BÀI TẬP SINH THÁI HỌC I - TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1/ Tổng nhiệt hữu hiệu: Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho một chu kì phát triển của một động vật biến nhiệt. Công thức: T = (x - k).n T: Tổng nhiệt hữu hiệu; x: Nhiệt độ môi trường; k: Ngưỡng nhiệt phát triển; n: Thời gian phát triển của một giai đoạn hay cả chu kì sống. 2/ Hiệu suất sinh thái: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Công thức : eff = ( C i+1/Ci ).100 %. eff : Hiệu suất sinh thái. Ci : Bậc dinh dưỡng thứ i. C i+1: Bậc dinh dưỡng thứ i+1. II – BÀI TẬP VẬN DỤNG: 1/ Tổng nhiệt hữu hiệu: BÀI TẬP 1: Trứng cá hồi bắt đầu phát ở 0oC. Nếu nhiệt độ tăng dần đến 2oC thì sau 205 trứng mới nở thành cá con. a/ Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con. b/ Nếu nhiệt độ là 5oC và 10oC thì mất bao nhiêu ngày. c/ Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 5oC và 10oC. Rút ra kết luận gì ? d/ Tại sao gọi tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt ? BÀI TẬP 2: Ở ruồi giấm có thời gian của chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 250C là 10 ngày đêm, còn ở 180C là 17 ngày đêm. a/ Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm (k) b/ Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho chu kì sống của ruồi giấm (T) c/ Xác định số thế hệ (hệ số trung bình) của ruồi giấm trong năm. d/ Suy ra phạm vi ngưỡng nhiệt, chiều hướng tác động của nhiệt độ tới tốc độ phát triển và mối quan hệ biểu hiện ra sao ? BÀI TẬP 3: Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của sâu khoang ở Hà Nội như sau: Trứng: 56 độ/ngày; Sâu: 311 độ/ngày; Nhộng: 188 độ/ngày; Bướm: 28,3 độ/ngày. Biết nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 23,6oC. Ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ là 10oC. a/ Xác định thời gian phát triển ở từng giai đoạn. b/ Xác định số thế hệ trung bình của sâu khoang cổ trong một năm. 2/ Hiệu suất sinh thái: BÀI TẬP 4: Một hệ sinh thái được năng lượng mặt trời cung cấp 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dung trong quang hợp. Số năng lượng bị mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 sử dụng được 25 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 2 sử dụng được 2,5 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 3 sử dụng được 0,5 kcal. a/ Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật. b/ Xác định sản lượng sinh vật tinh (thực tế) ở thực vật. c/ Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng. d/ Tính hiệu suất sinh thái của các SVTT cấp 1,2,3. BÀI TẬP 5: Lập sơ đồ hình tháp sinh thái năng lượng với số liệu như sau: Sản lượng sinh vật thực SVTT bậc 1: 0,49 x 106 = kcal/ha/năm Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 1 là 3,5% Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 2 là 9,2% BÀI TẬP 6: Ở một hệ sinh thái (đơn vị: Kcal/m2/ngày) Sức sản xuất sơ cấp thô: 625 Số năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVSX:60% Sản lượng sinh khối SVTT bậc 1 tạo ra:100 Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 1 là: 20 Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3 là 10%. Năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVTT bậc 2 là: 90%.Tính: a/ Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 2 ? b/ Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng BÀI TẬP 7: Trong một chuỗi thức ăn, sản lượng sinh vật toàn phần của SVTT bậc 1 là 2,4x104 Kcal. Hiệu suất sinh thái theo thứ tự của SVTT bậc 1, SVTT bậc 2, SVTT bậc 3 là 6,4%, 5%, 2,6%. Tính sản lượng sinh vật toàn phần của các sinh vật còn lại.
Tài liệu đính kèm: