600 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chọn lọc Vật lí lớp 12 - Ngô Tiến Đạt

doc 54 trang Người đăng dothuong Lượt xem 668Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "600 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chọn lọc Vật lí lớp 12 - Ngô Tiến Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
600 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết chọn lọc Vật lí lớp 12 - Ngô Tiến Đạt
Tài liệu luyện thi ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG
Mùa thi 2016
=====
Trắc nghiệm lý thuyết chọn lọc
VẬT LÝ 12
(Theo chương trình giảm tải mới nhất 
của Bộ giáo dục và đào tạo)
Thầy NGÔ TIẾN ĐẠT - FTU biên soạn
Hà Nội - 2016
DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (118 câu)
Các đại lượng dao động điều hòa
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ (TS ĐH - 2007)
	A. tăng 4 lần 	B. giảm 2 lần 	C. tăng 2 lần 	D. giảm 4 lần 
 Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Asin(ωt +φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là(TNPT -2007)
	A. vmax = A2w	B. vmax = 2Aω	C. vmax = Aω2	D. vmax = Aω
Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là(TNPT - 2007)
	A. 	B. 	C. 	D. 
Chọn phát biểu sai:
	A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lập đi lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
	B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
	C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0.
	D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là : (TSĐH 2009)
	A. 	B. 	C. 	D. 
Pha ban đầu của dao động điều hoà:
	A. phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và gốc thời gian .
	B. phụ thuộc cách kích thích vật dao động .
	C. phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động .
	D. Cả 3 câu trên đều đúng .
Pha ban đầu j cho phép xác định 
	A. trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
	B. vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
	C. ly độ của dao động ở thời điểm t bất kỳ
	D. gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
 Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian?
	A. Vận tốc. 	B. gia tốc. 	C. Biên độ. 	D. Ly độ.
Dao động tự do là dao động mà chu kỳ 
	A. không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
	B. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. 
	C. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ. 
	D. không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. 
 Dao động là chuyển động có:
	A. Giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB
	B. Qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian
	C. Trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau
	D. Lập đi lập lại nhiều lần có giới hạn trong không gian
 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?
	A. Khi qua vtcb,vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại
	B. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu.
	C. Khi qua biên, vật có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại.
	D. Cả B và C đúng.
 Chọn câu trả lời đúng : Khi một vật dddh thì :
	A. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động.
	B. Vectơ vận tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động, vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
	C. Vectơ vận tốc và gia tốc luôn đổi chiều khi qua VTCB
	D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn là vectơ hằng số.
 Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hoà của chất điểm ;
	A. Biên độ dđộng không đổi	B. Động năng là đạilượng biến đổi 
	C. Giá trị vận tốc tỉ lệ thuận với li độ 	D. Giá trị lực tỉ lệ thuận với li độ 
 Chọn câu trả lời đúng : Chu kỳ dao động là:
	A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái đầu 
	B. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí đầu 
	C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ biên này đến biên kia của quỹ đạo chuyển động 
	D. Số dao dộng toàn phần vật thực hiện trong 1 giây 
 Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai? (TSCĐ 2009)
	A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.
	B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2 A.
	C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
	D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.
 Dao động điều hoà có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một
	A. đường thẳng bất kỳ 	B. đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.
	C. đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo. 	D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. 
 Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng :
	A. Vận tốc có độ lớn cực đại ,gia tốc có độ lớn bằng không 
	B. Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại 
	C. Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
	D. Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng Không
 Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa:
	A. Khi vật qua VTCB vậtvận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
	B. Khi vật qua VTCB vậtvận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
	C. Khi vật ở vị trí biên vậtvận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu.
	D. Khi vật ở vị trí biên vật vận tốc bằng gia tốc.
 Vận tốc của chất điểm dddh có độ lớn cực đại khi: 
	A. Li độ có độ lớn cực đại. 	B. Gia tốc có độ lớn cực đại.
	C. Li độ bằng không. 	D. Pha cực đại. 
 Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng (TNPT 2008)
	A. theo chiều chuyển động của viên bi. 	B. theo chiều âm quy ước. 
	C. về vị trí cân bằng của viên bi. 	D. theo chiều dương quy ước 
 Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng 
	A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi. 	B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động. 
	C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. 	D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo. 
(TNPT 2008)
 Chọn kết luận đúng khi nói vể dao động điều hòa:
	A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian. 	B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
	C. Quỹ đạo là một đường thẳng. 	D. Quỹ đạo là một hình sin.
 Chọn phát biểu sai khi nói vể dao động điều hòa:
	A. Vận tốc của một có giá trị cực đại khi đi qua vị trí cân bằng.
	B. Khi đi qua vị trí cân bằng, lưc phục hồi có giá trị cực đại.
	C. Lưc phục hồi tác dụng lên vật luôn hướng vể VTCB. 
	D. Lưc phục hồi tác dụng lên vật biến thiên cùng tần số với hệ.
 Chọn phát biểu sai khi nói về vật dao động điều hòa:
	A. Tần số góc ω tùy thuộc vào đặc điểm của hệ.
	B. Pha ban đầu φ chỉ tùy thuộc vào gốc thời gian.
	C. Biên độ A tùy thược cách kích thích.
	D. Biên độ A không phụ thuộc vào gốc thời gian.
 Kết luận nào sai khi nói về vận tốc v = ư ωAsinωt trong dđđh:
	A. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua VTCB theo chiều dương.
	B. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = + A. 
	C. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = ư A. 
	D. B và D sai.
 Kết luận sai khi nói về dđđh:
	A. Vận tốc có thể bằng 0. 	
	B. Gia tốc có thể bằng 0. 
	C. Động năng không đổi.
 	D. Biên độ và pha ban đầu phụ thuộc vào những điều kiện ban đầu.
 Chuyển động nào sau đây không phải là dao động cơ học?
	A. Chuyển động đung đưa của con lắc của đồng hồ.
	B. Chuyển động đung đưa của lá cây.
	C. Chuyển động nhấp nhô của phao trên mặt nước 
	D. Chuyển động của ôtô trên đường.
 Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là 
	A. x = Acotg(ωt + φ).	B. x =Atg(ωt + φ).	C. x = Acos(ωt + φ).	D. x = Acos(ωt2 +φ).
 Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(wt + j), mét(m) là thứ nguyên của đại lượng
	A. A	 	B. ω. 	C. Pha (ωt + φ) 	D. T.
 Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian trên giây(rad/s) là thứ nguyên của đại lượng
	A. A	 	B. ω. 	C. Pha (ωt + φ) 	D. T.
 Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian(rad) là thứ nguyên của đại lượng
	A. A	 	B. ω. 	C. Pha (ωt + φ) 	D. T.
 Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình x” + w2x = 0?
	A. x = Acos(ωt + φ).	B. x = Atan(ωt + φ).	
	C. x=A1sinwt +A2coswt.	D. x=Atsin(wt +j).
 Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình
	A. v =Acos(ωt + φ).	B. v = Aωcos(ωt + φ).	C. v = ư Asin(ωt +φ).	D. v = ưAωsin(ωt +φ).
 Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v = 4pcos2pt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là: (TSCĐ 2009) 
	A. x = 2 cm, v = 0	B. x = 0, v = 4p cm/s	C. x = 2 cm, v = 0	D. x = 0, v = ư4p cm/s.
 Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình
	A. a =Acos(ωt + φ).	B. a =Aw2cos(ωt + φ).	C. a = ưAw2cos(ωt + φ)	D. a = ưAwcos(wt+j).
 Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Cứ sau T(chu kỳ) thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
	B. Cứ sau T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
	C. Cứ sau T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
	D. Cứ sau T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.
 Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là
	A. vmax = ωA.	B. vmax = ω2A.	C. vmax = ư ωA	D. vmax = ư ω2A.
 Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là
	A. amax = ωA. 	B. amax = ω2A.	C. amax = ư ωA	D. amax = ư ω2A.
 Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của vận tốc là
	A. vmin = ωA. 	B. vmin = 0.	C. vmin = ư ωA. 	D. vmin = ư ω2A.
 Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của gia tốc là
	A. amin = ωA.	B. amin = 0.	C. amin = ư ωA 	D. amin = ư ω2A.
 Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật qua VTCB.
	B. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật qua VTCB.
	C. Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
	D. Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật qua VTCB.
 Trong dao động điều hoà của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi
	A. lực tác dụng đổi chiều.	B. lực tác dụng bằng không.
	C. lực tác dụng có độ lớn cực đại. 	D. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
 Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi
	A. vật ở vị trí có li độ cực đại.	B. gia tốc của vật đạt cực đại.
	C. vật ở vị trí có li độ bằng không.	D. vật ở vị trí có pha dđộng cực đại.
 Gia tốc của vật dao động điều hoà bằng không khi
	A. vật ở vị trí có li độ cực đại. 	B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.
	C. vật ở vị trí có li độ bằng không.	D. vật ở vị trí có pha dđộng cực đại.
 Trong dao động điều hoà
	A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
	B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
	C. vận tốc biến đổi đhoà sớm pha p/2 so với li độ.
	D. vận tốc biến đổi đhoà chậm pha p/2 so với li độ.
.Trong dao động điều hoà
	A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
	B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
	C. gia tốc biến đổi đhoà sớm pha p/2 so với li độ.
	D. gia tốc biến đổi đhoà chậm pha p/2 so với li độ.
 Trong dao động điều hoà
	A. gia tốc biến đổi đhoà cùng pha so với vận tốc.
	B. gia tốc biến đổi đhoà ngược pha so với vận tốc.
	C. gia tốc biến đổi đhoà sớm pha p/2 so với vận tốc.
	D. gia tốc biến đổi đhoà chậm pha p/2 so với vận tốc.
.Phát biểu nào là không đúng? Cơ năng của dao động tử điều hoà luôn bằng
	A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ.
	B. động năng ở thời điểm ban đầu.
	C. thế năng ở vị trí li độ cực đại. 
	D. động năng ở vị trí cân bằng.
Tính lực trong con lắc lò xo
 Một con lắc lò xo đặt nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo:
	1.Cực đại ở vị trí x = A.	
	2.Cực đại ở vị trí x = ưA.	
	3.Triệt tiêu ở vị trí cân bằng.
	4.Nhỏ nhất ở vị trí x = 0.
	5.Nhỏ nhất ở vị trí x = ưA
Nhận định nào ở trên là đúng nhất: 
	A. 1 và 2 	B. Chỉ 1 	C. Tất cả đúng 	D. 1,2,3,4 
 Chọn câu sai :
	A. Vận tốc của vật dđộng điều hòa có giá trị cực đại khi qua VTCB
	B. Lực phục hồi tác dụng lên vật dđđhòa luôn luôn hướng về VTCB 
	C. Lực phục hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số với hệ.
	D. Khi qua VTCB , lực phục hồi có giá trị cực đại vì vận tốc cực đại
 Trong dao động điều hòa của một vật quanh vị trí cân bằng, phát biểu nào sau đây đúng đối với lực đàn hồi tác dụng lên vật ?
	A. bằng số đo khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng .
	B. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng ra xa VTCB
	C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng ra xa VTCB
	D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng về phía VTCB
 Một con lắc lò xo độ cứng K treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ dãn tại vị trí cân bằng là Dl . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A (A < Dl). Trong quá trình dao động lực tác dụng vào điểm treo có độ lớn nhỏ nhất là:
	A. F = 0 	B. F = K(Dl ư A) 	C. F = K(Dl + A) 	D. F = K.Dl
 Một con lắc lò xo độ cứng K treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ dãn tại vị trí cân bằng là Dl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A (A > Dl). Trong quá trình dao động lực cực đại tác dụng vào điểm treo có độ lớn là:
	A. F = K.A + Δl 	B. F = K(Δll + A) 	C. F = K(A ư Δl ) 	D. F = K. Δl + A
 Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang? 
	A. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng.
	B. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.
	C. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.
	D. Chuyển động của vật là một dao động điều hoà.
 Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua
	A. vị trí cân bằng	B. vị trí vật có li độ cực đại.
	C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.	D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.
 Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8cm, lấy g = 10m/s2. Chu kỳ dao động của vật là
	A. T = 0,178s. 	B. T = 0,057s.	C. T = 222s. 	D. T = 1,777s
 Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
	B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
	C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
 Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật
	A. tăng lên 4 lần 	B. giảm đi 4 lần. 	C. tăng lên 2 lần. 	D. giảm đi 2 lần.
Năng lượng con lắc
 Phương trình dđđh của một vật có dạng x = Acos(ωt + π/2). Kết luận nào sau đây là sai:
	A. Phương trình vận tốc là x = Aωcosωt
	B. Động năng của vật là Wđ = ½ mω2sin2(ωt + φ)
	C. Thế năng của vật là Wt = ½ mω2A2cos2(ωt + φ)
	D. Cơ năng W = ½ mω2A2
 Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng d đ đ h:
	A. Nó biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ T.
	B. Nó biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2.
	C. Bằng động năng của vật khi đi qua VTCB. 
	D. Bằng thế năng của vật khi đi qua VTCB. 
 Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:
	A. Cơ năng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
	B. Trong quá trình dao động có sự chuyển hóa giữa động năng, thế năng và công lực ma sát.
	C. Cơ năng toàn phần là E = ½ mω2A2
	D. Trong suốt quá trình dao động, cơ năng của hệ được bảo toàn.
 Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:
	A. Tổng năng lượng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
	B. Tổng năng lượng là một đại lượng biến thiên theo ly độ.
	C. Động năng va thế năng là những đại lường biến thiên điều hòa 
	D. Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.
 Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:
	A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
	B. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương tần số dao động.
	C. Cơ năng là một hàm hình sin theo thời gian với tần số bằng tần số dao động.
	D. Có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng được bảo toàn.
 Con lắc lò xo thực hiên dao động với biên độ A. Khi tăng gấp đôi khốilượng của con lắc mà con lắc dao động với biên độ 2A thì năng lượng của con lắc thay đổi như thế nào?
	A. Giảm 2 lần 	B. Tăng 2 lần 	C. Giảm 4 lần 	D. Tăng 4 lần.
 Điều nào là đúng khi nói về sự biến đổi năng lượng của con lắc lò xo :
	A. Giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.
	B. Tăng 16/9 lần khi tần số góc ω tăng 5 lần và biên độ A giảm 3 lần.
	C. Tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng lên 2 lần
	D. Giảm 4 lần khi tần số f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần.
Biến thiên chu kỳ con lắc đơn
 Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào
	A. l và g. 	B. m và l. 	C. m và g .	D. m, l và g.
 Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc
	A. tăng lên 2 lần.	B. giảm đi 2 lần.	C. tăng lên 4 lần 	D. giảm đi 4 lần.
 Trong dđộng đhoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. 
	B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
	C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vậthối lượng riêng của con lắc. 
 Con lắc đơn (chiều dài không đổi), dao động với biên độ nhỏ có chu kỳ phụ thuộc vào
	A. khối lượng của con lắc.	
	B. trọng lượng của con lắc.
	C. tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của con lắc.
	D. khối lượng riêng của con lắc.
 Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với(TNPT 2007)
	A. gia tốc trọng trường. 	B. chiều dài con lắc.
	C. căn bậc hai gia tốc trọng trường. 	D. căn bậc hai chiều dài con lắc.
 Chu kì của một con lăc đơn ở điều kiện bình thường là 1s, nếu treo nó trong thang máy đang đi lên cao chậm dần đều thì chu kì của nó sẽ
	A. Giảm đi	 	B. Tăng lên
	C. Không đổi 	D. Có thể xảy ra cả 3 khả năng trên
DAO ĐỘNG TỰ DO VÀ DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
 Chọn câu trả lời sai.
	A. Sự dao động dưới tác dụng của nội lực và có tần số nội lực bằng tần số riêng f0 của hệ gọi là sự tự dao động.
	B. Một hệ (tự) dđộng là hệ có thể thực hiện dao động tự do.
	C. Cấu tạo của hệ tự dđộng gồm: vật dđộng và nguồn cung cấp năng lượng.
	D. Trong sự tự dao động biên độ dao động là hằng số, phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
 Chọn câu trả lời sai:
	A. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng.
	B. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dđộng cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số f ≈ ần số riêng của hệ f0.
	C. Biên độ cộng hưởng dđộng không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biênđộ của ngoại lực cưỡng bức
	D. Khi cộng hưởng dao động, biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.
 Chọn câu trả lời sai:
	A. Dao động tắt dần là dđộng có biên độ giảm dần theo thời gian.
	B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
	C. Khi cộng hưởng dđộng: tần số dđộng của hệ bằng tần số riêng của hệ dđộng.
	D. Tần số của dđộng cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
 Dao động .... là dao động của một vật được duy trì với biên độ không đổi nhờ tác dụng của ngoại lực tuần hoàn.
	A. Điều hoà 	B. Tự do. 	C. Tắt dần	D. Cưỡng bức.
 Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi nào?
	A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
	B. Tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.
	C. Tần số của lực cưõng bức nhỏ hơn tầnsố riêng của hệ.
	D. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần? (TSCĐ 2009)
	A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
	B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
	C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công +.
	D. Dao động tắt dần chỉ chịu tác dụng của nội lực.
 Câu nào dưới đây về dđộng cưỡng bức là sai?
	A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dđộng của ngoại lực tuần hoàn.
	B. Sau một thời gian dao động còn lại ch

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_vat_ly_cuc_hay.doc