48 câu hỏi trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1207Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "48 câu hỏi trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 câu hỏi trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị
Phần I: LÝ THUYẾT
Chuyên đề 1:
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Chuyển đoạn.              B. Mất đoạn.           C. Đảo đoạn.              D. Lặp đoạn.
Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính 
11 nm. 	B. 2 nm. 	C. 30 nm. 	D. 300 nm.
Câu 4: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là 
0,3 và 0,7. 	B. 0,6 và 0,4. 	C. 0,4 và 0,6. 	D. 0,5 và 0,5. 
Câu 5: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành 
A. thể tam bội. 	B. thể lưỡng bội. 	C. thể đơn bội. 	D. thể tứ bội. 
Câu 6: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là 
A. không có tính thoái hoá. 	B. mã bộ ba. 
C. không có tính phổ biến. 	D. không có tính đặc hiệu. 
Câu 8: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến 
 A.thể không (2n-2). 	B. thể một (2n-1). 	C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2)
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen? 
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 
B. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình. 
C. Tất cả các đột biến gen đều có hại. 
D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. 
Câu 10: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? 
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. 	B. Thêm một cặp nuclêôtit. 
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. 	D. Mất một cặp nuclêôtit. 
Câu 11: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng 
đảo đoạn. 	B. chuyển đoạn. 	C. lặp đoạn. 	D. mất đoạn. 
Câu 12: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại 
Guanin (G). 	B. Uraxin (U). 	C. Ađênin (A). 	D. Timin (T). 
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực? 
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. 
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. 
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản). 
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
Câu 14: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là 
tARN. 	B. ADN. 	C. rARN. 	D. mARN. 
Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? 
A. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. 	B. Lặp đoạn. 
C. Đảo đoạn. 	D. Mất đoạn. 
Câu 16: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là 
A. pôlinuclêôtit. 	B. pôlinuclêôxôm. 	C. pôliribôxôm. 	D. pôlipeptit. 
Câu 18: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)? 
A. Hội chứng AIDS. 	B. Hội chứng Tơcnơ. 
C. Bệnh hồng cầu hình liềm. 	D. Hội chứng Đao. 
Câu 19: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là 
47. 	B. 46. 	C. 44. 	D. 45. 
Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? 
A. Phiên mã. 	B. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). 
C. Nhân đôi nhiễm sắc thể. 	D. Dịch mã. 
Câu 21: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là 
A. 26. 	B. 21. 	C. 23. 	D. 22. 
Câu 22: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về 
sinh học phân tử. B. phôi sinh học. C. giải phẫu so sánh. D. địa lí sinh vật học. 
Câu 23: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là 
5'UXG3'. 	B. 5'GXU3'. 	C. 5'XGU3'. 	D. 5'GXT3'. 
Câu 24: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba?
A. Hội chứng Đao.               	B. Bệnh phêninkêto niệu.
C. Hội chứng Tơcnơ.           	D. Bệnh ung thư vú.
Câu 25: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN.             B. tARN.            C. rARN.            D. mARN.
Câu 28: Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người ta đã sử dụng cùng một loại enzim cắt giới hạn có tên là
 A. ADN pôlimeraza             B. restrictaza             C. ligaza             D. ARN pôlimeraza
Câu 29: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ?
	A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
	B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
	C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
	D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 30: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
	B. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
	C. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
	D. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
Câu 31: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
	B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
	C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác.
	D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 32: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
	(1)Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
	(2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
	(3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
	(4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
	A. (1), (4). 	B. (2), (4)	C. (1), (3)	D. (2), (3)
Câu 33: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
	(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
	(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
	(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
	(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
	A. (1), (4).	B. (1), (3).	C. (2), (4).	D. (2), (3).
Câu 34: Khi nó về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó AND bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. (1), (2), (5)	B. (3), (4), (5)	C. (2), (3), (4)	D. (1), (3), (4)
Câu 35: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể? 
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao. 
B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ. 
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao. 
D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu. 
Câu 36: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? 
A. Mã di truyền là mã bộ ba. 
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. 
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin. 
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. 
Câu 37: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là 
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. 
B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 
C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế. 
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? 
A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã. 
B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN. 
C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã. 
D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen. 
Câu 39: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là: 
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG 
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là 
A. (1) ← (3) → (4) → (1). 	B. (3) → (1) → (4) → (1). 
C. (2) → (1) → (3) → ( 4). 	D. (1) ← (2) ← (3) → (4). 
Câu 41: Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. lặp đoạn              B. chuyển đoạn              C. đảo đoạn              D. mất đoạn nhỏ
Câu 42: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
B. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp prôtêin ức chế
D. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 43: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng 
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. 
C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. 
Câu 44: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? 
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. 
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. 
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. 
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. 
Câu 48: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Đột biến mất đoạn	B. Đột biến đa bội	
C. Đột biến lệch bội.	D. Đột biến đảo đoạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_trac_nghiem_ve_CO_CHE_BIEN_DI_VA_DI_TRUYEN.doc