40 Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
Câu1:Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? 
 A. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. 
 B. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. 
 C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. 
 D. Quyền học tập không hạn chế.
 Câu2:Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện 
 A. bất bình đẳng trong giáo dục. 	 B. định hướng đổi mới giáo dục. 
 C. chủ trương phát triển giáo dục. 	 D. công bằng xã hội trong giáo dục. 
Câu3:Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm: 
 A. bảo đảm công bằng trong giáo dục. 
 B. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
 C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. 
 D. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
Câu4:Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về 
 A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
 B. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. 
 C. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa. 
 D. điều kiện học tập không hạn chế. 
Câu5:Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là: 
 A. Quyền được tự do thông tin. 
 B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. 
 C. Quyền sở hữu công nghiệp.
 D. Tất cả các phương án trên. 
Câu6:Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là: 
 A. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
 B. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. 
 C. Mọi công dân đều phải đóng học phí. 
 D. Tất cả các phương án trên. 
Câu7:Quyền phát triển của công dân được thể hiện ở mấy nội dung? 
 A. Một	 B. Ba. 	 C. Bốn 	 D. Hai. 
Câu8:Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để
 A. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền 
 B. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành 
 C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số 
 D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước 
Câu9:Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?
 A. Có mức sống đầy đủ về vật chất 
 B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe 
 C. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt
 D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền 
Câu10:Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ trống là 
 A. quyền sở hữu trí tuệ.	 B. quyền sáng tác. 
 C. quyền sở hữu công nghiệp 	 D. quyền tự do sáng tác 
Câu11:Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là 
 A. quyền học bất cứ ngành nghề nào 
 B. quyền học không hạn chế.
 C. quyền học thường xuyên, học suốt đời 
 D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập 
Câu12:Quyền học tập của công dân có nghĩa là
 A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn trường học.
 B. mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao.
 C. công dân có quyền lựa chọn thời gian học phù hợp.
 D. công dân có quyền lựa chọn môn học.
Câu13:Thực hiện tốt quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân sẽ đem lại điều gì?
 A. Tạo ra sự công bằng, bình đẳng.
 B. Sự phát triển toàn diện của công dân. 
 C. Khuyến khích mọi người học tập.
 D. Bồi dưỡng nhân tài.
Câu14:Mọi công dân có quyền học không hạn chế có nghĩa là
 A. học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học.
 B. có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
 C. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
 D. học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu bản thân.
Câu15:Công dân có quyền học tập để trở thành kĩ sư, bác sĩ hoặc học các trường dạy nghề để trở thành kĩ thuật viên, công nhân kĩ thuật. Đây thuộc nội dung nào của quyền học tập?
 A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
 B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
 C. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
 D. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
Câu16:Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là
 A. quyền sở hữu công nghiệp. 
 B. quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. 
 C. quyền được tự do thông tin.
 D. quyền về ấn phẩm.
Câu17:Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là 
 A. công dân có quyền được bồi dưỡng, phát triển tài năng.
 B. mọi công dân đều có quyền tiếp cận việc làm.
 C. công dân có quyền sáng tác văn học, nghệ thuật.
 D. mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu18:Công dân sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm. Đây thuộc quyền gì của công dân?
 A. Quyền học tập.	 B. Quyền được phát triển.
 C. Quyền nghiên cứu khoa học.	 D. Quyền sáng tạo.
Câu19:Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế. Nội dung nầy nói lên vấn đề gì về quyền học tập của công dân?
 A. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
 B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
 C. Học tập để làm chủ cuộc đời mình.
 D. Quyền học tập không bị hạn chế.
Câu20:Việc công dân vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học được tiến hành theo quy định của pháp luật về giáo dục và phải
 A. đảm bảo chiều cao, cân nặng.
 B. đảm bảo sức khỏe, nguồn kinh tế gia đình.
 C. thông qua kỳ thi THPT Quốc gia.
 D. thông qua thi tuyển sinh hoặc xét tuyển.
Câu21:Chị H tốt nghiệp THPT nhưng không có điều kiện học tiếp, nên chị đã đi làm công nhân để kiếm tiền. Một thời gian sau khi có điều kiện chị đã tham gia các lớp học ban đêm để nâng cao trình độ. Trong trường hợp này chị H đã thực hiện quyền gì ?
 A. Học từ thấp đến cao.	 B. Quyền học không hạn chế.
 C. Bình đẳng về cơ hội học tập.	 D. Học thường xuyên, học suốt đời.
Câu22: Quyền học tập của công dân được quy định trong văn bản pháp luật nào sau đây?
 A. Luật giáo dục.
 B. Hiến pháp 
 C. Hiến pháp và Nghị định của Chính phủ.
 D. Hiến pháp và Luật giáo dục. 
Câu23:Câu nào sau đây Saikhi nói về quyền học tập của công dân?
 A. Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp.
 B. Học thường xuyên, học suốt đời.
 C. Công dân có quyền học không hạn chế.
 D. Công dân có quyền học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học. 
Câu24:Bạn Avừa sáng tác xong một tập truyện ngắn, bạn A cho bạn B xem, thấy hay quá nên B đem gửi đăng báo Mực tím và nhận được tiền nhuận bút. Hành vi của B đã vi phạm quyền gì?
 A. B. Quyền học tập.	 B. Quyền được phát triển.
 C. Quyền nghiên cứu khoa học.	 D. A. Quyền sáng tạo.
Câu25:Bạn T có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên Bố bạn T buộc bạn phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình lo cho hai em nhỏ vì T là con lớn trong gia đình. Hành vi của bố bạn T đã vi phạm quyền gì của công dân?
 A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học tập.
 C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu26:Giám đốc công ty A vì muốn cạnh tranh với công ty B. Do đó đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhã hiệu của công ty B đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc công ty A đã vi phạm quyền gì của công dân?
 A. Quyền sáng tạo.	 B. Quyền phát minh.
 C. Quyền cải tiến kĩ thuật.	 D. Quyền tác giả.
Câu27: BạnH đã tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng đi theo ngành sân khấu điện ảnh. Do em rất thích ca hát và cũng phù hợp với năng khiếu của em. Nhưng Ba em nhất quyết không đồng ý và buộc em phải đi theo ngành y nếu không nghe sẽ không cho em học tiếp. Hành vi của Ba bạn H đã vi phạm quyền gì của công dân?
 A. Quyền học tập.	 B. Quyền sáng tạo của công dân.
 C. Quyền được phát triển của công dân.	 D. Quyền lựa chọn ngành nghề.
Câu28: Gia đình ông A có hai người con, B là con trai còn C là con gái. C học hết lớp 12 ông A đã cho nghỉ học, vì ông cho rằng con gái không nên học cao mặc dù C rất ham học và muốn học tiếp tục lên đại học. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm nội dung gì?
 A. Học thường xuyên, học suốt đời.	 B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
 C. Quyền học không hạn chế.	 D. Học bằng nhiều hình thức.
Câu29: Quyền nào sau đây thuộc quyền phát triển của công dân?
 A. Khuyến khích để phát triển tài năng.
 B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
 C. Được tự do nghiên cứu khoa học.
 D. Được sáng tác văn học.
Câu30:Quy chế tuyển sinh đại học quy định học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền được phát triển.	 B. Quyền học tập không hạn chế.
 C. Quyền học tập theo sở thích.	 D. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
Câu31:Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? 
 A. Quyền được sáng tạo. 	 B. Quyền được tham gia. 
 C. Quyền được phát triển. 	 D. Quyền tác giả 
Câu32:Câu nào không đúng khi nói về quyền sáng tạo của công dân?
 A. Quyền học tập, nâng cao trình độ. B. Quyền phát minh, sáng chế.
 C. Quyền cải tiến kĩ thuật. D. Là quyền tự do nghiên cứu khoa học.
Câu33:Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối. Những quy định nầy đề cập đến nội dung nào khi nói về quyền học tập của công dân?
 A. Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp. B. Học không hạn chế.
 C. Về cơ hội học tập. D. Học thường xuyên, học suốt đời.
Câu34:Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân được quy định trong 
 A. Tất cả ý trên 	 B. Luật giáo dục 
 C. Luật khoa học và công nghệ. 	 D. Hiến pháp
Câu35:Học các môn khối C để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là 
 A. quyền học không hạn chế. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào 
 C. quyền học thường xuyên, học suốt đời D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập 
Câu36: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
 A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học được học trước tuổi.
 B. Học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia được tuyển thẳng vào các trường đại học.
 C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
 D. Những học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học học phí.
Câu37:Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền sở hữu công nghiệp. 	 B. Quyền phát minh sáng chế. 
 C. Quyền được phát triển. 	 D. Quyền tác giả. 
Câu38:Việc thu hút các nhà khoa học giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì?
 A. Quyền học tập.	 B. Quyền phát triển.
 C. Quyền tự do giao kết hợp đồng.	 D. Quyền ưu tiên tuyển dụng.
Câu39:Hằng năm nhà nước đều tổ chức tuyên dương thanh thiếu niên có những công trình nhiên cứu khoa học được ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Đây nhằm tạo điều kiện để phát huy quyền gì của công dân?
 A. Học tập.	 B. Sáng tạo.	 C. Phát triển.	 D. Dân chủ.
Câu40:Nội dung nào sau đây không phải là quyền phát triển của công dân?
 A. Công dân được khuyến khích sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
 B. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển toàn diện.
 C. Công dân được bồi dưỡng để phát triển tài năng. 
 D. Công dân được hưởng sự chăm sóc y tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_TN_bai_8.doc