Bài giảng Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 8976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Tuần 27 Ngày soạn: 01-03-2013
Tiết 43 Ngày dạy: 04-03-2013
 Bài 28
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM 
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức. 
- HS nắm được những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế, Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
- Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của phong trào cải cách Duy tân và những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách không thực hiện được.
3. Kĩ năng.
- Phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, liên hệ giữa lí luận với thực tiễn.
2. Thái độ.
- Nhận thức đây là 1 hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước. 
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà Duy tân ở Việt Nam. 
- Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
	B. CHUẨN BỊ.
- Máy chiếu.
- Tài liệu về các nhân vật: Bùi viện, Phan Thanh Giản, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ...
- Nguyên văn đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Huy Tế. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. 
1. Kiểm tra bài cũ. (4p)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh..
2.Giới thiệu bài mới: (1p)
Trong thời gian cuối thế kỉ XIX, tình hình nước ta đầy biến động: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, tình hình kinh tế, xã hội sa sút nghiêm trọng, thái độ chống Pháp của triều đình Huế, các cuộc đấu tranh chống xâm lược và chống phong kiến của nhân dân diễn ra sôi nổi. Trong bối cảnh đó xuất hiện nhiều đề nghị cải cách nhằm cứu vãn tình hình. Đây là một nội dung quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung chính của những đề nghị cải cách, nắm được một số nhà cải cách tiêu biểu, và nguyên nhân vì sao những đề nghị cải cách đó không được thực hiện.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1 (11p)
* Mục tiêu kiến thức cần đạt: Học sinh nắm được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Tại sao xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX lại lâm vào khủng hoảng. 
- GV : Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong SGK
 ? Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có những điểm gì nổi bật? 
- Nội trị là gì ? (Những chính sách đối với nhân dân trong nước) Triều đình tiếp tục vơ vét bóc lột nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa ở chốn cung đình , đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng, dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân trong biển máu 
- Ngoại giao là gì? Quan hệ với người nước ngoài triều đình thự hiện Án binh bất động và thực thi chính sách thỏa hiệp trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp-> Khiến cho kinh tế, xã hội VN rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
? Biểu hiện của sự khủng hoảng về kinh tế và xã hội?
- Kinh tế: 
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp: đình trệ.
+ Tài chính: kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Xã hội:
+ Mâu thuẫn giai cấp( Nông dân ><TDP) ngày càng gay gắt.
? Tình hình đó đã đưa đến hậu quả tất yếu nào?
- Phong trào khởi nghĩa của nhân dân đặc biệt là nông dân bùng nổ dữ dội.
? Dựa vào phần chữ in nhỏ trong sgk Hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ? (GV cho HS quan sát các địa điểm khởi nghĩa trên lược đồ)
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến cuối thế kỉ XIX?
 Ngay từ đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta triều đình nhà Nguyễn để bảo vệ lợi ích của dòng họ, nên đã không cùng nhân đứng lên chống xâm lược, vẫn tiếp tục sử dụng chính sách tăng cường bóc lột nhân dân để thoả mãn cuộc sống xa hoa, lãng phí chốn cung đình làm cho nền kinh tế trì trệ. 
 Dưới nạn ngoại xâm của thực dân Pháp và sự cai trị của nhà Nguyễn, nhân dân điêu đứng, mùa màng thất bát, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Vì vậy một bộ phận nhân dân, đặc biệt là nông dân do không chịu đựng được nỗi thống khổ, đã đứng lên khởi nghĩa chống triều đình pk.
GV: cho học sinh quan sát tranh: Tình cảnh người nông dân cuối thế kỉ XIX.
 ? Qua bức tranh này em biết được điều gì?
 ? Để giải quyết tình hình trên, yêu cầu đặt ra cho xã hội VN lúc này là gì?
( Thay đổi chế độ xã hội, hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời).
Vậy qua mục này các em thấy tình hình xã hội Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX là như vậy. Các em đã học về lịch sử thế giới các em thấy LSTG trong giai đoạn này như thế nào? (LSTG đang phát triển như vũ bão, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp nhiều nước đã trở thành siêu cường kinh tế như : A,P, ĐHoà chung với sự phát triển đó các nhà cải cách VN họ cũng mong muốn xã hội được phát triển, nên họ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách. Vậy họ là những ai?
* Hoạt động 2(13p)
* Mục tiêu kiến thức cần đạt: HS biết được mục đích, những nội dung chính của các đề nghị cải cách và tên một số nhà cải cách tiêu biểu.
? Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước lại đưa ra những đề nghị cải cách ? 
- Từ thực trạng kinh tế - xã hội khủng hoảng...
- Từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của ket thù.
? Các đề nghị cải cách nhằm mục đích gì?
Nhằm tạo tiềm lực cho đất nước để có thể đương đầu với kẻ thù 
? Nội dung của các đề nghị cải cách?
- GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách nửa cuối thế kỉ XIX ? (Trần Đình túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền,Viện Thương Bạc, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch)
- GV : Cho HS quan sát bảng thống kê.
- GV: Đây là những nhân vật với ý tưởng cải cách độc đáo
? Vậy em có nhận xét gì về các nhân vật trên? Họ là những người như thế nào? 
- Họ là những con người thông thái, họ đi nhiều, biết nhiều, đã từng chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu-Mĩ, và những thành tựu của văn hoá phương Tây. Họ đã biết kết hợp những tinh hoa văn hoá nhân loại để đưa ra những đề nghị cải cách, để đổi mới canh tân đất nước phát triển theo xu thế của thời đại. 
? Theo em trong các đề nghị cải cách trên, cải cách nào là tiêu biểu nhất ? ( Nguyễn Trường Tộ) Vì sao?
( Vì ông là người đưa ra các cải cách toàn diện nhất). Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu vài nét về Ông.
GV: Cho HS biết về thân thế, và một số nội dung của các bản điều trần.
Như vậy phải nói NTT thực sự là một nhân tài của đất nước. Nhưng những cải cách của ông đã không được thực hiện. Mặc dù không được thực hiện nhưng lịch sử sẽ mài lưu danh Ông.
? Để tên tuổi của NTT mãi được lưu danh ngày nay nhân dân ta đã làm gì? ( Đặt tên những ngôi trường, những con đuờng mang tên ông)
- Chúng ta vừa tìm hiểu xong những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Vậy kết cục của các đề nghị cải cách như thế nào? chuyển 
mục III.
* Hoạt động 3( 11p)
* Mục tiêu kiến thức cần đạt: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục 3
? Em có suy nghĩ gì về những cải cách của các sĩ phu giai đoạn cuối thế kỉ XIX?
 Ngoài việc họ là những con người thông thái, hiểu biết, họ còn là những con người dũng cảm dám vượt qua rào cản của chế độ Pk, những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm trí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách, để canh tân đất nước.
 Các cải cách của các sĩ phu phần nào tác động đến cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế ( Tiến hành một số cải cách, nới lỏng chính sách bế quan toả cảng, bớt ngặt nghèo với thiên chúa giáo...) Nhưng nhìn chung, các đề nghị cải cách đã không thực hiện được.
 ? Các đề nghị cải cách không thực hiện được do những nguyên nhân nào ?
- GV : Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong khi đó ở một số nước trong khu vực đã tiến hành cải cách và đem đến sự phồn thịnh cho đất nước, như : Nhật Bản và Xiêm.... Còn những đề nghị cải cách của các sĩ phu gửi lên triều đình được vua Tự Đức khen hay nhưng lại được mang vào trong kho cất giữ.
? Tuy các đề nghị cải cách không thực hiện được nhưng có ý nghĩa gì?
? Nếu như các đề nghị cải cách trên được thực hiện thì tình hình đất nước sẽ ra sao? 
Thì lịch sử Việt Nam sẽ có những bước ngoặt lớn: không lâm vào cảnh mất nước và đời sống nhân dân thời bấy giờ phải khốn khổ, tình hình phát triển đất nước không bị tụt hậu như đã có trong lịch sử.
? Vì sao những cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được, mà những đổi mới nước ta hiện nay lại đang thành công?
Vai trò lãnh đạo của ĐCS VN.
Được nhân dân ủng hộ.
Những đổi mới nước ta hiện nay xuất phát từ cơ sở trong nước.
Xã hội ổn định, có nền chính trị vững vàng.
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. 
- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược nhằm thôn tính nước ta.
- Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
*Kinh tế: 
 Đình trệ, kiệt quệ. 
* Xã hội:
Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
=>Các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. 
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
* Nội dung: Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá...của nhà nước PK.
* Các nhà cải cách tiêu biểu: 
Trần Đình túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
III. Kết cục của các đề nghị cải cách.
1. Kết cục: Các đề nghị cải cách không thực hiện được.
2. Nguyên nhân:
- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội.
- Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.
4.Ý nghĩa:
+Gây tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình, phản ánh nhận thức của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần cho sự ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
4. Sơ kết bài học(4p)
 - Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam còn xuất hiện trào lưu đòi cải cách duy tân nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc.
- Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của một bộ phận sĩ phu, văn thân và một số quan lại, đình thần.
- Trong số các đề nghị cải cách, nổi bật lên hệ thống các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.
- Mặc dù các đề nghị cải cách không được thực hiện nhưng nó đã phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội, góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến hóa của dân tộc ta.
 Bài tập1 (Hãy khoanh tròn vào đầu câu em chọn đúng): Tình hình đất nước vào những năm 60 của thế kỉ XIX có những biểu hiện nào sau đây? 
A. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.
B. Chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.
C. Đời sống nhân dân ổn định.
D. Tài chính kiệt quệ.
E. Mâu thuẫn giai cấp, xã hội gay gắt.
H. Tất cả các biểu hiện trên.
Bài tập2 (Điền từ đúng(Đ) hoặc sai (S) vào ô trống):
Cản trở nào sau đây là chủ yếu nhất dẫn đến cải cách không thực hiện được?
ÿ Những cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc.
ÿ Sự ngăn cấm của chính quyền đô hộ thực dân Pháp
ÿ Sự bảo thủ của triều đình phong kiến.
ÿ Cán trở sự phát triển của xã hội Việt Nam. 4. Hướng dẫn về nhà (1p):
- HS học bài, làm bài tập.
- Giờ sau học lịch sử địa phương
Thế kỷ 19 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Những quốc gia có những nhà lãnh đạo thức thời nhìn ra được xu hướng thời đại đã đưa dân tộc đến chỗ vinh quang như Nhật bản, Xiêm. Ngược lại nhiều nước vì không nhìn ra cái mấu chốt của cải cách đã lỡ những dịp may và chuốc lấy cái thảm họa bị nước ngoài cai trị. Việt Nam ta ở vào trường hợp thứ hai mặc dầu không hiếm những sĩ phu thiết tha với tiền đồ của dân tộc, hoặc dâng sớ xin cải tổ, hoặc soạn thảo điều trần. Một trong những người đó là: 
Nguyễn Trường Tộ Sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc.
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Ông mất ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871.
Nguyễn Lộ Trạch: Ông là con Tuần phủ Nguyễn Quốc Uy, rể đại thần Trần Tiễn Thành. Tuy là người học rộng biết nhiều, nhưng ông không thi cử, chỉ lưu tâm về đường thực dụng.
Năm Đinh Sửu (1877), nhân một kỳ thi Đình có đề ra nói về thời sự, ông dâng một bản Thời vụ sách, nhưng không được triều đình quan tâm đến. Vì trong Thời vụ sách, ông nêu lên những yêu cầu bức thiết về thời cuộc nước nhà.
Năm Nhâm Ngọ (1882), giặc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông lại dâng bản Thời vụ sách II, nêu lên sách lược cứu nước khẩn trương: Nội dung Thời vụ sách II gồm mấy điều chủ yếu:
1. Dời đô về Thanh Hoá lấy chỗ địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước.
2. Lập đồn điền ở các nơi.
3. Luyện binh và sắm vũ khí mới.
4. Học cơ khí phương Tây.
5. Ngoại giao, thông thương rộng với các nước trên thế giới.
Triều đình vẫn không quan tâm những điều ông trình bày.
Đến năm Nhâm Thìn (1892), nhân kỳ thi Đình có ra đề hỏi về “đại thế toàn cầu”. Ông thừa dịp thảo bản Thiên hạ đại thế luận dâng trình. Nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cach tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_Su_8.doc