Bài dự thi Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2017
BÀI DỰ THI
CUỘC THI SƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2017
Chủ đề: “70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ trên con tem Bưu chính”.
- Họ và tên: Hoàng Gia Linh.
- Ngày tháng năm sinh: 19/01/2005.
- Học sinh lớp 6A1, trường THCS Mỹ Hội - xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Số nhà: 013, tổ 01, ấp Mỹ Thới, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Số điện thoại: 0976 73 63 99.
Câu 1: Tới nay Bưu điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Câu 2: Vài nét về những anh hùng được thể hiện qua tem:
1. Nguyễn Viết Xuân: sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi, anh đã dũng cảm vượt vùng tạm chiến ra vùng tự do, xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11 năm 1952, lúc đầu, anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào, Nguyễn Viết Xuân cũng luôn nêu cao quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 trong trận chiến không quân với Hoa Kỳ ở phía tây Quảng Tây, ông bị máy bay địch bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ cộng sự và làm chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!". Trong đời binh nghiệp, ông từng làm chinh sát thuộc C3, Đoàn 99, tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận ông mang quân hàm thiếu úy, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325 quân khu 4. 
Tấm gương chiến đấu anh dũng quên mình vì nhiệm vụ của đồng chí được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị rất cảm phục, cả đại đội 3 đã dấy lên một cao trào thi đua, kiên quyết chiến đấu lập công, trả thù cho người chính trị viên yêu quý của mình. Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên. Ngày 01/01/1967, Nguyễn Viết Xuân đã được nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Nguyễn Văn Trỗi: (còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. 
Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 02/5/1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/5 /1964. Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
3. Võ Thị Sáu: tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. 
Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4/1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. 
Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2/3/1993, chủ tịch nước ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.
Câu 3: Sự khác biệt giữa 2 mẫu tem:
Là tem Bưu chính năm 1963, 
bên dưới có ghi số 12
Là tem Thương binh năm 1965, 
bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"
Câu 4: 
 Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.
 Anh sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.
Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.
Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:
"Quyết hy sinh vì Đảng vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
Câu 5:
Kỷ niệm Ngày Thương Binh – Liệt Sỹ 27/7 là ngày có những hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự hòa bình, độc lập của dân tộc. Có những hoạt động như: hoạt động giúp các gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cánh mạng; hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”; các hoạt động tri ân nhân ngày Thương binh Liệt sỹ, Địa phương em cũng tổ chức một ngày hoạt động thiết thực, thăm hỏi và tặng quà, động viên cho các gia đình Thương binh Liệt sỹ nhân ngày kỉ niệm Thương binh Liệt sỹ 27/7. Năm trước, em chưa đủ tuổi để tham gia. Nhưng chị họ của em đã vinh dự được đi và kễ cho em nghe. Ngày hôm ấy để lại cho chị ấy ấn tương sâu đậm. 
Buổi tối, chị ấy đã chuẩn bị đồ đạc, đúng 7 giờ sáng, chị đã có mặt tại UBND xã Mỹ Hội và khoác trên mình một chiếc áo xanh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội kèm một chiếc nón xanh tình nguyện. Rất đông người có mặt ở đó, nào là các bác các cô ở ủy ban, các cụ già đã từng làm bộ đội, cựu chiến binh, các thương binh liệt sỹ và các bạn tình nguyện. Bắt đầu buổi lể, bác chủ tịch xã bước lên bục phát biểu tuyên bố lý do diển ra buổi lể. Sau khi buổi lể kết thúc, mọi người bắt đầu chia thành từng nhóm để đi thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chị ấy rất tự hào và vui sướng trong lòng khi tham gia hoạt động bổ ích đó. Mọi người đã trò truyện với các thương binh liệt sỹ về những cuộc chiến đấu oanh liệt. Sau khi nghe xong câu chuyện, mọi người không cầm nước mắt. Cuộc trò chuyện đã kết thúc, chúng em đã gửi các bác một món quà nho nhỏ nhưng đầy lòng kính trọng. Tuy món quà không đáng giá bao nhiêu nhưng các bác vẫn nhận lấy bằng một nụ cười hiền hậu. Mọi người cũng không quên gửi tặng thêm những lời chúc sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc. Tiếp đến mọi người tập hợp lại bia mộ tưởng niệm có khắc tên 365 người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh. Mọi người xếp thành hàng và nhận lấy nhang. Rồi lần lượt lên thấp nhang, vái lạy. Tiếp theo mọi người mượm chổi của bà con xung quanh và dọn dẹp lại bia mộ. Người làm cỏ, người lau bia, người quét dọn, mỗi người một việc. Tuy những việc ấy rất đơn giản nhưng cũng góp phần nào an ủi những người đã khuất. Sau khi don dẹp xong, chị ấy cùng mọi người đi thăm các gia đình có nhà tình nghĩa mới xây dựng cách đây một năm. Khi đến nơi, ai cũng náo nức chào, hỏi thăm, động viên cho họ có thể cố gắng vượt qua khó khăn để thoát nghèo, có người đã tặng quà, ủng hộ tiền để giúp đỡ những người khó khăn. Thế rồi ánh mặt trời dần dần khuất bóng, báo hiệu mọi người phải quay về UBND xã Mỹ Hội một lần nữa. mọi người tập trung nhận quà vì đã góp mặt đầy đủ. Khi đi về lòng chị ấy vẫn còn vấn vương, vẫn muốn đi thăm hỏi các thương binh liệt sỹ tiếp nữa nhưng buổi thăm hỏi đã kết thúc. Tuy ra về hơi sớm nhưng lòng chị cảm thấy hạnh phúc, ấm ấp lạ thường.
Sau khi nghe chị kể xong, em tự hứa với mình rằng nhất định phải đi thăm hỏi các thương binh liệt sỹ giống như chị vậy. tuy nghe chị kể thôi nhưng em đã thấu hiểu được nổi khổ và sự dũng cảm của người bộ đội đi kháng chiến em sẽ luôn biết ơn họ, vì họ đã hi sinh và bảo vệ đất nước. Cho chúng ta một tương lai tươi đẹp, em sẽ học tập tốt để xứng đáng với sự đánh đổi mồ hôi, xương máu của thế hệ cha ông đi trước đã ngã xuống.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_du_thi_Su_tap_va_Tim_hieu_tem_buu_chinh_2017_Gia_Linh.doc