40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 12

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 12
# Câu 1. 
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có ý nghĩa: 
*A. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác
B. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng
C. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng
D. Thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương
# Câu 2. 
Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường:
A. Tính từ mực nước lên xuống trung bình của thuỷ triều 
B. Tính từ mép nước thuỷ triều đến độ sâu 10 m 
C. Rộng 20 hải lí tính từ đường bờ biển trở ra 
*D. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ của nước ta
# Câu 3.
Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, là vùng: 
A. Lãnh hải 	
*B. Tiếp giáp lãnh hải	
C. Vùng đặc quyền về kinh tế	
D. Thềm lục địa
# Câu 4.
Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây:
A. Hoàng Sa thuộc Khánh Hoà 	 
B. Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng 
*C. Cả A và B đều sai	
D. Cả A và B đều đúng
# Câu 5.
Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là: 
A. Cái Bầu	
B. Cồn Cỏ	
C. Phú Quý	
*D. Phú Quốc
# Câu 6.
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang chính chất nhiệt đơi ẩm gió mùa
B. Nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới
*C. Từ vĩ độ 200B tới điểm cực Bắc nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh 
D. Tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
# Câu 7.
Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta:
A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu
B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ
C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm
*D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội 
# Câu 8. 
Yếu tố địa hình có ý nghĩa đối với sự phân hoá của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam là:
*A. Hướng địa hình 	
B. Độ chênh cao địa hình
C. Cả A và B đúng	
D. Cả A và B sai 
# Câu 9.
Vai trò của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta là:
A. Nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phát triển 
B. Tiềm năng thuỷ điện và phát triển du lịch sinh thái 
C. Hình thành các vùng chuyên canh (cây trồng và vật nuôi) ở những cao nguyên bằng phẳng
*D. Tất cả các ý trên
# Câu 10.
Nhận định chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta là:
*A. Tất cả các đồng bằng nước ta đều là những châu thổ rộng hay hẹp, cũ hay mới của các con sông lớn hay nhỏ
B. Nước ta có rất nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng
C. Các đồng bằng Duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót và các cồn cát, đụn cát, đầm phá chiếm một diện tích đáng kể
D. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất cả nước
# Câu 11
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam:
*A. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng trên toàn lãnh thổ 
B. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
C. Có sự phân hoá đa dạng
D. Mang tính chất thất thường 
# Câu 12.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi:
A. Ảnh hưởng của biển Đông	
B. Ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa 
*C. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến	
D. Tất cả các ý trên 
# Câu 13.
Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương ở nước ta có đặc điểm:
A. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam
B. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam
*C. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam
D. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam
# Câu 14.
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chế độ nhiệt của nước ta: 
A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao)
*B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc
C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn
D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ
# Câu 15.
Gió mùa mùa hạ chính thức ở Miền Nam nước ta là:
A. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan
*B. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu
C. Gió mùa Đông Nam xuất phát từ rìa Tây Thái Bình Dương
D. Tất cả đều sai
# Câu 16.
Chọn ý chính xác nhất: "Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa" do:
A. Các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng
B. Một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu
*C. Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp
D. Trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này
# Câu 17.
Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ:
A. Cuối thế kỉ XX	
B. Thập kỉ 30 của thế kỉ XX
C. Thập kỉ 40 của thế kỉ XX	
*D. Thập kỉ 50 của thế kỉ XX
# Câu 18.
Điều nào dưới đây thể hiện rõ nét nhất tính bất hợp lí trong sự phân bố dân cư ở nước ta:
A. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng
B. Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du
*C. Các đồng bằng ở tình trạng đất chật người đông, miền núi và trung du có dân cư thưa thớt trong khi vùng này tập trung nhiều khoáng sản quan trọng của đất nước
D. Ngay giữa các đồng bằng mật độ dân cư cũng có sự chênh lệch lớn
# Câu 19.
 Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về đặc điểm chất lượng nguồn lao động nước ta:
A. Cần cù, sáng tạo
B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
*C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
D. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao
# Câu 20.
"Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương, chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ" là phương hướng giải quyết việc làm ở:
A. Vùng nông thôn nước ta,	
B. Vùng trung du nước ta,
C. Vùng miền núi nước ta,	
*D. Vùng đô thị nước ta,
# Câu 21.
Trong kháng chiến chống Mĩ, có thời điểm tỉ lệ dân thành thị ở miền Nam tăng đột ngột là do:
A. Nhiều đô thị được mở rộng và hình thành trong thời gian này
B. Nền kinh tế được đầu tư phát triển mạnh, nhất là ở các đô thị
C. Người dân tự phát chuyển vào các đô thị
*D. Chính sách dồn dân của chính quyền Nguỵ
# Câu 22.
Đặc điểm không được xét làm tiêu chí để phân loại đô thị nước ta là:
A. Số dân của đô thị	
B. Chức năng của đô thị
*C. Tốc độ gia tăng dân số của đô thị	
D. Tỉ lệ dân số tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
# Câu 23.
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta thay đổi theo hướng:
A. Giảm tỉ lệ lao động khu vực II; tăng tỉ lệ lao động khu vực I và III. 
B. Tăng tỉ lệ lao động khu vực II; giảm tỉ lệ lao động khu vực I và III. 
*C. Giảm tỉ lệ lao động khu vực I; tăng tỉ lệ lao động khu vực II và III. 	
D. Tăng tỉ lệ lao động khu vực I và II; giảm tỉ lệ lao động khu vực III.
# Câu 24.
Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa thể hiện:
A. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp
*B. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhất là ngành công nghiệp 
C. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng 
D. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh công nghiệp tăng chậm
# Câu 25.
Trong những năm cuối thế kỉ XX, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước ta là:
*A. Khủng hoảng tài chính tiền tệ 
B. Chiến tranh và khủng bố 
C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
D. Thiên tai (động đất, sóng thần)
# Câu 26.
Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với:
*A. Bảo vệ và phát triển rừng
B. Vấn đề thuỷ lợi
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư
# Câu 27.
Việc đẩy mạnh thâm canh ở những vùng có khả năng tưới tiêu của khu vực trung du và miền núi sẽ góp phần:
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
*B. Giải quyết tốt vấn đề lương thực tại chỗ 
C. Tạo thêm việc làm cho đồng bào dân tộc
D. Góp phần định canh, định cư
# Câu 28.
Trong các vùng sau, vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là:
*A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Thanh Nghệ - Tĩnh 
D. Đồng bằng Phú - Khánh
# Câu 29.
Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là:
A. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp
B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo
*C. Công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức
D. Giá thành sản phẩm còn cao
# Câu 30.
Cơ sở tự nhiên để hoạt động sản xuất có tính thời vụ khác nhau giữa các vùng là:
A. Đất đai
* B. Khí hậu 
C. Địa hình
D. Nguồn nước
# Câu 31.
Xu hướng thay đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung trong những năm qua là:
*A. Giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu 
B. Tăng diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa hè thu 
C. Giảm diện tích lúa đông xuân, giảm tăng diện tích lúa mùa 
D. Tăng diện tích lúa mùa và lúa hè thu 
# Câu 32.
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về vai trò, tác dụng của rừng ngập mặn:
A. Cung cấp diện tích để nuôi các loài thuỷ sản, 
B. Cung cấp gỗ củi
C. Có tác dụng chắn sóng, lấn biển
*D. Làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng 
# Câu 33.
Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 – 2010 (đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2001
31.247,1
15.029,2
16.217,9
2003
45.405,1
20.149,3
25.255,8
2005
69.208,2
32.447,1
36.761,1
2007
111.326,1
48.561,4
62.764,7
2010
156.933,1
72.191,9
84.801,2
Dạng biểu đồ thể hiện rõ nhất thay đổi cơ cấu xuất nhạp khẩu nước ta thời gian trên là:
*A. Miền	
B. Cột chồng	
C. Đường	
D. Tròn	
# Câu 34.
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta (đơn vi: tỉ đồng)
Năm
2000
2005
2013
Nông nghiệp
129140,5
183213,6
748138,9
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2
29043,1
Ngư nghiệp
26498,9
63678,0
239976,7
Biểu đồ thể hiện rõ nhất quy mô, cơ cấu giá trị nông lâm thủy sản nước ta các năm trên là: 
A. Đường 	
B. Miền	
*C. Tròn	
D. Cột
# Câu 35.
GDP theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2014 
 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Thành phần
2005
2010
2014
Kinh tế Nhà nước
343,9
722,0
1255,0
Kinh tế ngoài Nhà nước
431,5
1054,1
1891,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
138,6
381,7
791,3
Tổng số
914,0
2157,8
3937,9
Nhận định nào chưa đúng :
A. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước, tăng tỉ trọng của ngoài nhà nước và có vốn nước ngoài.
B. Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước luôn cao nhất , tăng song không ổn định
*C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu.
D. Khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, khu vực có vốn nướcngoài tỉ trọng tăng nhanh.
# Câu 36.
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
*C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
# Câu 37:
Diện tích đất chuyên dùng được mở rộng chủ yếu là từ:
A. Đất hoang hoá. 	
B. Đất lâm nghiệp. 	
C. Diện tích mặt nước. 	
*D. Đất nông nghiệp.
# Câu 38: 
Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng
bằng sông Cửu Long là:
A. Được bồi đắp hàng năm và không được bồi đắp hàng năm.	
B. Diện tích
C. Sự màu mỡ.	
*D. Độ nhiễm phèn, độ nhiễm mặn.
# Câu 39.
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
*B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.
# Câu 40.
Cho bảng số liệu:
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
*D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_lan_1_thg_122016.docx