Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Thể dục lớp 8 - Năm học 2016-2017- Phạm Thị Nhung

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Thể dục lớp 8 - Năm học 2016-2017- Phạm Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Thể dục lớp 8 - Năm học 2016-2017- Phạm Thị Nhung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS KẺ SẶT
BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
MÔN: THỂ DỤC 8 
Năm học: 2016- 2017
PHỤ LỤC I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.
Bộ giáo dục và đào tạo.
Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Hải Dương
Phòng giáo dục và đào tạo huyện: Bình Giang
Trường THCS Kẻ Sặt.
Giáo viên dự thi: Phạm Thị Nhung
 Sinh ngày: 25/05/1976
PHỤ LỤC II
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: Dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
2. Môn học chính: Thể dục
3. Các môn được tích hợp: 
+ Mĩ thuật 9 (Tập vẽ dáng người  ) 
+ GDCD : - Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau
 - Tính kiên trì, biết vượt qua khó khăn
 - Tính tự giác, kỉ luật. Tác phong nhanh nhẹn.
+ Âm nhạc: - Cảm thụ âm nhạc tốt.
PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS
Môn: Thể dục 8.
Tiết 9:
Bài thể dục  : Ôn từ nhịp 18-25, học tư nhịp 26-35 của bài thể dục liên hoàn.
Chạy ngắn: một số động tác bổ trợ kỹ thuật, trò chơi, xuất phát thấp - chạy lao
Chạy bền : Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức.
2.Mục tiêu dạy học:
* Sau khi học xong tiết học này, học sinh phải thấy được:
a. Kiến thức 
*.Kiến thức bài học :
- Học sinh thực hiện cơ bản đúng từ nhịp 1-25 của bài thể dục liên hoàn.
- Nắm được kĩ thuật và thực hiện được từ nhịp 25-35 của bài thể dục liên hoàn
- Thực hiện cơ bản đúng 1 số động tác bổ trợ cho chạy ngắn cũng như kỹ thuật xuất phát thấp chạy nhanh, tham gia trò chơi nhiệt tình
- Rèn luyện sức bền, biết vận dụng tự tập luyện hằng ngày.
- An toàn trong học tập.
- Một số năng lực cần phát triển : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
* Kiến thức liên môn cần tích hợp:
Kiến thức môn GDCD 
- Học sinh rèn luyện tính tự giác, tích cực trong tập luyện.
- Học sinh có được tinh thần đoàn kết, biết chia sẻ với nhau thông qua trò chơi 
- Học sinh rèn luyện ý chí, biết vượt qua khó khăn trong tập luyện môn chạy bền.
 Kiến thức Môn mỹ thuật 
+ Các em biết vẽ tư thế thân người ở các nhịp của bài thể dục một cách sáng tạo.
Kiến thức của môn âm nhạc :
- Các em thuộc được bài " trái đất này là của chúng mình", có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt thông qua bài thể dục liên hoàn. Các em còn có thể tìm ra các bài hát khác để khớp nhạc với bài thể dục liên hoàn.
 b. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát và thực hiện một vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường trong bài
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
c. Thái độ:
* Qua tiết học:
 - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường nơi ta ở nói chung và môi trường học tập nói riêng.
- Rèn ý chí, tinh thần tự giác tích cực tham gia môn học.
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập và trong hoạt động nhóm
- Yêu thích môn Thể dục cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhac.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng học sinh: Lớp 8
4. Ý nghĩa của bài học:
 Giúp các em thấy được vai trò to lớn của việc rèn luyện sức khỏe và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường . Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực để tập luyện hằng ngày để học tập - bảo vệ tổ quốc và có ý thức bảo vệ môi trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
 - Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu....)
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Cách thức tổ chức: 
* Hoạt động 1: Mở đầu: 
- Nhận lớp: + Lớp trưởng báo cáo sĩ số
 + Giáo viên phổ biến nội dung bài học
- Khởi động: + Bài thể dục tay không phát triển toàn thân ( động tác cổ, tay, lườn, vặn mình, bụng, chân,toàn thân).
 + Xoay các khớp ( khớp cổ châ kết hợp khớp cổ tay, khớp vai,khớp gối, ép dọc,ép ngang).
-Kiểm tra bài cũ: Em hãy thực hiện từ nhịp 1-16 của bài thể dục với vòng.
* Hoạt động 2: Cơ bản	
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh ôn từ nhịp 1-25. Phân nhóm ôn tập.
Tích hợp với môn GDCD . Rèn luyện tính tự giác tích cực trong tập luyện.
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh học từ nhịp 26-35:
 Tích hợp môn Mĩ thuật 9 – Bài 13:Tiết 14 tập vẽ dáng người.
Tích hợp với môn GDCD 8 – Bài 11:Rèn luyện tính tự giác tích cực trong tập luyện. Bài 5- Pháp luật và kỉ luật
 Tích hợp môn âm nhạc :
- Các em tìm các bài hát có thể ghép nhạc với bài thể dục này.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong bài kết hợp với trình chiếu video thực hiện từ nhịp 1-35 của bài thể dục liên hoàn. 
Bước 3: Hướng dẫn học sinh chạy ngắn - chạy bền.
Tích hợp với môn GDCD:
 - Rèn luyện tính tự giác tích cực trong tập luyện.
 - Tạo cho học sinh có được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau thông qua trò chơi 
- Rèn cho học sinh ý chí vượt khó, sức chịu đựng thông qua nội dung chạy bền
Bước 4. Củng cố:
- Qua bài học, em nắm được những nội dung gì ? Em hãy khái quát nội dung bài học bằng quan sát tranh vẽ tư thế thân người ở các nhịp 1-35 của bài thể dục liên hoàn một cách sáng tạo.
 - Thông qua bài học giúp các em có được tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ,chia sẻ với nhau trong học tập 
+ Tích hợp với môn Âm nhạc 
 - Giáo viên cho học sinh nghe các nhịp từ 1 đến 35 kết hợp lời bài hát « Trái đất này là của chúng mình » .
* Hoạt động 3: Kết thúc
 - Thả lỏng
 - Nhận xét giơ học
 - Bài tập về nhà:
 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới
 - Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật 9 tiết 14 tập vẽ dáng người
 - Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về tư thế thân người cùng vòng từ nhịp 1-22 của bài thể dục với vòng một cách sáng tạo.
 - Rèn luyện chạy bền vào sáng sớm hoặc chiều tối.
GIÁO ÁN
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS
Môn: Thể dục 8
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
.
Tiết 9:
 Bài thể dục : Ôn từ nhịp 18-25, học từ nhịp 25-35 của bài thể dục liên hoàn.
 Chạy ngắ: Ôn 1 số động tác bổ trợ kỹ thuật, trò chơi
 Chạy bền : Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức.
I .Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện cơ bản đúng từ nhịp 1-25 của bài thể dục liên hoàn.
- Nắm được kĩ thuật và cách thực hiện từ nhịp 25-35 của bài thể dục.
- Thực hiện cơ bản đúng 1 số động tác bổ trợ của chạy ngắn và thâm gia trò chơi nhiệt tình
- Rèn luyện sức bền, biết vận dụng tự tập luyện hằng ngày.
- An toàn trong học tập.
- Một số năng lực cần phát triển : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
II. Địa điểm và phương tiện.
Sân tập vệ sinh sạch sẽ, băng đĩa thể dục, đài
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
III. Nội dung và phương pháp.
Nội dung
Định 
lượng
Phương pháp tổ chức
A.Phần mở đầu
1.Nhận lớp
Kiểm tra sĩ số, trang phục, tình trạng sức khoẻ của HS
Lớp 8A................
Lớp 8B..............
Phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.Khởi động
- Tập bài thể dục tay không lớp 6 
- Xoay các khớp
- Ép dọc, ép ngang. 
Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau.
3. Kiểm tra bài cũ
- Thực hiện bài TD từ nhịp 1 - 25? 
- Thực hiện tư thế sẵn sàng - Xphát
8-10P
1-2P
 4-5P
2x8
2x8
2x8
1p
2P
Cán sự lớp tập hợp báo cáo.
 Đội hình nhận lớp.
 x x x x x x x x x x xx 
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
D
GV phổ biến ngắn gọn nêu rõ trọng tâm giờ học.
GV hướng dẫn, cán sự lớp hô cùng tập với lớp. Đội hình khởi động:
 x x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x x
D
GV gọi 2 học sinh lên thực hiện. Lớp cùng GV nhận xét, đánh giá.
B.Phần cơ bản
1.Bài TD.
*Ôn từ nhịp 1 – 25 của bài TD. Tích hợp với môn GDCD 8. Rèn luyện tính tự giác tích cực trong tập luyện.
* Học từ nhịp 26 - 35:
 Nội dung như SGV TD8 trang 20.
Tích hợp môn Mĩ thuật 9 – Bài 13:Tiết 14 tập vẽ dáng người.
* Ôn từ nhịp 1-35
Tích hợp với môn Âm nhạc: Học sinh cảm thụ với nhạc tốt hơn
2. Chạy ngắn
- Chạy bước nhỏ
- Chạy nâng cao đùi
- Chạy đạp sau
- Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”
Tích hợp với môn GDCD: Rèn tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Cách đo và đóng bàn đạp:
Đóng trước vạch xuất phát 1,5 bàn chân, bàn đạp sau cách vạch xuất phát chiều dài 3 bàn chân, hai bàn đạp cách nhau theo chiều ngang 10 -20cm. Bàn đạp chân khoẻ đặt phía trước, góc độ ngả ra sau khoảng 45 - 500, bàn đạp sau khoảng 75 -800,
- Kĩ thuật XP thấp - chạy lao (SGV TD8 tr 26 - 28):
 + “Vào chỗ”
 + “Sẵn sàng”
 + “Chạy !”.
3. Chạy bền:
- Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
Tích hợp với môn GDCD: Rèn ý chí kiên trì, biết vượt qua khó khăn
C. Phần kết thúc
1. Thả lỏng hồi tĩnh
Tập động tác thả lỏng thư duỗi khớp.
2.Nhận xét
- Kiến thức kĩ năng ý thức và kết quả giờ học.
3.Hướng dẫn tập luyện ở nhà.
Chạy ngắn –Bài TD – Chạy bền.
28-30P
12-14P
2-4p
10-12'
1-2l
nt
2-3lần
2-3p
4-6'
5P
2p
2p
1p
- GV điều khiển lớp ôn tập đồng loạt kết hợp quan sát sửa sai cho HS.
Gv làm mẫu học sinh quan sát
Nêu vấn đề: Em hãy thực hiện các nhịp từ 26-35 sau khi đã qsát? – Gọi 1 em thực hiện. Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
Gv làm mẫu học sinh quan sát và làm theo.
Gv hô cho học sinh thực hiện - ->hô nhịp tăng dần, quan sát sửa sai cho H/s.
- GV phân lớp thành 4 nhóm tập luyện, các nhóm tự quản, Gv giúp các nhóm ôn luyện.
*Củng cố: Từng nhóm trình bày kết quả ôn luyện của nhóm mình, lớp cùng GV nhận xét, bổ sung, sửa sai.
- Cho học sinh nghe đài, và tập theo nhạc
Nêu nội dung ôn luyện, điều khiển thực hiện từng nhóm 4em., Hs khác qsát, sửa sai.
Đội hình luyện tập và trò chơi:
x x x x x 
x x x x x 
Giáo viên phổ biến luật chơi,cách chơi và tổ chức cho học sinh chơi. Yêu cầu học sinh chơi nhiệt tình đúng luật. 
Cho Hs qsát tranh cách đo và đóng bàn đạp. 
 GV giới thiệu ngắn gọn kết hợp làm mẫu.
Gọi 1-2 HS lên đo và đóng bàn đạp.
Cho HS qsát tranh kĩ thuật XP thấp – chạy lao. Nêu vấn đề: Em hãy thực hiện kĩ thật đó? Hs cùng GV qsát, bổ sung GV giới thiệu ngắn gọn kĩ thuật. Hs Tập theo từng nhóm 4 em.
- Cho học sinh chạy theo nhóm sức khỏe, GV theo dõi nhắc nhở.
Học sinh vừa đi vưà thở và thực hiện động tác thả lỏng 
-Về thành hàng ngang.
- Nhận xét đánh giá kết quả tiết học Hướng dẫn học sinh về nhà tập luyện các nội dung đã học vào buổi sáng hoặc chiều một cách thường xuyên, tự giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docvinh_cu_to.doc