38 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 (Có đáp án)

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "38 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 (Có đáp án)
1.Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?
A. Giúp cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các thao tác lao động. 
B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và các chất thải để đưa ra ngoài cơ thể. 
C.* Các cơ quan trong một hệ cơ quan, các hệ cơ quan trong một cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ nội tiết. 
D. Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
2. Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của
A.* Hệ thần kinh. 
B. Hệ vận động. 
C. Hệ bài tiết. 
D. Hệ tuần hoàn
3.Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng tham gia vào trao đổi chất (chức năng dinh dưỡng)?
A. Hệ vận động, hệ thần kinh và các giác quan. 
B*. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hoá. 
C. Hệ bài tiết, hệ sinh dục và hệ nội tiết. 
D. Hệ vận động, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. 
4.Hệ cơ và bộ xương tạo ra những khoảng trống chứa các cơ quan bên trong, đó là những khoang nào?
A. Khoang ngực, khoang bụng. 
B.* Khoang sọ, khoang ngực, khoang bụng. 
C. Khoang sọ, khoang bụng. 
D. Khoang sọ, khoang ngực. 
5. Các chất hữu cơ cơ bản cấu tạo nên tế bào gồm có
A. Prôtêin, lipit, nước, muối khoáng và axit nuclêic. 
B. Prôtêin, gluxit, muối khoáng và axit nuclêic. 
C. Prôtêin, lipit, muối khoáng và axit nuclêic. 
D.* Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. 
6.Các thành phần chủ yếu trong tế bào là
A. *Màng tế bào, chất tế bào, các bào quan, nhân. 
B. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, các bào quan, nhân. 
C. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, nhân. 
D. Màng tế bào, chất tế bào, bộ máy gôngi và nhân. 
7. Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là
A.* Màng sinh chất, nhân. 
B. Màng sinh chất. 
C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. 
D. Tế bào chất. 
8.Chức năng của chất tế bào là
A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. 
B. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 
C.* Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào
D. Giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền. 
9.Các thành phần chủ yếu trong tế bào là
A. *Màng tế bào, chất tế bào, các bào quan, nhân. 
B. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, các bào quan, nhân. 
C. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, nhân. 
D. Màng tế bào, chất tế bào, bộ máy gôngi và nhân. 
10.Các thành phần chủ yếu trong tế bào là
A. *Các chất hữu cơ, muối khoáng và nước.
B. Các chất hữu cơ và muối khoáng. 
C. Nước, axit nuclêic, prôtêin, gluxit. 
D. Nước, gluxit, lipit, prôtêin. 
11.Chức năng của mô thần kinh là
A. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. 
B. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. 
C. Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể. 
D*. tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan. 
12. Các nơron thần kinh thuộc
A.* Mô thần kinh. 
B. Mô cơ. 
C. Mô liên kết. 
D. Mô biểu bì. 
13. Chức năng của mô biểu bì là
A. Nuôi dưỡng cơ thể. 
B. Nuôi dưỡng cơ thể, bảo vệ, hấp thu, bài tiết. 
C.* Bảo vệ, hấp thu, bài tiết. 
D. Tham gia chức năng vận động cơ thể. 
14. Chức năng của mô biểu bì là
A. *Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. 
B. Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể. 
C. Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan. 
14. Chức năng của mô cơ là:
A. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. 
B.* Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể. 
C. Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan. 
D. nâng đỡ, liên kết các cơ quan 
15.Chân giò lợn được cấu tạo bằng các loại mô nào?
A. Mô biểu bì và mô liên kết. 
B. Mô cơ vân và mô thần kinh. 
C. Mô biểu bì, mô sụn, mô sợi. 
D*. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh 
16.Chức năng của tủy xương là
A. Nuôi dưỡng xương. 
B*. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn. 
C. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. 
D. Làm giảm ma sát trong khớp xương. 
17. Thí nghiệm 1: Ngâm xương trong dung dịch axit 15 phút; thí nghiệm 2: đốt xương đùi ếch. Mục đích thí nghiệm đó là:
	A. Tìm hiểu các nguyên tố hóa học có trong xương.
	B. Tìm hiểu tính chất của xương.
C.* TN1 cho biết xương có thành phần hữu cơ; TN2 cho biết xương có thành phần muối khoáng.
	D. TN1 cho biết xương mềm; TN2 cho biết xương cứng và giòn.
18.Chức năng của sụn đầu xương là
A. Giúp cho xương dài ra. 
B. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. 
C. *Làm giảm ma sát trong khớp xương. 
D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. 
19.Chức năng của sụn tăng trưởng là
A. Làm giảm ma sát trong khớp xương. 
B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc. 
C. *Giúp cho xương dài ra. 
D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. 
20.Xương to ra là nhờ
A. Sự phân chia của tế bào khoang xương. 
B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng. 
C*. Sự phân chia của tế bào màng xương. 
D. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng. 
21. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện sự tiến hóa của người so với thú?
	A. Tỉ lệ xương sọ/mặt lớn giúp chứa não lớn hơn và thích nghi với chế độ ăn chín.
	B. Có lồi cằm góp phần tạo khoang miệng để ăn uống và phát âm.
	C. Cột sống cong ở 4 chỗ giúp người đứng thẳng.
D.* Bắp cơ và xương của người to và khỏe hơn của thú.
21. Sự dẫn truyền xung thần kinh theo:
A.* 1 chiều
B. 2 chiều
C. Nhiều chiều vì noron có nhiều tua xung quanh
D. hai chiều ngược nhau.
22. Có hai vòng tuần hoàn ở người là:
A.* Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
B. Vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phụ.
C. Vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn con.
D. Vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn con.
23. Các thành phần của máu gồm.
A. Máu , nước mô, bạch huyêt.
B. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
C. Huyết tương, bạch cầu, hồng cầu.
D. * Huyết tương và tế bào máu.
24. Đặc điểm nào không phải của tế bào hồng cầu.
A. Số lượng rất lớn, không nhân
B. Kích thước rất nhỏ.
C.* Dễ vỡ khi chạm vào miệng vết thương.
D. Hình đĩa, lõm hai mặt.
25. Chức năng của các tế bào máu không bao gồm.
A.* Vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết cho tế bào và chất thải của tế bào.
B. Vận chuyển oxi và cacbonic.
C. Miễn dịch cho cơ thể.
D. Đông máu giúp bảo vệ cơ thể chống mấu máu.
26. Một nam sinh lớp 8 khối lượng 45kg có thể tích máu gần đúng nhất khoảng bao nhiêu lít máu. Biết lượng máu trung bình của người là 75ml/kg cơ thể
A.* 3,4 lít	B. 3 lit	C. 4 lít	D. 5 lít
27. Cho bảng ghi kết quả làm việc của một người sau một giơ ở một số buổi như sau. Em hãy cho biết người đó vác mật nặng bao nhiêu thì cho năng xuất nhất.
Khối lượng vật phải vác
20
25
30
37
Số lần vác đi trên quãng đường 20 mét
15
14
11
6
20	B. 25 	C.* 30	D. 37
28. Các biện pháp nào sau đây không nên áp dụng khi ta bị mỏi cơ do vừa chạy bền.
A. Nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng.
B. Hít thở sâu.
C. Xoa bóp chân.
D.* Ngồi xổm xuống ngay.
29. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì
A.*Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng. 
B. Xương có tủy xương và muối khoáng. 
C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương. 
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ. 
30. Hệ miễn dịch của người bị suy yếu khi người bị nhiễm virut HIV vì.
A*. HIV tấn công tế bào limpho T.
B. HIV rất độc sinh sản nhanh.
C. Cơ thể không sản sinh được kháng nguyên.
D. HIV tiêu diệt hết các tế bào bạch cầu.
31. Có 4 bạn nhóm máu khác nhau và có thể truyền máu theo cách sau Oanh cho máu được Bình và An. Công nhận máu được của An. Bình nhận được máu của người nhóm máu B. Nhóm máu của Công, An, Oanh, Bình lần lượt là
	A. A, B, AB,O	B. O, A,B, AB.	
C. * AB, A, O,B 	D. B, A, O, AB
32. “Một ngời sờ phải vật nóng nên rụt tay lại, sau đó thấy tay mát dễ chịu hơn”. Hệ thần kinh của ngời đó đã thực hiện:
A. một cung phản xạ.	C. một công cơ học.	
B.* một vòng phản xạ...	D. phát đi một tín hiệu thần kinh
33. Các bước sơ cứu cho người bị chảy máu động mạch:
A. * Bóp mạnh vào vị trí mạch máu phía gần tim, buộc garo, sát trùng, băng bó, đưa đi bệnh viện.
B. Buộc garo, sát trùng, băng bó, đưa đi bệnh viện. 
C. Bóp mạnh vào vị trí mạch máu phía gần tim, buộc garo, băng bó, đưa đi bệnh viện.
D. Bóp mạnh vào vị trí mạch máu phía gần tim, buộc garo, sát trùng, băng bó.
34. Một người, lúc bé bị mắc bệnh sởi. Sau đó, dù tiếp xúc với người bị bệnh sởi người đó cũng không bị nhiễm bệnh là do:
A. Virus sởi không xâm nhập được qua da người lớn
B.* Hệ miễn dịch của người đó đã được tập nhiễm nên đã tiết kháng thể kịp thời tiêu diệt mầm bệnh.
C. Nhờ quy tắc chìa khóa - ổ khóa .
D. Con người miễn dịch bẩm sinh với bệnh sởi.
35. Những nhóm bệnh nào sau đây trẻ em Việt Nam thường được tiêm vác-xin phòng bệnh.
A. Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Lao phổi, Bạch hầu, Rối loạn tiêu hóa.
B.* Sởi, Quai bị, Bại liệt, Tả, Thương hàn.
C. Thủy đậu, Viêm não Nhật Bản, Bại liệt, Thủy đậu, AIDS
D. Tiểu đường, Ung thư cổ tử cung, Viêm ruột thừa, Ebola, Bệnh dại do chó.
37. Khi đứng lâu ta thường bị tê mỏi chân là do:
A. Cơ chân làm việc quá nhiều gây mỏi cơ.
B. Máu từ các máu mạch phần dưới cơ thể mất hoàn toàn khả năng trở về tim.
C. * Các cơ quanh tĩnh mạch phần dưới cơ thể không co bóp gây khó khăn cho việc vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể lên tim khiến các tế bào cơ và các bộ phận trao đổi chất kém.
D. Đứng lâu làm hệ thần kinh bị mệt mỏi do căng thẳng.
38. Đâu không phải là những biện pháp rèn luyện hệ tim mạch đúng?
A. Thường xuyên tập thể dục.
B. Thường xuyên chơi thể thao phù hợp sức khỏe.
C.* Uống các loại thuốc nhằm là tăng khả năng đẩy máu của tim.
D. Xoa bóp ngoài da, hít thở sâu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTrac_nghiem_sinh_hoc_8.docx