Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ, quân và dân huyện Hoài Ân giai đoạn 1930-2015 - Nguyễn Tân Phú

doc 39 trang Người đăng dothuong Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ, quân và dân huyện Hoài Ân giai đoạn 1930-2015 - Nguyễn Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ, quân và dân huyện Hoài Ân giai đoạn 1930-2015 - Nguyễn Tân Phú
Trường Tiểu học số 2 Ân Đức
Giáo viên: Nguyễn Tấn Phú 
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH 
CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ, QUÂN VÀ DÂN HUYỆN HOÀI ÂN 
GIAI ĐOẠN 1930 - 2015”
Câu 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Hoài Ân đã tổ chức bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức. Nêu tên các đồng chí Bí thư Huyện ủy và nhiệm vụ trọng tâm của từng kỳ Đại hội đề ra (từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất cho đến nay)?
Trả Lời
1. Đại hội đại biểu lần thứ I 
Đại hội được tổ chức vào khoảng đầu tháng 01/1947 tại thôn An Thuờng, xã Ân Thạnh. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I (01/1947 – 9/1947) gồm 9 đồng chí.
- Đồng chí Đặng Thành Chơn đuợc bầu làm Bí thư; đồng chí Tăng Xuân Mai - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch Ủy ban hành chính (UBHC).
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ giai đoạn này là tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các tổ chức quần chúng, phát triển các lực luợng vũ trang nhân dân địa phương, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khẩn truơng đào tạo đội ngũ cán bộ để phục vụ kháng chiến. Đảng trong toàn huyện.
đạo caạo cau viên mớihờin Đồng, Đặng Thành Chơn, Phạm Tiến và Lê Khoan Hồng, do đồng chí Huỳnh Đăng Th
2. Đại hội đại biểu lần thứ II
	Đại hội đuợc tổ chức vào khoảng đầu tháng 9/1947 tại nhà ông Huơng bản Phố ở xã Ân Thạnh, hơn 30 đại biểu thay mặt cho khoảng 15 chi bộ tham dự. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa II (9/1947 – 7/1948) gồm 11 đồng chí.
- Đồng chí Hà Thảng đựoc bầu làm Bí thư; đồng chí Tăng Xuân Mai - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch UBHC.
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là tiếp tục lãnh đạo “Toàn dân kháng chiến”, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng bộ vững mạnh làm nòng cốt cho các công tác xây dựng và bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.
3. Đại hội đại biểu lần thứ III
	Đại hội được tổ chức vào khoảng tháng 7/1948 tại thôn Khoa Trường, xã Ân Đức.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa III (7/1948 – 6/1949) gồm 11 đồng chí.
- Đồng chí Hà Thảng đựoc bầu làm Bí thư; đồng chí Tăng Xuân Mai - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch UBHC.
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là đưa các công tác xây dựng căn cứ địa lên một buớc mới, nhất là các công tác: bố phòng, sản xuất tự cấp, tự túc, xây dựng Đảng 
- Cuối năm 1948, đồng chí Hà Thảng đựoc điều đi hướng chiến lược, đồng chí Nguyễn Ngọc Thành được chỉ định làm Quyền Bí thư.
4. Đại hội đại biểu lần thứ IV
Đại hội được tổ chức vào khoảng tháng 6/1949 tại thôn Vĩnh Viễn, xã Ân Tường (nay là Ân Tường Đông).
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV (6/1949 – 7/1950) gồm 15 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Ngọc Thành đựoc bầu làm Bí thư; đồng chí Tăng Xuân Mai - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch UBHC và đến năm 1950 làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính (UBKCHC)
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là: “động viên mạnh các tầng lớp nhân dân đóng góp cho kháng chiến, trực tiếp là cho chuẩn bị tổng tiến công” và “xây dựng Đảng thành một Đảng quần chúng đông đảo và mạnh mẽ”.
- Cuối năm 1949, đồng chí Nguyễn Ngọc Thành đựoc điều đi hướng chiến lược, đồng chí Đặng Quang Minh được chỉ định làm Quyền Bí thư.
5. Đại hội đại biểu lần thứ V
Đại hội được tổ chức vào tháng 7/1950 tại thôn Vĩnh Viễn, xã Ân Tường (nay là Ân Tường Đông).
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V (7/1950 – 2/1952) gồm 17 đồng chí.
- Đồng chí Đặng Quang Minh đựoc bầu làm Bí thư. Đồng chí Hoàng Ngọc Cảnh đựoc bầu làm Phó bí thư; đồng chí Trần Học - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch UBKCHC.
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là: tăng cường xây dựng Hoài Ân vững mạnh về mọi mặt, ra sức động viên mọi nhân - tài - vật lực của địa phương để góp phần vào công cuộc “gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công”. 
- Giữa năm 1951, đồng chí Đặng Quang Minh đựoc điều lên tỉnh; đồng chí Hoàng Ngọc Cảnh được chỉ định làm Quyền Bí thư.
6. Đại hội đại biểu lần thứ VI
	Đại hội được tổ chức vào tháng 2/1952 tại thôn Thanh Lương, xã Ân Tín. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VI gồm 19 đồng chí.
- Đồng chí Hoàng Ngọc Cảnh đựoc bầu làm Bí thư; đồng chí Võ Đình Lan đựoc bầu làm Phó bí thư.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác bố phòng chống địch, lãnh đạo thực hiện tốt các chủ truơng và chính sách của Nhà nước, trọng tâm là thuế nông nghiệp và dân công, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác xây dựng và củng cố Đảng.
- Đầu năm 1953, đồng chí Huỳnh Triếp - Tỉnh ủy viên đựoc điều về làm Bí thư thay đồng chí Hoàng Ngọc Cảnh. Giữa năm 1953, đồng chí Huỳnh Triếp đựoc điều về tỉnh, đồng chí Hoàng Ngọc Cảnh làm Bí thư đến đầu năm 1955. Đồng chí Trần Đình Châu - Ủy viên Ban TVHU làm Chủ tịch UBHC từ năm 1953 đến năm 1955.
II. Các kỳ Đại Hội Đảng bộ huyện Hoài Ân trong kháng chiến chống Mỹ
- Đầu tháng 4/1955, Tỉnh ủy quyết định thành lập Huyện ủy bí mật, đồng chí Võ Đình Lan được chỉ định làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Chước làm Phó bí thư.
- Đầu tháng 10/1961, đồng chí Lê Văn Quát (Lê Nguyên) - Tỉnh ủy viên về làm Bí thư; đồng chí Võ Đình Lan làm Phó bí thư.
- Tháng 6/1962, đồng chí Võ Đình Lan được bầu bổ sung vào Tỉnh ủy, được chỉ định làm Bí thư thay đồng chí Lê Văn Quát (được điều về tỉnh).
1. Đại hội đại biểu lần thứ VII 
	Đại hội được tiến hành khoảng giữa tháng 3/1963 tại đầm ông Thưng, làng Nước Ron, xã An Nghĩa, huyện An Lão. Hơn 20 đại biểu thay mặt cho trên 100 đảng viên toàn huyện về dự. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VII gồm 8 đồng chí (7 chính thức, 1 dự khuyết).
- Đồng chí Võ Đình Lan - tỉnh ủy viên đựoc bầu làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Chại và đồng chí Dương Đình Tường đựoc bầu làm Phó bí thư. Tháng 12/1963, đồng chí Nguyễn Chại làm Chủ tịch UBMT dân tộc giải phóng huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ: Đẩy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, phát động quần chúng nổi dậy diệt ác phá kèm, giành quyền làm chủ vùng giáp ranh, tạo bàn đạp và hành lang tiến xuống vùng sâu. Đồng thời ra sức xây dựng, phát triển thực lực chính trị và vũ trang, tăng cường xây dựng Đảng, tích cực phát triển đảng viên mới...
- Tháng 7/1964, đồng chí Võ Đình Lan được điều về tỉnh; đồng chí Dương Đình Tường được chỉ định Quyền Bí thư.
2. Đại hội đại biểu lần thứ VIII 
	Đại hội được tổ chức tháng 5/1965 tại Đá Đen, xã Ân Hảo, 50 đại biểu thay mặt cho 161 đảng viên toàn huyện về dự.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VIII gồm 19 đồng chí, Ban Thường vụ có 05 đồng chí.
- Đồng chí Phạm Phát - tỉnh ủy viên được Tỉnh ủy điều động làm Bí thư; đồng chí Trịnh Tòng và đồng chí Dương Đình Tường đựoc bầu làm Phó bí thư.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ: Tập trung sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng và giành quyền làm chủ chắc đại bộ phận nông thôn, đồng bằng; Thực hiện chính sách ruộng đất, bồi dưỡng sức dân, xây dựng hậu phương vững mạnh mọi mặt; Tích cực động viên sức người, sức của góp phần cùng toàn tỉnh, toàn miền Nam làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa địch và ta, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” của địch.
- Cuối tháng 10/1966, đồng chí Phạm Phát chuyển công tác khác, đồng chí Dương Đình Tường đựoc bầu làm Bí thư. Cuối năm 1967, đồng chí Dương Đình Tường đựoc chuyển về tỉnh, đồng chí Trịnh Tòng được chỉ định làm Quyền Bí thư; đồng chí Trần Đình Châu được Tỉnh ủy điều về làm Phó bí thư và đồng chí Nguyễn Quang Thọ được đề bạt làm Phó bí thư. 
3. Đại hội đại biểu lần thứ IX
	Đại hội được tổ chức khoảng tháng 10/1968 tại thôn Vĩnh Đức, xã Ân Tín, có 80 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 250 đảng viên toàn huyện tham dự. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IX gồm 19 đồng chí, Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Dương Đình Tường được bầu làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Quang Thọ và đồng chí Nguyễn Lịch được bầu làm Phó bí thư. 
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ: tăng cường công tác chính trị và tư tưởng, ra sức xây dựng thực lực cách mạng và đẩy mạnh mọi mặt công tác, kiên quyết bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển sản xuất. Tích cực động viên nhân – tài – vật lực vừa đảm bảo các nhu cầu thiết yếu tại chỗ, vừa hoàn thành các chỉ tiêu nghĩa vụ tỉnh giao. Đẩy mạnh tiến công ra phía trước, khẩn trương xây dựng và phát triển thực lực hợp pháp ở vùng sâu và vùng yếu, kiên quyết chống phá lấn chiếm “bình định”, thu hẹp vùng địch kiểm soát. 
- Giữa tháng 8/1969, đồng chí Lê Văn Đấu – Tỉnh ủy viên được điều về làm Bí thư thay cho đồng chí Dương Đình Tường (ra miền Bắc chữa bệnh).
4. Đại hội đại biểu lần thứ X
	 Đại hội được tổ chức vào cuối tháng 10/1970 tại làng Na (xã An Sơn, huyện An Lão). 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa X gồm 21 đồng chí, Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Dũng được bầu làm Bí thư.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ tập trung vào 3 vấn đề lớn: (1) Đánh giá đúng thực chất tình hình địch – ta. Quán triệt sâu sắc đường lối, phương châm, nội dung, tính chất của giai đoạn tổng tiến công và nổi dậy. Vận dụng và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm. (2) Tạo sự chuyển biến về tư tưởng, khắc phục một số biểu hiện hữu khuynh, cá nhân chủ nghĩa. Nâng cao lập trường, quan điểm giai cấp và ý chí cách mạng tấn công, quyết tâm kiên trì kháng chiến, nổ lực giành thắng lợi to lớn, toàn diện, vững chắc. (3) Tổ chức tổng kết, phổ biến và học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ lãnh đạo và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.
- Tháng 8/1971, đồng chí Nguyễn Hoài An được bầu bổ sung làm Phó bí thư.
5. Đại hội đại biểu lần thứ XI
	Đại hội được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 31/01/1972 tại đồng Nhà Mười, thôn Vạn Hội, xã Ân Tín. 
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI gồm 23 đồng chí, Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Dũng – Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư; đồng chí Trương Ngọc Thanh và đồng chí Nguyễn Ngọc Châu được bầu làm Phó bí thư. 
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: Tập trung sức của Đảng bộ, quân dân, các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, đẩy mạnh 3 mũi giáp công, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công liên tục, mạnh mẽ, tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã lớn lực lượng quân sự địch, đánh sụp bộ máy ngụy quyền từ quận đến xã, thôn, giành và giữ dân tại chỗ, giải phóng toàn huyện.
6. Đại hội đại biểu lần thứ XII
	Đại hội được tiến hành vào ngày 15/4/1973 tại xóm 3, thôn Gia Trị, xã Ân Đức.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XII gồm 21 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Dũng – Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư; đồng chí Trương Ngọc Thanh – CT UBND cách mạng huyện và đồng chí Nguyễn Văn Thẩm được bầu làm Phó bí thư. 
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: ra sức xây dựng Đảng, xây dựng vùng giải phóng, xây dựng thực lực cách mạng về mọi mặt, kiên quyết đập tan mọi âm mưu nông lấn, phá hoại Hiệp định Paris của địch. Đẩy mạnh đấu tranh “2 chân 3 mũi giáp công”, sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống.
7. Đại hội đại biểu lần thứ XIII
	Đại hội được tiến hành vào ngày 08/7/1974 tại xóm Lớn, thôn Vạn Hội, xã Ân Tín. 
 - Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII gồm 23 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Dũng được bầu làm Bí thư; đồng chí Trương Ngọc Thanh – CT UBND cách mạng huyện được bầu làm Phó bí thư. 
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: Động viên sự nổ lực và quyết tâm cao nhất của Đảng bộ và quân dân toàn huyện nhằm từng bước thay Sư đoàn 3 trong nhiệm vụ giữ chốt, đánh địch tại chỗ. Đồng thời đẩy mạnh các mặt xây dựng hậu phương và phục vụ tốt cho tiền tuyến, góp phần cùng quân và dân cả tỉnh, toàn miền giành thắng lợi mới to lớn hơn.
IV. Các kỳ Đại hội sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài An lần thứ I (tức Đại hội đại biểu lần thứ XIV)
Thực hiện chủ trương của Trung ương, tháng 11/1975 hợp nhất huyện Hoài Ân và huyện An Lão cùng hai xã ĐakMang và BokTới của huyện Vĩnh Thạnh thành huyện Hoài An. Tỉnh ủy chỉ định Ban Chấp hành lâm thời 32 đồng chí và chỉ định đồng chí Đinh Xuân Ba làm Bí thư; đồng chí Đỗ Ngọc Vinh làm Phó bí thư – CT UBND lâm thời.
Từ ngày 27 đến ngày 29/2/1977 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài An lần thứ I (tức Đại hội đại biểu lần thứ XIV) được tổ chức tại thôn Gia Chiểu, xã Ân Đức, dự Đại hội có 131 đại biểu. 
 - Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIV gồm 23 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Đinh Xuân Ba được bầu làm Bí thư; đồng chí Đỗ Ngọc Vinh được bầu làm Phó bí thư – CT UBND huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: phát động phong trào cách mạng sôi nổi trong Đảng bộ, quân và dân toàn huyện; phục hồi, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tinh thần tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tập trung đẩy mạnh sản xuất, tạo một bước thay đổi lớn trong phát triển kinh tế nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp toàn diện. Vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa cải tiến lưu thông, phân phối hàng hóa bảo đảm đến tay người tiêu dùng công bằng, hợp lý. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao đời sống nhân dân.
- Tháng 5/1979, đồng chí Võ Văn Dũng được bầu bổ sung làm Phó bí thư. 
2. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài An lần thứ II (tức Đại hội đại biểu lần thứ XV)
Đại hội được tiến hành từ ngày 23 đến ngày 26/61979 tại thôn Gia Chiểu, xã Ân Đức, dự Đại hội có 175 đại biểu.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XV gồm 29 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Đinh Xuân Ba – Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư. Các đồng chí: Võ Văn Dũng làm Phó bí thư – thường trực Huyện ủy; Đỗ Ngọc Vinh làm Phó bí thư – CT UBND huyện; Bùi Thiện làm Phó bí thư – CT UBMT TQVN huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: Đẩy mạnh sản xuất toàn diện, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất, đời sống trước mắt và sẵn sàng chiến đấu, thu mua nắm nguồn hàng, cải tiến công tác lưu thông phân phối, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường công tác trật tự, an ninh, quốc phòng, xây dựng hậu phương vững mạnh, tăng cường củng cố xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, nhất là cơ sở.
 3. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI
Ngày 24/8/1981 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định chia huyện Hoài An thành 2 huyện: Hoài Ân và An Lão. Ngày 12/12/1981, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghĩa Bình ra quyết định thành lập Đảng bộ huyện Hoài Ân chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1982, đồng thời chỉ định Ban Chấp hành lâm thời 19 đồng chí, Ban Thường vụ lâm thời 06 đồng chí và đồng chí Võ Văn Dũng được chỉ định làm Quyền Bí thư; đồng chí Đỗ Ngọc Vinh làm Phó bí thư – CT UBND huyện; đồng chí Bùi Thiện làm Phó bí thư.
Đại hội lần thứ XVI (sau khi tái lập huyện) diễn ra từ ngày 28 đến ngày 31/10/1982 tại thôn Gia Chiểu, xã Ân Đức, dự Đại hội có 165 đại biểu.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVI gồm 31 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 09 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Dũng – Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư; đồng chí Đỗ Ngọc Vinh làm Phó bí thư – CT UBND huyện; đồng chí Trương Ngọc Thanh, Ủy viên Ban TVHU - Thường trực Huyện ủy.
- Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ là: Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền và vai trò làm chủ thật sự của nhân dân lao động; đẩy mạnh sản suất, lưu thông, cải tạo thị trường, đổi mới công tác quản lý kinh tế, đưa nền kinh tế huyện nhà từ sản suất nhỏ từng bước tiến vững chắc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội. Đồng thời ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phát triển phong trào an ninh nhân dân
- Tháng 01/1985, đồng chí Võ Văn Dũng về hưu; đồng chí Đỗ Ngọc Vinh được bầu làm Bí thư. 
4. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII
Đại hội được tiến hành từ ngày 19 đến ngày 21/9/1986 tại thôn Gia Chiểu, xã Ân Đức, dự đại hội có 219 đại biều.
 - Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVII gồm 43 đồng chí (có 10 dự khuyết), Ban Thường vụ có 11 đồng chí.
- Đồng chí Đỗ Ngọc Vinh được bầu làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Vệ làm Phó bí thư - Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Thẩm làm Phó bí thư - CT UBND huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) là: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổ chức lại công tác phân phối lưu thông, ổn định và cải thiện lại một bước đời sống cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động. Đẩy mạnh cơ sở vật chất – kỹ thuật, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, đổi mới cơ chế quản lý. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục và y tế. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tập trung củng cố, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy và đổi mới phong cách lãnh đạo. Củng cố kiện toàn đồng bộ bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể từ huyện đến cơ sở.
- Tháng 12/1987, đồng chí Đỗ Ngọc Vinh từ trần; đồng chí Nguyễn Văn Thẩm – Tỉnh ủy viên được bầu làm Bí thư vào tháng 02/1988.
5. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII
Đại hội được tiến hành từ ngày 16 đến ngày 18/5/1989 tại nhà văn hóa huyện, có 214 đại biểu tham dự.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII gồm 33 đồng chí (có 2 dự khuyết), Ban Thường vụ có 07 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Trọng Bườm được bầu làm Bí thư; đồng chí Hoàng Như Ý làm Phó bí thư - Thường trực Huyện ủy; đồng chí Dương Thanh Hùng làm Phó bí thư - CT UBND huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 2 năm (1989 – 1990) là: Giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển một bước kinh tế - xã hội; bảo đảm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động; giảm mạnh mật độ tăng dân số, nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, tăng cường sức khỏe, nâng cao trình độ dân trí. Làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đổi mới hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, phát huy dân chủ XHCN, đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội.
6. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX
Đại hội được tiến hành từ ngày 13 đến ngày 16/12/1991 tại nhà văn hóa huyện (thị trấn Tăng Bạt Hổ) có 219 đại biểu tham dự.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIX gồm 27 đồng chí, Ban Thường vụ có 09 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Mười được bầu làm Bí thư; đồng chí Hoàng Như Ý làm Phó bí thư - Thường trực Huyện ủy; đồng chí Dương Thanh Hùng làm Phó bí thư - CT UBND huyện.
- Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu là: quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn một số cây, con, ngành nghề, có nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng sản xuất hàng hóa để có tích lũy, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và tăng sức hút từ bên ngoài nhằm ổn định, từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Coi trọng việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và vai trò các đoàn thể nhân dân, kiên quyết đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội, tạo tiền đề để phát triển nhanh hơn trong những năm tiếp theo.
- Tháng 6/1993, đồng chí Dương Thanh Hùng chuyển công tác khác. Tháng 3/1995, đồng chí Nguyễn Mười chuyển về tỉnh; đồng chí Hoàng Như Ý được bầu làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Khoa Thi làm Phó bí thư - CT UBND huyện; đồng chí Lê Việt Cường làm Phó bí thư – Thường trực Huyện ủy.
7. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX
Đại hội tiến hành từ ngày 11 đến ngày 12/4/1996 tại nhà văn hóa huyện (thị trấn Tăng Bạt Hổ), có 209 đại biểu tham dự.
- Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XX gồm 33 đồng chí, Ban Thường vụ có 09 đồng chí.
- Đồng chí Hoàng Như Ý được bầu làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Khoa Thi làm Phó bí thư - CT UBND huyện; đồng chí Lê Việt Cường làm Phó bí thư – Thường trực Huyện ủy. 
- Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 1996 - 2000 là: tiếp 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_thi_tim_hieu_30_nam_dang_bo_Hoai_An.doc