34 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 926Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "34 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
 ĐỀ 1
Câu 1 (4,0 điểm):
Suy nghĩ của em về ý nghĩa của bài thơ dưới đây:
Nơi dựa (tác giả Nguyễn Đình Thi)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ 
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có ánh nhìn riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết 
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
Câu 2 (6,0 điểm)
Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”.
Hãy nói về thứ ánh sáng riêng mà em cảm nhận được từ bài thơ Ánh trăng
 ĐỀ 2
Phần I (6.0 điểm):
 Cho đoạn thơ sau: 	
	Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
	 Tin sương luống những rày trông mai chờ.
	Bên trời góc bể bơ vơ,
	 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
	Xót người tựa cửa hôm mai,
	 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
	Sân Lai cách mấy nắng mưa,
	 Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
	(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1.Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2.Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?
3.Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. 
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế).
Phần II (4.0 điểm):
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): 
 Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
 Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. 
  Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...
	(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. 
3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó.
4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay. 
 ĐỀ 3
Câu 1. (2,0 điểm)
 	Đọc kĩ đoạn văn sau:
 	“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi .”
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Đây là lời của nhân vật nào?
b. Ý nghĩa lời nói của nhân vật?
Câu 2. (3,0 điểm)
	Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo. 
Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
 (“Bếp lửa”- Bằng Việt)
 ĐỀ 4
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Nói nhăng nói cuội. C. Ăn đơm nói đặt.
B. Khua môi múa mép. D. Ăn không nói có.
Câu 2. Trong câu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.” (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng), tác giả đã dùng phép tu từ nào ?
A. So sánh. C. Ẩn dụ.
B. Liệt kê. D. Hoán dụ.
Câu 3. Câu văn nào sau đây chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá!
B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại.
D. Ô kìa, trời mưa.
Câu 4. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần nào của câu?
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
A. Phụ chú. C. Khởi ngữ.
B. Chủ ngữ. D. Tình thái.
Câu 5. Từ “nhưng” trong đoạn văn: “Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu văn trên?
A. Quan hệ bổ sung. C. Quan hệ nhượng bộ.
B. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ nguyên nhân.
Câu 6. Dựa vào từ ngữ in đậm, hãy cho biết câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?
 “Còn trời còn nước còn non
 Còn cô báo rượu anh còn say sưa.”
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa. C. Dùng từ nhiều nghĩa. 
B. Dùng từ ngữ cùng trường từ vựng. D. Dùng từ đồng âm.
Câu 7. Câu văn “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!” là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
A. Câu đặc biệt. C. Câu rút gọn.
B. Câu ghép. D. Câu đơn.
Câu 8. Trong các từ “xuân” sau đây (Truyện Kiều - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. C. Làn thu thủy nét xuân sơn.
B. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. D. Ngày xuân con én đưa thoi.
PHẦN II – TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
a) (0,5 điểm). Hãy ghi lại tên 2 tác phẩm đã được học có cùng hoàn cảnh sáng tác với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), ghi rõ tên tác giả? b) (0,5 điểm). Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài người lính? Chép lại câu thơ đó và ghi rõ tác giả, tác phẩm?
c) (1,0 điểm). Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của người lính. Miêu tả 2 cử chỉ ấy, các tác giả muốn nói gì về tình đồng chí đồng đội?
Câu 2: (1,5 điểm).
 Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”,“học tủ”. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi.
Câu 3: (4,5 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 ĐỀ 5
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Câu 2: (1 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:
	- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.”
Ông Hai nói: “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào?
Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?
Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. (Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp)
Câu 4: (5 điểm)
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
 ĐỀ 6
Câu 1: (1.0 điểm) Cho đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó.
b. Nếu được chép chính xác, đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ “lá” trong các trường hợp sau:
 a. Khi chiếc lá xa cành
 Lá không còn màu xanh
 (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng) 
 b. Công viên là lá phổi của thành phố.
 (Sách Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 3: (3.0 điểm) Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết.
Câu 4: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng.
 ĐỀ 7
Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn: 
 ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. 
(Ngữ văn 9, tập một)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả? 
b. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì?
c. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn? Cho biết tên của thành phần biệt lập đó?
Câu 2. (3,0 điểm)
.... Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ...
 (Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
	Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết một bài văn với chủ đề “Niềm tin”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một).
 ĐỀ 8
Phần I (4 điểm)
Mở đầu một khổ thơ có câu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
1. Hãy chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
2. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu rõ ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong bài thơ, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch dưới lời dẫn trực tiếp)
Phần II: (4 điểm)
Lại một đợt bom. Khói lùa vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bay giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi, SGK Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục)
1. Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn.
2. Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) giới thiệu tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
Phần III (2 điểm)
Trong chương trình chuyển động 24 giờ phát sóng ngày 04/05/2016 trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam đã đưa nhanh phóng sự: Dư âm biển sau những ngày nghỉ lễ khiến chúng ta giật mình. Bằng hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó (khoảng nửa trang giấy thi).
 ĐỀ 9
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 49, NXBGD 2004)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Em hiểu từ “thắng địa” trong đoạn văn đã cho như thế nào? 
c) Hãy xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
d) Hãy chỉ rõ phép thế liên kết câu trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu”
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ.
b) Những câu thơ vừa chép nói lên nội dung gì? 
c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 ĐỀ 10
Câu 1 (3 điểm)
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
Đọc kỹ đoạn văn trên rồi thực hiện những yêu cầu sau:
1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
3. Kể tên các nhân vật trong tác phẩm. Cho biết công việc của họ là gì?
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
5. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn.
Câu 2: (3 điểm)
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Từ khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ trên, hãu trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thế hệ trẻ hiện nay
Câu 3 (4 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Người đồng minh thương lắm con ơi
Cao do nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
 ĐỀ 11
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu những suy nghĩ và cảm nhận của em về quê hương.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
 Biểu giá cho tình mẹ
 Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn
– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn
– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn
– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn
– Đổ rác: 1 ngàn
– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn
– Quét dọn sân: 2 ngàn
– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn
 Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.
 (Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)
Câu 3. (5,0 điểm)
Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 ĐỀ 12
Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của nguyễn Du.
Câu 2 (1 điểm): Trong hai câu thơ sau:
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: 
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 ĐỀ 13
Phần I (3đ)
Câu 1. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, khi bị Trương Sinh nghi là “thất tiết”, mắng nhiếc đuổi đi, Vũ Nương đã nói:
“ – Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
Những hình ảnh được dùng trong lời nói của Vũ Nương có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?
Câu 2. Nói về việc Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng nàng hành động như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Phần II (7đ)
Kết thúc bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
	“Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.”
Câu 1. Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
Câu 2. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong các câu thơ trên.
Câu 3. Trong khổ thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả diễ đạt của biện pháp nghệ thuật ấy trong khổ thơ.
Câu 4. Tại sao trong bài “Ánh trăng”, Nguyễn Duy không viết hoa chữ cái đầu câu 2, 3, 4 ở mỗi khổ thơ?
Câu 5. Qua bài thơ “Ánh trăng” và những hiểu biết của em về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về những lần “giật mình” của con người trong cuộc sống. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thành phần biệt lập phụ chú. Gạch chân câu ghép và thành phần phụ chú và chú thích xuống cuối đoạn văn.
 ĐỀ 14
Phần I: (7 điểm)
Cho câu thơ: “Không có kính, rồi xe không có đèn”.
Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ. Hãy cho biết khổ thơ em vừa chép ở tác phẩm nào? Tác giả là ai? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt?
Câu 3: Trong khổ thơ vừa chép, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó.
Câu 4: Từ nội dung khổ thơ trên, em cảm nhận như thế nào về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Trình bày bài viết không quá 1 trang giấy thi. Trong bài có sử dụng một câu ghép chính phụ. (Gạch chân và chỉ rõ).
Phần II: (3 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
 ĐỀ 15
Câu 1: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
                                                                 (Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD )
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào?
c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?.
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn đoạn thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Trích Á

Tài liệu đính kèm:

  • doc32_de_thi_ngu_van_vao_lop_10.doc