3 Đề thi học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2

docx 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 16/07/2022 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề thi học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 Đề thi học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2
BỘ 19 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 (TIẾNG VIỆT LỚP 2)
(CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
ĐỀ SỐ 1
A. 	Kiểm tra đọc: (10 điểm)
Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: 	Có công mài sắt, có ngày nên kim
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4).
Đọc đoạn 3 và 4. 
Trả lời câu hỏi: Câu chuyện em vừa đọc đã khuyên em điều gì?
Đọc hiểu: (4 điểm) 
Bài đọc:	Ngày hôm qua đâu rồi?
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Tờ lịch cũ đâu rồi?
Ngày hôm qua đâu rồi?
Hoa trong vườn đâu rồi?
Hạt lúa mẹ trồng đâu rồi?
Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?
Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.
Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.
Tất cả các ý trên.
Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Thời gian rất cần cho bố.
Thời gian rất cần cho mẹ.
Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.
Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.
Từ nào chỉ đồ dùng học tập của học sinh? 
Tờ lịch.
Vở.
Cành hoa.
Hạt lúa.
Kiểm tra viết: (10 điểm)
Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: 	Có công mài sắt có ngày nên kim
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài  đến có ngày cháu thành tài”.
Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em.
ĐỀ SỐ 2
Kiểm tra đọc: (10 điểm)
Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: 	Làm việc thật là vui
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16).
Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật  đến cũng vui”). 
Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì? 
 II. Đọc hiểu: (4 điểm) 
Bài đọc:	Phần thưởng.
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 13).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
Câu chuyện nói về ai? 
Bạn Minh.	
Bạn Na.
Cô giáo.
Bạn Lan. 
Bạn Na có đức tính gì? 
Học giỏi, chăm chỉ.
Thích làm việc.
Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
Nhường nhịn bạn bè, có tinh thần vượt khó. 
Vì sao bạn Na được nhận thưởng? 
Na ngoan ngoãn, tốt bụng, biết san sẻ và giúp đỡ các bạn.
Na học giỏi đều các môn.
Na là một cán bộ lớp.
Na biết nhường nhịn các bạn.
Khi Na nhận thưởng, những ai vui mừng? 
Bố Na.
Mẹ Na.
Bạn học cùng lớp với Na.
Bạn Na, cô giáo, mẹ của bạn Na và cả lớp.
Kiểm tra viết: (10 điểm)
Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: 	Phần thưởng
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài  đến có ngày cháu thành tài”.
II. 	Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về người bạn của em. 
ĐỀ SỐ 3
Kiểm tra đọc: (10 điểm)
Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: 	Bạn của Nai Nhỏ 
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 22).
Đọc đoạn 1 và đoạn 2. 
Trả lời câu hỏi: Nai nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì? 
Đọc hiểu: (4 điểm) 
Bài đọc:	Gọi bạn 
	(SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 28).
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? 
Trong trang trại.
Trong rừng.
Trong một chuồng nuôi gia súc của nhà nông. 
Trong một lều trại nhỏ bên dòng suối. 
Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? 
Trời hạn hán kéo dài.
Suối cạn, cỏ héo khô.
Bê Vàng và Dê Trắng không có cái để ăn.
Tất cả các ý trên. 
Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì? 
Dê trắng rất thương bạn.
Dê trắng rất nhớ bạn.
Dê trắng chạy khắp nơi tìm Bê Vàng.
Tất cả các ý trên. 
Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “ Bê! Bê!”? 
Dê Trắng đã tìm được bạn.
Chưa tìm thấy bạn.
Mừng rỡ khi gặp bạn.
Xúc động khi gặp bạn. 
Kiểm tra viết: (10 điểm)
Chính tả (Tập chép): (5 điểm)
Bài viết: 	Bạn của Nai Nhỏ
	Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn. Biết bạn của con khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn. 
II.	Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về cô (hoặc thầy) giáo cũ của em. 
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐỀ SỐ 1
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (4 điểm) 
Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh d
Câu 3: Khoanh c
Câu 4: Khoanh b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em. 
- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
* Gợi ý làm bài tập làm văn:
Có thể viết theo gợi ý sau:
- Tên em là gì? Ở đâu?
- Em học lớp mấy? Trường nào?
- Em có những sở thích nào?
- Em có những ước mơ gì?
Bài tham khảo
Em tên là Lê Dạ Thảo, ở tại thủ đô Hà Nội, hiện em đang học lớp 2A, Trường Tiểu học Cát Linh. Em yêu thích tất cả các môn học, nhưng em thích học nhất là môn âm nhạc. Em thích hát những bài hát nói về bố, mẹ, thầy cô giáo, mái trường mến yêu. Em ước mơ sau này sẽ trở thành nhạc sĩ để sáng tác những bài hát thật hay và bổ ích. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ của mình.
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐỀ SỐ 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (4 điểm) 
Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh c
Câu 3: Khoanh a
Câu 4: Khoanh d
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em. 
- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
* Gợi ý làm bài tập làm văn:
Có thể viết theo gợi ý sau:
- Bạn của em tên gì? Học lớp nào?
- Nhà bạn ở đâu?
- Bạn em có đặc điểm gì nổi bật?
- Em thích nhất bạn ở điều gì? 
Bài tham khảo
Như Quỳnh là bạn học cùng lớp với em. Nhà bạn cách nhà em chừng vài trăm mét, tuy không gần lắm nhưng em và Quỳnh thường rủ nhau đi học. Quỳnh rất chăm chỉ học tập nên thường được cô giáo khen và bạn bè quý mến. Không chỉ chăm lo học tập cho riêng mình mà Quỳnh biết giúp đỡ các bạn yếu để cùng tiến bộ. Sự siêng năng học giỏi của Quỳnh đã làm em và các bạn thầm ngưỡng mộ.
HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐỀ SỐ 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không có điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lung túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (4 điểm) 
Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh b
Câu 2: Khoanh d
Câu 3: Khoanh d
Câu 4: Khoanh b
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Chú ý: Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân em. 
- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
* Gợi ý làm bài tập làm văn:
Có thể viết theo gợi ý sau:
- Cô (thầy) giáo cũ đã dạy em tên gì? Dạy em vào năm lớp mấy? 
- Tình cảm của cô (thầy) giáo đối với học sinh như thế nào?
- Em nhớ nhất điều gì ở cô (thầy) giáo cũ?
- Tình cảm của em đối với cô (thầy) giáo như thế nào? 
Bài tham khảo
Cô Diệu Thu là cô giáo đã dạy em ở năm lớp Một. Cô rất yêu thương chúng em. Em nhớ nhất ngày đầu tiên đi học, cô đã động viên em và các bạn phải mạnh dạn, tự tin. Cô cầm tay em để uốn nắn từng con chữ. Cô tận tụy giảng bài cho chúng em, ân cần dạy cho chúng em từng môn học. Em hình dung cô là người mẹ thứ hai của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docx3_de_thi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2.docx