4 ĐỀ VẬT LÝ LỚP 10 KỲ 1. 2015-2016 ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40cm, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m có khối lượng 200g. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật m cân bằng là 45cm. Tìm độ cứng của lò xo. ĐS: k = 40 N/m Câu 2: Một ôtô đang chuyển động với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường nằm ngang rất dài thì hãm phanh bằng lực không đổi. Ôtô đi thêm được 100m nữa thì dừng hẳn. Chọn trục tọa độ Ox nằm ngang và có chiều dương cùng chiều chuyển động. a) Tìm gia tốc của ôtô. b) Lấy g = 10m/s2. Vẽ hình phân tích lực tác dụng lên ôtô và áp dụng định luật II Niu-tơn để tìm hệ số ma sát giữa các bánh xe và mặt đường. ĐS : a/- 2 m/s2 b/ μ = 0,2 Câu 3: Một vệ tinh chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao h. Biết Trái Đất có bán kính R = 6400km, gia tốc rơi tự do ở gần bề mặt Trái Đất là g = 9,8m/s2. a) Vệ tinh bay ở độ cao h = R. Tìm gia tốc rơi tự do ở độ cao h và thời gian mà vệ tinh quay được một vòng quanh Trái Đất. b) Để chu kỳ quay của vệ tinh đúng bằng 24 giờ (vệ tinh loại này gọi là vệ tinh địa tĩnh) thì vệ tinh phải bay ở độ cao h bằng bao nhiêu km? ĐS: 2,45 m/s2 ;T = 14362 s b/ h 35940 km Câu 4: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc a = 200 (Hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chổ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây bằng bao nhiêu? (Có vẽ hình) ĐS: T = 31,6 (N) Câu 5: Một vật được ném ngang từ độ cao 125 m . Sau khi chuyển động được 3 giây, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 600 bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2 . Tính : Vận tốc ban đầu của vật . Thời gian chuyển động của vật từ lúc ném đến lúc vật chạm đất . Tầm bay xa của vật . ĐS: vx=103m/s;t=5 L= 503 m ĐỀ SỐ 2 Câu 1:Một lò xo có chiều dài 20 cm, khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định. Nếu treo quả nặng có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. a/ Tìm độ cứng lò xo. b/ Nếu thay bằng quả nặng có khối lượng 200 g thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu. ĐS: k = 75 (N/m); 12,7cm Câu 2:Một người quẩy trên vai một chiếc bị có khối lượng10kg, chiếc bị buộc ở đầu gậy và cách vai 60 cm, tay người giữ ở đầu bên kia của vai, cách vai một đoạn 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hãy tính lực giữ của tay (xem lực giữ vuông góc với gậy).Lấy g = 10 m/s2. ĐS:F = 100N Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg được kéo lên một mặt phẳng nghiêng góc 450 bằng một lực theo phương song song với mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn của lực kéo để vật chuyển động thẳng đều. ĐS: F = 18N Câu 4:Một khối lượng M=20kg bị tách thành hai phần m1 và m2, sau đó chúng được đặt cách nhau 1m. Tìm m1 và m2 để cho lực hấp dẫn giữa m1 và m2 đạt giá trị cực đại.Tìm giá trị cực đại của lực hấp dẫn đó.ĐS: m1 = m2 = 10kg; Fmax = 6,67.19–9N Câu 5: Một vật có khối lượng 20g quay quanh một trục với tần số 5 vòng/s, khoảng cách giữa vật tới tâm trục quay là 5cm. Tính lực hướng tâm của vật?ĐS:Fht = 1N ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, hợp một góc 300 so với phương ngang. Lấy g = 10m/s2 Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Tìm vận tốc của vật khi xuống hết dốc ? Trên thực tế thì có ma sát nên đến chân dốc vật chỉ đạt vận tốc 5m/s. Tính hệ số ma sát của vật trên dốc ? ĐS: v = 10m/s2; µ = 0,43 Câu 2: Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động trên cầu vồng lên có bán kính R = 40m. lấy g = 10m/s2 Tìm áp lực của ô tô lên cầu, khi nó qua điểm cao nhất của cầu với vận tốc 36km/h Muốn ô tô không đè lên cầu thì vận tốc của nó phải tối thiểu là bao nhiêu ? ĐS: N = 15000N; vmin= 20m/s Câu 3 : Một vệ tính nhân tạo có khối lượng 500(kg) , bay trên quỹ đạo tròn có tâm Trái Đất, có độ cao so với mặt đất là 1600(km) , Trái Đất có bán kính là 6400(km) . Hãy tính lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vệ tinh, cho gia tốc trọng lực tại mặt đất go = 10(m/s2) . ĐS: Fht = ph = 320N Câu 4 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20(cm) , một đầu được giữ cố định. Khi treo một vật có khối lượng 200(g) thì chiều dài lò xo là l1 = 22(cm) . Lấy g = 10(m/s2) . a/ Tính độ cứng của lò xo ? b/ Nếu treo thêm vật có khối lượng 150(g) thì chiều dài lò xo là l2 . Tính l2 ? ĐS: k = 100(N/m); l2 = 23.5(cm) Câu 5:Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 100m/s ở độ cao 500 m so với mặt đất thì thả một gói hàng. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy tìm: a/ Sau bao lâu sau thì gói hàng sẽ rơi xuống đất? b/ Tầm bay xa của gói hàng là bao nhiêu? ĐS: t = 10s ; L = 1000 m ĐỀ SỐ 4 a B Câu 1: Hai quả cầu có khối lượng và bán kính là m1= 500 kg, m2=250 kg, R1=25cm, R2= 75cm. Tìm lực hấp dẫn cực đại giữa 2 quả cầu? ĐS: F=8,33.10-6N Câu 2: một dây nhẹ không co giãn có chiều dài 0,5m ,treo một quả cầu nhỏ khối lượng m = 1kg. Quay dây cho quả cầu chuyển động tròn quanh mặt phẳng thẳng đứng. Khi quả cầu qua điểm B thì vận tốc vB = 5m/s và góc α = 600 . Tìm độ lớn của lực căng dây tại B ( lấy g = 10m/s2 ) ĐS:T=55N Câu 3: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 25 m/s và rơi xuống đất sau thời gian 3s. Bỏ qua lực cản không khí. Tìm độ cao ban đầu và tầm bay xa của bóng. Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Véc tơ vận tốc này hợp với phương ngang một góc bao nhiêu? ĐS: h = 45 m; L = 75 m; a = 50,20 Câu 4: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 40 cm, một đầu cố định. Khi treo vào đầu còn lại của lò xo vật m = 100 g thì tại vị trí cân bằng của vật lò xo dài 42 cm. Tính độ cứng lò xo và chiều dài lò xo tại vị trí cân bằng của vật khi treo thêm vào lò xo vật Dm = 25 g chung với vật m. ĐS: k = 50 N/m; l’ = 42,5 cm Câu 5: Một vật nhỏ khối lượng m = 1kg trượt từ cao xuống thấp trên một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng α = 300 so với phương ngang. Cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ = Tính độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật Tính độ lớn gia tốc của vật Với góc nghiêng α là bao nhiêu thì vật có thể trượt thẳng đều xuống dốc ĐS: Fms=2.5 N; a=2.5 m/s2; α= 1606’ α CHÚNG TÔI ĐÃ SOẠN HƠN 30 ĐỀ ÔN TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI C ÁC TH ẦY C Ô V À C ÁC EM HOC SINH C Ó TH Ể VAO WEBSITE: DAYKEMCACMON.COM ĐỂ DOWNLOAD MI ỄN PH Í
Tài liệu đính kèm: