44 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "44 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11
C©u 1 Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất gì ? 
A) Cuộc cách mạng tư sản 
B) Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 
C) Cuộc cách mạng vô sản 
D) Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 
§¸p ¸n 
C©u 2 Tình hình nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là : 
A) Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại 
B) Sự ra đời Xô viết đại biểu của công, nông và binh lính 
C) Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập 
D) Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới 
§¸p ¸n 
C©u 3 
Trong luận cương tháng Tư, Lê-nin lựa chọn phương pháp đấu tranh nào để giành 
chính quyền về tay giai cấp công nhân ? 
A) Đấu tranh vũ trang 
B) Đấu tranh hòa bình 
C) Từ đấu tranh hòa bình chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 
D) Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang 
§¸p ¸n 
C©u 4 Đêm ngày 24-10-1917 cuộc khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ và đã đạt được kết quả? 
A) Toàn bộ Pê-tơ-rô-grát thuộc về tay quần chúng cách mạng 
B) Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grát 
C) Quân cách mạng chiếm được Cung điện mùa Đông và bao vây Pê-tơ-rô-grát 
D) Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện 
mùa Đông 
§¸p ¸n 
C©u 5 
Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của 
Cách mạng tháng Mười Nga ? 
A) Ngày đầu tiên cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi 
B) Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn 
C) Ngày quân cách mạng tấn công vào thủ phủ của Chính phủ tư sản lâm thời 
D) Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát 
§¸p ¸n 
C©u 6 
Trong Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tại Điện Xmô-nưi không quyết 
định nội dung nào sau đây ? 
A) Tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết, do Lê-nin đứng đầu 
B) Tuyên bố nước Nga Xô viết chuyển sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội 
C) Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất 
D) Thành lập Hồng quân để bảo vệ Chính quyền Xô viết 
§¸p ¸n 
C©u 7 Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là : 
A) Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ 
B) Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 
C) Cuộc cách mạng vô sản 
D) Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 
§¸p ¸n 
C©u 8 Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là : 
A) Đập tan ách áp bức lóc lột phong kiến 
B) Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản 
C) Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới 
D) Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới 
§¸p ¸n 
C©u 9 Ý nào sau đây không phải nội dung của Chính sách kinh tế mới ? 
A) Chế độ trưng thu lương thực thay bằng chế độ thu thuế lương thực 
B) Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước 
C) Thương nhân được tự do buôn bán, phát hành đồng tiền rúp 
D) Ưu tiên phát triển nền kinh tế và tri thức 
§¸p ¸n 
C©u 10 
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập 
vào năm nào ? 
A) 12/1921 
B) 12/1922 
C) 11/1923 
D) 11/1932 
§¸p ¸n 
C©u 11 
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra đầu tiên ở nước 
nào ? 
A) Đức 
B) Nhật 
C) Mỹ 
D) Anh 
§¸p ¸n 
C©u 12 Sau cách mạng 1905-1907, Nga là một nước ? 
A) Quân chủ chuyên chế 
B) Quân chủ lập hiến 
C) Tư bản chủ nghĩa 
D) Cộng hòa 
§¸p ¸n 
C©u 13 Bức tranh ‘Tự do cho nước Nga’ nói về Cách mạng tháng Hai được vẽ năm nào ? 
A) Năm 1905 
B) Năm 1904 
C) Năm 1918 
D) Năm 1917 
§¸p ¸n 
C©u 14 Tháng 2-1917 (theo lịch Nga) diễn ra sự kiện gì ? 
A) Cuộc cách mạng tháng Mười Nga 
B) Cuộc cách mạng năm 1907 
C) Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát 
D) Thông qua bản luận cương tháng Tư của Lê-nin 
§¸p ¸n 
C©u 15 Chính phủ lâm thời và Đại biểu Xô viết đại diện cho giai cấp nào ở Nga ? 
A) Nông dân và địa chủ 
B) Tư sản và vô sản 
C) Tiểu tư sản và nông dân 
D) Tư sản và tiểu tư sản 
§¸p ¸n 
C©u 16 Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch đối với nước Nga : 
A) Thay đổi tình hình nước Nga và tạo điều kiện cải cách theo hướng tư sản 
B) Thay đổi hoàn toàn đất nước và số phận hàng triệu con người trên đất nước Nga 
C) Thay đổi tình hình đất nước và hai chính quyền song song tồn tại 
D) Thay đổi tình hình đất nước và lật đổ chế độ Nga hoàng 
§¸p ¸n 
C©u 17 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga ? 
A) Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng 
B) Mâu thuẫn giữa các dân tộc với nhau 
C) Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát 
D) Mâu thuẫn giữa Nga hoàng với Đảng Bôn-sê-vích 
§¸p ¸n 
C©u 18 Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Nga thực hiện chính sách gì ? 
A) Chính sách quốc phòng toàn dân 
B) Chính sách cộng sản thời chiến 
C) Chính sách kinh tế mới 
D) Chính sách tổng động viên 
§¸p ¸n 
C©u 19 
Sự kiện nào đã mở đầu cho cuộc cách mạng Dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở 
Nga ? 
A) Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát 
B) Tấn công cung điện mua đồng bắt sống toàn bộ nội các của chính phủ lâm thời 
C) Nhân dân đứng lên khởi nghĩa và giành chính quyền 
D) Các đội cận tự vệ đỏ nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô 
§¸p ¸n 
C©u 20 Chính quyền Xô viết được thành lập vào thời gian nào ? 
A) 25-10-1917 
B) 25-10-1918 
C) 25-10-1919 
D) 25-10-1920 
§¸p ¸n 
C©u 21 Sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết thông qua : 
A) Sắc lệnh tự do và Sắc lệnh ruộng đất 
B) Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh dân chủ 
C) Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất 
D) Sắc lệnh ruộng đất và Sắc lệnh dân chủ 
§¸p ¸n 
C©u 22 Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va vào đầu năm nào ? 
A) Năm 1917 
B) Năm 1918 
C) Năm 1919 
D) Năm 1920 
§¸p ¸n 
C©u 23 
Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới vào thời gian 
nào ? do ai đề xướng ? 
A) 3/1921, V.I. Lê - nin đề xướng 
B) 3/1922, V.I. Lê – nin đề xướng 
C) 3/1919, Nga hoàng đề xướng 
D) 3/1921, Xta-lin đề xướng 
§¸p ¸n 
C©u 24 Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô với nhiệm vụ trọng tâm là gì ? 
A) Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước 
B) Trở thành cường quốc cộng nghiệp xã hội chủ nghĩa 
C) Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 
D) Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa 
§¸p ¸n 
C©u 25 
Liên xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ, mở ra mối quan hệ mới giữa hai nước vào 
năm nào ? 
A) 1931 
B) 1932 
C) 1933 
D) 1934 
§¸p ¸n 
C©u 26 Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được thực hiện trong thời gian nào ? 
A) 1928-1932 
B) 1928-1943 
C) 1933-1937 
D) 1925-1931 
§¸p ¸n 
C©u 27 Tên viết tắt của Chính sách kinh tế mới ở Nga là gì ? 
A) NEP 
B) UNICEF 
C) WHO 
D) FAO 
§¸p ¸n 
C©u 28 
Sau khi hoàn thành 2 kế hoạch 5 năm dài hạn, sản lượng công nghiệp của Liên Xô 
chiếm bao nhiêu % so với tổng thu nhập quốc dân ? 
A) 69% 
B) 77% 
C) 77,4% 
D) 75% 
§¸p ¸n 
C©u 29 Hệ thống Vécxai – Oa-sinh-tơn mang tính chất gì ? 
A) Đế quốc chủ nghĩa 
B) Tư bản chủ nghĩa 
C) Đế quốc quân phân hiếu chiến 
D) Xã hội chủ nghĩa 
§¸p ¸n 
C©u 30 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ? 
A) Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá so với cầu 
B) Do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dồi dào 
C) Do các nước đế quốc tác động 
D) Do hậu quả của chiến tranh 
§¸p ¸n 
C©u 31 
Ai là người đã thực hiện chính sách mới và đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 
kinh tế trong những năm 1929-1933 ? 
A) Tơ-ru-man 
B) Ai-xen-hao 
C) Ru-dơ-ven 
D) Ken-ne-dy 
§¸p ¸n 
C©u 32 
Chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 30 của thế kỉ XIX trong quan hệ với 
các nước khu vực Mĩ la tinh là : 
A) Chính sách ‘láng giềng thân thiện’ 
B) Gây chiến tranh xâm lược 
C) Can thiệp bằng vũ trang 
D) Sử dụng sức mạnh của Mĩ để can thiệp 
§¸p ¸n 
C©u 33 
Trong quá trình phục hồi về kinh tế thông qua Chính sách kinh tế mới, đạo luật nào là 
quan trọng nhất ? 
A) Đạo luật ngân hàng 
B) Đạo luật phục hưng công nghiệp 
C) Đạo luật điều chỉnh về nông nghiệp 
D) Đạo luật về chính trị, xã hội 
§¸p ¸n 
C©u 34 Tổng thống nào đã chỉ định Hít-le làm thủ tướng và lập ra chính phủ mới ở Đức ? 
A) Hin-đen-bua 
B) Hi-đe-bua 
C) Hin-đen-bu 
D) Hi-đe-bu 
§¸p ¸n 
C©u 35 Năm 1932, số lượng nạn thất nghiệp ở Đức là bao nhiêu ? 
A) 5 triệu người 
B) 3 triệu người 
C) 13 triệu người 
D) 4 triệu người 
§¸p ¸n 
C©u 36 Năm 1932, số lượng nạn thất nghiệp ở Mĩ là bao nhiêu ? 
A) 5 triệu người 
B) 3 triệu người 
C) 13 triệu người 
D) 4 triệu người 
§¸p ¸n 
C©u 37 Vai trò của nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới ? 
A) Lũng đoạn nền kinh tế 
B) Cho tư nhân được tự do buôn bán, xây dựng các nhà máy xí nghiệp 
C) Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế Mĩ 
D) Đẩy mạnh công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nước Mĩ 
§¸p ¸n 
C©u 38 Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra mạnh nhất vào năm nào ? 
A) 1932 
B) 1933 
C) 1929 
D) 1930 
§¸p ¸n 
C©u 39 Mục đích của tập thể hóa nông nghiệp là : 
A) Tấn công vào nền tảng của chế độ phong kiến 
B) Thể hiện quyền làm chủ của nông dân 
C) Nâng cao vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp 
D) Hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đất nước 
§¸p ¸n 
C©u 40 Hệ thống Vécxai – Oa-sinh-tơn được dùng để chỉ : 
A) Hai thành phố lớn, nổi tiếng trên thế giới 
B) Trật tự thế giới mới được tất cả các nước thông qua 
C) Các văn kiện quy định về trật tự thế giới mới được kí kết tại 2 hội nghị họp ở Véc xai 
và Oa-sinh-tơn 
D) Trật tự thế giới mới do Pháp và Mĩ đứng đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
§¸p ¸n 
C©u 41 
Nội dung cơ bản nhất được các nước tư bản quan tâm trong các hội nghị Véc xai- Oa-
sinh-tơn là : 
A4 Bảo vệ quyền lợi cho các nước tư bản lớn Anh, Pháp, Mĩ 
B) Quy định sự trừng phạt đối với các nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất 
C) Phân chia quyền lợi và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận trong chiến tranh 
thế giới thứ nhất 
D) Vấn đề duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh 
§¸p ¸n 
C©u 42 
Hội Quốc liên có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 
nhất ? 
A) Duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai-Oa-sinh-tơn 
B) Ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội 
C) Tập hợp các lực lượng đàn áp phong trào cách mạng thế giới 
D) Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ 
§¸p ¸n 
C©u 32 
Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng 
cách ? 
A) Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội 
B) Thiết lập chế độ độc tài phát xít 
C) Gây chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ 
D) Được các nước trên thế giới hỗ trợ, giúp đỡ 
§¸p ¸n 
C©u 43 Các nước Anh, Pháp, Mĩ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách ? 
A) Phát xít hóa bộ máy Nhà nước 
B) Đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân 
C) Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa 
D) Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất 
§¸p ¸n 
C©u 44 Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì ? 
A) Các nước tư bản suy yếu 
B) Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ của cuộc chiến tranh đế quốc đến gần 
C) Đời sống nhân dân thế giới vô cùng cực khổ 
D) Phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều khó khăn 
§¸p ¸n 
*** NÕu b¹n muèn nhËp nhiÒu h¬n 40 c©u hái th× tr-íc hÕt l-u vµo ng©n hµng c©u 
hái, sau ®ã lÆp l¹i b-íc “Thªm ng©n hµng c©u hái” !. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKiem_Tra_Lich_Su_11_ki_1.pdf