600 Bài tập chọn lọc thi THPT quốc gia môn Ngữ văn

pdf 21 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "600 Bài tập chọn lọc thi THPT quốc gia môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
600 Bài tập chọn lọc thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
TÀI LIỆU HỌC THỬ KHÓA 600 BÀI TẬP CHỌN LỌC MÔN NGỮ VĂN 
THEO CHUYÊN ĐỀ VÀ DẠNG 
(Trích từ đề thi thử THPTQG của các trường top đầu trong cả nước năm 2015, 2016) 
 - 
PHẦN 1: DẠNG BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG 2016 LẦN 1 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: 
Tại Paris, các lãnh đạo thế giới đang thảo luận về con số 2 độ C. Nghe có vẻ 
đó là một mục tiêu đơn giản nhưng trên thực tế nó rất lớn. Sự gia tăng như vậy trong 
nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ đưa con người vào một thế giới chưa từng được biết 
đến trong lịch sử. Và hậu quả tiềm tàng là gì? Hãy nghĩ tới một sa mạc tồi tệ. Hán 
hán sẽ gia tăng. Cháy rừng sẽ tăng gấp 8 lần mức độ hiện thời. Các cuộc chiến vì 
nguồn nước sạch. Động vật và cây cối sẽ tuyệt chủng theo hiệu ứng domino. Mùa 
màng sẽ thất bát. Làn sóng người di cư sẽ ồ ạt rời khỏi các thành phố ven biển do 
nước biển dâng để tìm kiếm thức ăn và nơi ở mới. 
 (Vì sao COP 21 quan trọng với thế giới? – Báo điện tử Dân trí ngày 01 tháng 12 
năm 2015). 
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm) 
Câu 2: “COP” là từ viết tắt của cụm từ nào? Vì sao gọi là COP 21? (0,25 điểm) 
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản? (0,5 điểm) 
Câu 4: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản? (0,5 điểm) 
Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
Mũi Cà Mau: Mầm đất tươi non 
Mấy mươi đời lần luôn ra biển; 
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn 
Lắng lại và chân người bước đến 
Tổ quốc tôi như một con tàu 
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. 
 (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu) 
Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 
điểm) 
Câu 6: Vì sao nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh 
hay miền đất? Hình ảnh “Mầm đất” đó liệu có còn đúng nữa không trong tương lai? 
(0,5 điểm) 
Câu 7: Xác định và chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu 
thơ: (0,5 điểm) 
Tổ quốc tôi như một con tàu 
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau 
Câu 8: Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu hãy liên tưởng đến một vài 
hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc qua những trải nghiệm thơ ca của anh/chị? (0,25 
điểm). 
Câu Ý Nội dung 
I Đọc hiểu: 
 1 Đoạn văn đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu. 
 2 - “COP” là từ viết tắt của cụm từ: Conference of the Parties 
- Gọi là COP 21 vì đây là Hội nghị lần thứ 21 của các bên liên quan về 
biến đổi khí hậu. 
 3 Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản : phong cách ngôn ngữ báo chí. 
 4 Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản: thao tác 
lập luận phân tích. 
 5 Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu 
tả, biểu cảm. 
 6 - Nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là 
mảnh hay miền đất vì muốn vẽ nên trước mắt người đọc một Cà Mau 
xinh đẹp, tiềm năng tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu 
dài và bền vững. 
- Trong tương lai, với nhiều tác động tiêu cực từ con người, có lẽ hình 
ảnh “mầm đất” không còn đúng nữa: đất đai dần trở nên nghèo nàn, 
thoái hóa,  
 7 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: biện pháp so sánh: 
đất nước như một con tàu lớn mà mũi Cà Mau là mũi thuyền xé sóng. 
- Hiệu quả: nhằm khẳng định quan điểm đất nước ta là một thể thống 
nhất, ngoài ra còn nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình 
đất nước Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi 
của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách 
trước và rẽ sóng mở đường cho thân. Và Cà Mau cũng thế 
 8 Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu, liên tưởng đến một 
vài hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc: 
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt 
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát 
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca... 
 (Ta đi tới - Tố Hữu) 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG 2016 LẦN 2 
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 
 Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình 
là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống 
như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. 
Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi 
lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông 
tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì 
một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong 
manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng 
nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá 
nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. 
 (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 
1997) 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.25 điểm) 
Câu 2: Câu mang ý khái quát của đoạn văn bản? (0.25 điểm) 
Câu 3: Những lý lẽ mà người viết đưa ra để thuyết phục người đọc đồng tình với 
quan điểm của mình? (0.5 điểm) 
Câu 4: Ý kiến của anh/chị trước vấn đề trên? (viết trong khoảng 5-7 dòng) (0.5 
điểm) 
Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: 
 Mùa xuân xanh 
 Mùa xuân là cả một mùa xanh 
 Giời ở trên cao, lá ở cành 
 Lúa ở đồng tôi và lúa ở 
 Đồng nàng và lúa ở đồng anh. 
 Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh 
 Tôi đợi người yêu đến tự tình 
 Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy 
 Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. 
 (Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002) 
Câu 5: Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào? (0.25 
điểm) 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật trong hai câu thơ: 
Lúa ở đồng tôi và lúa ở 
Đồng nàng và lúa ở đồng anh. (0.5 điểm) 
Câu 7: Hình ảnh cái thắt lưng xanh có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh mùa 
xuân? (0.5đ) 
Câu 8: Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính gợi anh/chị liên tưởng đến hình ảnh những 
mùa xuân nào trong thi ca? (0.25 điểm) 
Câu Ý Nội dung 
I Đọc hiểu: 
 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 
 2 Câu mang ý khái quát của đoạn: Cuộc sống riêng không biết đến điều 
gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù 
nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. 
 3 Những lí lẽ mà người viết đưa ra để thuyết phục người đọc đồng tình 
với quan điểm của mình: 
- Hạnh phúc ấy rất mong manh (bởi sự cá nhân/ích kỉ của nó) 
- Cuộc sống con người cần phải trải qua những thử thách (bão tố) thì 
mới hiểu được giá trị của những phút bình yên. 
- Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, 
chẳng có gì đáng thèm muốn. 
 4 Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng tình hay không đồng tình và 
nêu rõ lí do, đề xuất giải pháp [nếu có]. 
 5 Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân được gợi tả qua sắc xanh từ mọi tầng 
không gian: sắc xanh của: giời, lá, lúa, cỏ, tre, thắt lưng của người con 
gái -> Vẻ đẹp tươi mới, căng tràn và mối giao hòa giữa thiên nhiên và 
con người. 
 6 Hai câu thơ được viết theo lối vắt dòng, tạo nên được sự tiếp nối, tỏa 
lan, giao hòa của những sắc xanh. Từ "và" nhắc lại hai lần như điểm 
nhấn cảm xúc của nhà thơ. 
 7 Ý nghĩa của hình ảnh cái thắt lưng xanh: Hình ảnh người con gái hiện 
lên với điểm nhấn là cái thắt lưng xanh, vật dụng quen thuộc mang đậm 
chất nữ tính của người thiếu nữ, chính là tâm điểm của bức tranh mùa 
xuân. Sức thanh xuân từ cái thắt lưng của cô gái như kết tụ tất cả sắc 
xanh của thiên nhiên đất trời, kết đọng trong cái nhìn của tình yêu. 
 8 Mùa xuân xanh gợi liên tưởng đến hình ảnh Mùa xuân 
chín (HMT), Xuân hồng (Xuân Diệu) 
ĐỀ CHUYÊN HẢI DƯƠNG LẦN 1 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: 
F.A ( Forever Alone) là một khái niệm âm chỉ những người hướng nội, ít hoặc không 
có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình. 
Bởi vì rất dễ hiểu, tự thỏa hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thỏa hiệp với 
những người khác. Biểu hiện của những người F.A luôn kêu ca về tình trạng độc 
thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất 
kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay ngày lễ tết. 
Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtubechúng ta 
đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A. 
Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2 giờ đồng hồ vào mạng xã hội, 
nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. 
Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook; hai người hẹn 
nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone; bạn bè hội họp, lại mỗi 
người ôm khư khư một cái smart. 
(Trích Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười, dẫn theo Báo giáo dục 
và thời đại, ngày 23/5/2014) 
Câu 1 (0,25 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 
Câu 2 (0,25 điểm) Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn 
trích? 
Câu 3 (0,5 điểm) F.A là khái niệm dùng để chỉ đối tượng nào? Những biểu hiện của 
người F.A? 
Câu 4 (0,5 điểm) Viết đoạn văn (từ 5 – 7 dòng) chỉ ra ít nhất một hậu của của tình 
trạng F.A nói trên? 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8: 
Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển 
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa 
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển 
Mẹ lên rừng thường nhớ mãi Trường Sa 
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc 
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn 
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả 
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn 
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển 
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng 
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa 
Trong hồn người có ngọn sóng nào không 
(Trích: Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến) 
Câu 5 (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn 
thơ trên. 
Câu 6 (0,25 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
iD
ai
Ho
c0
1
Câu 7 (0,5 điểm) Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ: 
“Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn” 
Câu Ý Nội dung 
I Đọc hiểu 
 1 Văn bản được trích viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. 
 2 Thao tác lập luận chủ yếu là chứng minh. 
 3 F.A ( Forever Alone) là một khái niệm âm chỉ những người hướng nội, 
ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình. 
Biểu hiện: luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn 
gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, 
bất kể ngày thường hay ngày lễ tết. 
 4 Có thể viết về một trong số hậu quả sau: "sống ảo", hạn chế khả năng 
giao tiếp, vô cảm, xa lạ với thế giới thực,... 
 5 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là biểu cảm 
 6 Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tình yêu biển, tình yêu Tổ quốc và những 
day dứt, xót xa, trăn trở của nhà thơ khi Trường Sa, Hoàng Sa của chúng 
ta đang bị kẻ thù dòm ngó. 
 7 - Biện pháp nhân hóa "biển cần lao" và so sánh "như áo mẹ bạc sờn". 
- Tác dụng: 
+ Biển so sánh với người mẹ, biển góp phần nuôi lớn những người con 
quê hương. 
+ Biển cần lao như áo mẹ bạc màu nói lên sự gian lao, vất vả, nhọc nhằn 
của biển đảo quê hương trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nơi 
đầu sóng ngọn gió ấy đã ngã xuống bao nhiêu người con. Giữa biển trời 
bao la ấy bao nhiêu máu xương, mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống. Biển 
không còn là thiên nhiên vô tri mà mang tâm hồn của con người, tâm 
hồn người mẹ bao dung, dịu hiền, hi sinh tất cả vì chúng con. 
 8 Trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc: 
- Ý thức rõ về chủ quyền biển đảo quê hương. 
- Ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần để bảo 
vệ biển đảo quê hương. 
ĐỀ CHUYÊN HÙNG VƯƠNG LẦN 1 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: 
Trong phiên bản mới nhất năm 2016 của sách kỉ lục thế giới Guiness, người Việt 
Nam duy nhất được ghi nhận trong một hạng mục kỉ lục chính là Nguyễn Hà Đông. 
Chú chim nhỏ Flappy Bird và cha đẻ của nó đã xuất hiện với tư cách là trò chơi đầu 
tiên bị hạ xuống sau khi đã dẫn đầu bảng xếp hạng AppleStore. 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
Sách Guinness 2016 đã mô tả chi tiết về Nguyễn Hà Đông cũng như hành trình của 
chú chim nhỏ Flappy Bird. Theo đó, Nguyễn Hà Đông có niềm đam mê chơi game 
từ nhỏ và được cha mẹ mua cho một bộ trò chơi của hãng Nitendo. 
Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hà Đông đã lập trình game. Anh đã hoàn thành một khóa đào 
tạo lập trình game tại công ty Punch Entertainment. 
Theo Guinness, ứng dụng Flappy Bird được Nguyễn Hà Đông thiết kế nhằm hướng 
đến đối tượng người chơi đi tàu xe có một tay rảnh rỗi, không làm gì. 
Sau khi Flappy Bird được đưa lên Apple Store vào tháng 5 năm 2013, trò chơi đã 
đem lại thành công rực rỡ cho Nguyễn Hà Đông. Vào lúc cao điểm, ứng dụng này 
đã giúp cho tác giả của nó bỏ túi khoảng 50 000 USD mỗi ngày. 
Tuy nhiên, Flappy Bird cũng đem lại nhiều điều phiền phức cho Nguyễn Hà Đông 
và nhiều người khác. Như chính Nguyễn Hà Đông thừa nhận, nó trở thành một trò 
chơi gây nghiện chứ không đơn thuần là một trò chơi mang tính thư giãn. Đồng 
thời, cuộc sống của tác giả trò chơi cũng bị xáo trộn lớn. 
Do đó, ngày 10 tháng 2 năm 2014, Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ trò chơi khỏi 
AppleStore. Sau khi anh viết lên trang Twitter cá nhân về ý định sẽ tạm dừng Flappy 
Bird, đã 10000 lượt tải về chỉ trong 22 tiếng đồng hồ cuối cùng 
(Nguyễn Hào Hiệp, Vietnamnet, ngày 17/1/2016) 
Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm) 
Câu 2: Vì sao Nguyễn Hà Đông được ghi tên vào kỉ lục Guinness? (0,25 điểm) 
Câu 3: Đoạn trích trên đã sử dụng thao tác lập luận nào (0,5 điểm) 
Câu 4: Từ thành công của Nguyễn Hà Đông, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của 
mình về con đường đi đến thành công của tuổi trẻ hiện nay (khoảng 5-7 dòng) (0,5 
điểm) 
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
() Ăn Tết rừng xong 
từ giã chú tắc kè 
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ 
các binh đoàn tràn vào thành phố 
đang mùa thay lá những hàng me 
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè 
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy 
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay 
Người bạn tôi không về tới nơi này 
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ 
anh nằm lại trước cửa vào thành phố 
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh 
Đồng đội, bao người không "về tới" như anh 
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa... 
tất cả họ, suốt một thời máu lửa 
đều ước ao thật giản dị: sắp về! 
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, Nguyễn Duy, theo thơ Nguyễn Duy, NXB 
Hội nhà văn, 2000) 
Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm) 
Câu 6: Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm) 
Câu 7: Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (0,5 điểm) 
Câu 8: Giai đoạn lịch sử nào được phản ánh trong đoạn thơ trên? Khát vọng “sắp 
về” thể hiện mong muốn gì của người lính và của toàn dân tộc? (0,5 điểm) 
Câu Ý Nội dung 
I Đọc hiểu: 
 1 Phong cách ngôn ngữ báo chí. 
 2 Nguyễn Hà Đông được ghi tên vào kỉ lục Guinness vì anh là cha đẻ 
của Flappy Bird – trò chơi đầu tiên bị hạ xuống sau khi đã dẫn đầu 
bảng xếp hạng Apple Store. 
 3 Thao tác lập luận phân tích. 
 4 Suy nghĩ về con đường đi đến thành công của tuổi trẻ hiện nay: 
- Có rất nhiều con đường để dẫn đến thành công. 
- Thành công đến khi con người ta có ý thức tìm tòi, khám phá, theo 
đuổi đam mê. 
- Kiếm được nhiều tiền không phải là cái đích của thành công. 
 5 Những phương thứ biểu đạt trong đoạn thơ trên: tự sự, miêu tả, biểu 
cảm. 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
 6 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh "chúng tôi xuôi 
- ào ào cơn lũ đổ", nói giảm nói tránh "không về tới" "gục ngã" "nằm 
lại". 
 7 - Hình ảnh người lính hiện lên qua đoạn thơ là những chiến sĩ hào 
hùng, khao khát chiến đấu [chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ] và chiến 
thắng để lập lại nền hòa bình cho đất nước. Họ là những người đã 
dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không tiếc thân mình cho hòa bình của 
dân tộc. 
 8 Đoạn thơ trên phản ánh giai đoạn cuối cùng của kháng chiến chống Mĩ 
cứu nước, thời điểm chúng ta chuẩn bị tổng tiến công, giải phóng Sài 
Gòn. Khát vọng “sắp về” thể hiện mong muốn hòa bình, mong muốn 
đoàn tụ của người lính và của toàn dân tộc. 
PHẦN 2: DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 1 
Biến đổi khí hậu phải chăng là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất thế kỷ 
XXI? (3,0 điểm) 
1 Biến đổi khí hậu phải chăng là một trong những thách thức toàn 
cầu lớn nhất thế kỷ XXI? 
 1 Giải thích: 
 - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng 
thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái 
Đất. 
- Đây là vấn đề nóng hổi, đặt ra nhiều thách thức, được cả xã hội quan 
tâm. 
 2 Phân tích, chứng minh: 
 a Thực trạng biến đổi khí hậu: 
 - Trái Đất nóng lên. 
- Mực nước biển dâng cao do tan băng. 
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu 
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên  
 b Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: 
 - Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: 
+ Chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái. 
+ Sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học. 
+Khói thải công nghiệp từ các nhà máy, khói thải đô thị 
+ Sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, chạy đua vũ trang, gây chiến tranh 
liên miên... 
 c Hậu quả: 
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
ww
w.
fa
ce
bo
ok
.c
om
/g
ro
up
s/
Ta
iL
ie
uO
nT
hi
Da
iH
oc
01
 - Thiên tai: động đất, sóng thần, bão lũ 
- Dịch bệnh: ngày càng nhiều những dịch bệnh mới, ung thư nhiều 
hơn 
 d Giải pháp: 
 - Phủ xanh đất trống đồi núi trọc. 
- Bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
- Nâng cao ý thức người dân về biến đổi khí hậu. 
- Tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường 
- Quan trọng hơn, đây là vấn đề toàn cầu nên cần sự chung tay của tất 
cả các quốc gia trên thế giới. 
 3 Bình luận, mở rộng: 
 - Khẳng định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu 
lớn nhất thế kỷ XXI. 
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học: 
+ Bài học nhận thức: Ý thức được rằng biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm 
trọng đang diễn ra, để lại hậu quả nguy hiểm. 
+ Bài học hành động: Bản thân phải làm gương và tuyên truyền vận 
động mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mình đang sinh 
sống, học tập, làm việc, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu. 
CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 2 
Câu 1 (3.0 điểm): 
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì 
sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. 
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể 
vượt qua bất kỳ rào cản nào. 
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người 
chạy cuối cùng. 
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến 
thắng. 
 (Nguồn:  
 Cuộc sống theo bạn là đường chạy nào? Viết một bài văn (khoảng 600 từ) chia 
sẻ về điều đó. 
1 Cuộc sống theo bạn là đường chạy nào? Viết một bài văn (khoảng 
600 từ) chia sẻ về điều đó. 
 1 Giải thích: 
 - Đường chạy marathon dài vô tận: đường chạy dài, đòi hỏi con người 
phải trườ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen_de_BT_Doc_hieu_van_ban_Co_loi_giai_chi_tiet.pdf