thức tự nghiên cứu. Bảo vệ cây xanh
II. PHƯƠNG TIỆN:
+ TN trên 1 số mẫu: hồng, cúc, huệ.
+ Kính hiển vi, dao cắt, giấy thấm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Tổ chức : 6  : 
2. Kiểm tra: 
Thân to ra là do đâu? Cho biết chức năng của dác và ròng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
MT: Hs biết tự tiến hành TN để CM: nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
- Yêu cầu các nhóm để vật TN lên bàn -> Trình bày cách làm TN và kết quả của nhóm.
- Cho hs xem TN trên cành hoa và lá cùng đổi màu -> CM có sự vận chuyển cúa chất trong thân lên hoa và lá.
- Hướng dẫn hs cắt những lát mỏng qua qua cành -> Làm tiêu bản đưa lên kính hiển vi quan sát.
- Gv hướng dẫn hs bóc vỏ cành cây TN xác định bộ phận bị nhuộm màu và phần gân lá bị nhuộm.
- Gv cho 1 vài nhóm quan sát trên KHV -> xác định chổ nhuộm màu và trình bày cho cả lớp trao đổi.
- Treo tranh phần mạch gỗ bị nhuộm màu -> y/c hs nhận xét.
-> Kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển chất hữu cơ
MT: Hs biết tự tiến hành TN để CM: các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân.
H: khi bóc vỏ cây ta đã bóc luôn cả mạch nào?
- Mở rộng: chất hữu cơ do lá tạo ra và vận chuyển trong mạch rây bị ứ lại lâu ngày -> mép trên phình to -> người dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành.
H: khi bị đức mạch rây cây có sống được ko? Tại sao?
Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, ko lấy dây thép buột vào thân cây, ko tướt vỏ cây.
I. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
Các nhóm trưng mẫu vật TN -> trình bày các bước tiến hành và kết quả TN.
Cả lớp quan sát nhận xét kết quả TN.
Quan sát tiêu bản trên kính và ghi lại kết quả.
Thực hiện theo hướng dẫn của gv để quan sát những chổ bắt màu của gân lá.
Các nhóm thảo luận thực hiện lệnh SGK.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-> Kết luận.: 
Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ.
II. Vận chuyển chất hữu cơ
- Đọc TN và quan sát hình 17.2 cùng với quan sát vật mẫu.
-Thảo luân nhóm thực hiện lệnhÑSGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Trả lời và nhận xét -> liên hệ thực tế -> hình thành ý thức bảo vệ cây xanh.
-> Kết luận.
Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
4. Củng cố
- Đọc phần kết luận.
- Trình bày TN chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng?
- Mạch rây có chức năng gì?
- Làm bài tập SGK -> gv nhận xét đánh giá cho điểm. Hoàn thành bài tập còn lại.
5. HDVN
Chuẩn bị bài “ Biến dạng của thân’. Mỗi nhóm mang theo 1 củ khoai tây đã lên mầm, củ su hào có rễ, củ gừng còn lá ở trên, củ dong và 1 nhánh xương rồng.
DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày 14/10/2013
TIẾT 19 - BÀI 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN	
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua qs mẫu và tranh ảnh.
- Nhận biết 1 số thân biến dạng trong TN.
2.Kĩ năng:
- Quan sát, nhận biết kiến thức qua so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục yêu TN, tinh thần tự học tự tìm tòi, ý thức thực hành.
II. PHƯƠNG TIỆN:
GV: + Một số mẫu vật thật. Tranh hình 18.1, 18.2 SGK.
HS: Mang các mẫu vật đã dặn ở các tiết trước
III. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành-Thảo luận nhóm-Vấn đáp tìm tòi
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức : 6  : 
2. Kiểm tra: 
Thân gồm những bộ phận nào? Điểm khác nhau cơ bản giữa chồi ngọn và chồi hoa?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Quan sát các loại vật mẫu:
MT: nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua qs mẫu và tranh ảnh.
Yêu cầu hs qs các loại củ đem theo -> Tìm những đặc điểm nào chứng tỏ đó là thân.
cho hs phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên những vị trí so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng -> Tìm điển giống nhau và khác nhau giữa các loại củ.
Cho hs bóc vỏ củ dong -> Thấy các mắt nhỏ là chồi nách, vỏ hình vẩy -> lá.
Nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh phần trình bày của các nhóm.
*Giống: chồi, lá -> thân
phình to, chúa chất dự trữ.
* Khác: thân rễ: hình rễ.
Thân củ: dạng hình tròn.
Quan sát thân cây xương rồng:
- Hướng dẫn hs qs tìm những điểm thích nghi với đk sống.
- Lưu ý: y/c hs cẩn thận khi đâm que nhọn vào cây xương rồng, dùng khăn lạnh rửa sạch nhựa cây để không dính vào tay không dây lên bàn.
- Sống trong đk nào lá -> gai?
- Cây xương rồng thường sống ở đâu?
HĐ 2:Tìm hiểu chức năng biến dạng của thân
Hướng dẫn: qua thực tế quan sát hãy tìm ra chức năng của các loại thân biến dạng.
GV: Phân tích chức năng của mỗi loại thân biến dạng đối với cây
1/Quan sát các loại vật mẫu:
Các nhóm qs củ mang theo và tiến hành phân chia.
Trình bày các điểm chứng minh đó là thân.
Thực hiện Ñ.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm -> các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận.
Hs qs thân, gai, chồi, ngọn cành xương rồng.
Dùng que nhọn đâm vào thân cây xương rồng -> qs hiện tượng -> thảo luận nhóm theo Ñ.
Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận trước lớp -> nhận xét, bổ sung.
Đọc ð SGK -> KL chung.
2/Chức năng biến dạng của thân
Thảo luận thống nhất đáp án hoàn thành trong bảng sgk
- Thân biến dạng: 
+Thân củ -> dự trữ chất dinh dưỡng
+Thân rễ ->dự trữ chất dinh dưỡng
+Thân mọng nước -> dự trữ chất nước
4. Củng cố:
? Kể tên các loại thân biến dạng? Chức năng của mỗi loại là gì?
- Đọc mục” Em có biết?”.
5. HDVN
- Chuẩn bị bài “Ôn tập”. Ôn lại các KT đã học từ tuần 1->9.
TIẾT 20 ÔN TẬP
Ngày soạn: 18/10/2013
Ngày dạy: ..../..../2013
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp hs hệ thống kiến thức đã học, nắm vững trọng tâm chương trình.
- Chuẩn bị kiến thức cho tiết kiểm tra sắp tới
2.Kĩ năng:
- Quan sát, nhận biết kiến thức qua so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục yêu TN, tinh thần tự học tự tìm tòi, ý thức thực hành.
II. PHƯƠNG TIỆN:
GV:
+ Tranh vẽ: ◦Các cơ quan của cây cải.
Sơ đồ cấu tạo tế bào TV.
Sơ đồ sự lớn lên và 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_snh_6i.doc