Bài dự thi: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1461Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÀ 2
Nguyễn Như Đạt
BÀI DỰ THI: “PHỤ NỮ VIỆT NAM
ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đã trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh của dân tộc chống lại các thế lực xâm lăng, đấu tranh với thiên tai để bảo về tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, duy trì nòi giống con Rồng cháu Tiên, PNVN đã chứng tỏ được sức mạnh của lòng yêu nước, trì thông minh, ý chí quật khởi, tinh thần hy sinh xả thân vì nước, lòng nhân từ và đức hy sinh cao cả. Biết bao tấm gương liệt nữ kiên trung bất khuất đã để lại danh thơm cho con cháu muôn đời. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc thị Bưởi, Nguyễn thị Chiên
Năm 1965, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt, ngày 22-3-1965, tại Đan Phượng- Hà Tây, Hội LHPN VN đã phát động phong trào 3 đảm đang. Đó là: Đảm nhiệm sản xuất, công tác thay thế chồng con đi chiến đấu; Đảm nhi ệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Sau đó, phong trào được Bác Hồ đổi tên thành ba đảm đang
Hàng chục triệu phụ nữ đã không quản ngày đêm và bom đạn kẻ thù, vừa hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong sản xuất nông nghiệp, với tinh thần “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí” chị em nữ nông dân “tay cày, tay súng” đã sôi nổi thi đua đảm đang thay nam giới làm chủ ruộng đồng, tham gia quản lý hợp tác xã, nhiều chị là chủ nhiệm giỏi. Trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...với khẩu hiệu thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, với quyết tâm “tim có thể ngừng đập, máy không thể ngừng chạy”, hàng chục vạn nữ công nhân “tay búa, tay súng” đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua “luyện tay nghề, thi thợ giỏi” nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nhiều chị liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều năm liền...
Thi đua với phụ nữ công nhân, nông dân trên mặt trận lao động sản xuất, chị em công tác trong các ngành y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, công tác chính quyền, đoàn thể luôn nêu cao tinh thần phục vụ, nhiều chị nêu gương sáng tận tuỵ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
Với vai trò người vợ, người mẹ, chị em đã hết lòng chăm sóc nuôi dưỡng dạy dỗ các con trưởng thành, tận tình chăm sóc cha mẹ già, giữ trọn đạo thuỷ chung, trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ vững tay súng nơi chiến trường.
Các bà, các chị hiểu rằng nơi trận mạc lành ít, dữ nhiều nhưng vẫn động viên, khuyến khích chồng, con, người thân lên đường ra trận. Nhiều người mẹ tiễn chồng, con rồi lại tiễn cháu tiếp bước cha anh lên đường đánh giặc Tiêu biểu là mẹ Nguyễn thị Thứ ở Điện Bàn -Quảng Nam có 9 người con và 2 cháu hy sinh vì nước.
“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là truyền thống của phụ nữ ta; nhưng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, chưa có cuộc chiến tranh nào lực lượng phụ nữ lại tham gia đông đảo như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ti êu biểu là nữ tướng Nguyễn Thị Định, anh hùng Nguyễn thị Lý, Chị Út T ịch với câu nói nổi tiếng “ Còn cái lai quần cũng đánh” , chị Nguyễn Thị Bình tham gia đàm phán thành công tại Hội nghị Pa-ri, chị Ngô thị Tuyển, mẹ Suốt, chị Lê thị Riêng tức chị Sứ trong TP “Hòn Đ ất” 
Thi đua với phụ nữ miền Nam, hàng chục ngàn nữ thanh niên miền Bắc đã hăng hái gia nhập các đơn vị dân quân tự vệ trực tiếp cầm súng chiến đấu với tinh thần gan dạ thông minh, phối hợp cùng các đơn vị bộ đội, dân quân bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hàng chục ngàn nữ thanh niên tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các mặt trận, lập nên những chiến công vẻ vang. Chị em nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến với tinh thần “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” ngày đêm bám trụ dưới bom rơi đạn nổ, sửa đường thông xe , nhiều chị đã hy sinh oanh liệt giữa tuổi thanh xuân.như 11 cô gái Truông Bồn, 10 cô gái Đồng Lộc, 4 nữ TNXP trên đường Quyết Thắng Quảng Bình, hàng chục nữ TNXP hy sinh ở Lưu Xá- Thái Nguyên Họ mãi mãi tấu lên bài ca bất diệt nối tiếp truyền thống yêu nước anh hùng của Bà Trưng, Bà Triệu.
Thời kỳ “Ba đảm đang” cả n ước có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng được tôn vinh; 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 chị em là chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”. Phụ nữ Việt Nam ta xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Phụ nữ Việt Nam dũng cảm đảm đang chống Mỹ cứu nước”.
Được tiếp lửa từ ngọn đuốc lòng yêu nước và sự xả thân hy sinh vì dân tộc của những thế hệ PNVN, PNHT đã làm cháy sáng thêm phẩm chất Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang. Trong cao trào XVNT, PNHT đã tham gia sôi nổi, và đi đầu trong các cuộc biểu tình là nữ chiến sĩ cộng sản Trần Thị Dung, Trần Thị Hường. PNHT đã tham gia phục vụ 2 cuộc kháng chiến, đặc biệt là trong phong trào 3 đảm đang, nhiều tập thể nữ dân quân tự vệ đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi máy bay địch nhu nữ dân quân Kỳ Phương, Núi Nài, Thạch Hải, Xuân Liên. đặc biệt là thêm 2 liệt nữ mang tên Trần thị Hường 
( chị Hường ở Tiểu đội 12 ly 7 Thị xã và chị Trần thị Hường, 1 trong 10 cô). 
Trên lĩnh vực giáo dục, nữ AHLĐ Bùi Thị Thảo giáo viên mẫu giáo Bùi Xá đã trở thành tấm gương sáng cho nữ CNVCLĐ. Trên mặt trận giao thông vận tải nổi lên là Anh hùng La Thị Tám.
Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và TW Hội LHPN VN, Hội LHPN Hà tĩnh và Ban nữ công LĐLĐ tỉnh, PNHT đã phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trên các lĩnh vưc sản xuất, công tác, đóng góp phần không nhỏ vào công cuộc XĐGN, CNH - HĐH quê hương. Hiện các cấp hội PN quản lý gần 750 tỷ đồng từ tất cả các nguồn vốn trong và ngoài nước cho 202 ngàn lượt hội viên vay XĐGN. Toàn tỉnh hiện có 14 NGUT và 3 TTUT là nữ, 1 chị là UVBTV TU, 5 chị trưởng các ngành, đoàn thể, 20 chị phó ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, Hội LHPN Hà Tĩnh đã được phong tặng danh hiệu AHLĐ thời kỷ đổi mới.
Quá khứ vẻ vang song hiện tại và tương lai cũng đang đặt lên đôi vai người phụ nữ nhiều trọng trách đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đóng góp sức mình vào sự phát triển của tỉnh nhà và của đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_viet_ve_nguoi_phu_nu_Viet_Nam.doc