25 Trắc nghiệm ÔN TẬP CHỦ ĐỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (khoanh vào ô bạn cho là đúng) Câu 1: Dòng điện không đổi là: - A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. - B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian. - C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian. - D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 2: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương. B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương. C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy. D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó. Câu 3: Quy ước chiều dòng điện là: - A. chiều dịch chuyển của các electron. - B. chiều dịch chuyển của các ion. - C. chiều dịch chuyển của các ion âm. - D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương. Câu 4: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây - A. 10 C. - B. 20 C. - C. 30 C. - D. 40 C. Câu 5: Các dụng cụ điện trong nhà thường được mắc nối tiếp hay song song, vì sao ? - A. mắc song song vì nếu 1 vật bị hỏng, vật khác vẫn hoạt động bình thường và hiệu điện thế định mức các vật bằng hiệu điện thế của nguồn. B. mắc nối tiếp vì nếu 1 vật bị hỏng, các vật khác vẫn hoạt động bình thường và cường độ định mức của các vật luôn bằng nhau. C. mắc song song vì cường độ dòng điện qua các vật luôn bằng nhau và hiệu điện thế định mức của các vật bằng hiệu điện thế của nguồn. D. mắc nối tiếp nhau vì hiệu điện thế định mức của các vật bằng hiệu điện thế của nguồn, và cường độ định mức qua các vật luôn bằng nhau. Câu 6: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là: A. 2 C. - B. 4 C. - C. 6 C. - D. 8 C. Câu 7: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi A. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. B. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện. C. Không mắc cầu chì cho mạch điện kín. D. Dùng pin (hay ác quy) để mắc một mạch điện kín. Câu 8: Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị. A. I = ¥ B. I = E.r C. I = r/E D. I = E/r Câu 9: Cho hai điện trở R1 = 2 W, R2 = 6 W mắc vào nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r tạo thành mạch kín. Khi R1 nối tiếp R2 thì cường độ dòng điện trong mạch chính I1 = 0,5 A. Khi R1 song song R2 thì cường độ dòng điện trong mạch chính là I2 = 1,8 A. Tìm E và r. A. 4,5 V và 1 Ω. B. 3 V và 1 Ω. C. 4,5 V và 2 Ω. D. 3 V và 2 Ω. Câu 10: Có hai điện trở R1 có ghi (12 W - 0,5 A) và R2 có ghi (20 W - 1 A). Người ta mắc nối tiếp hai điện trở này với nhau. Tìm cường độ dòng điện và hiệu điện thế lớn nhất mà bộ điện trở này chịu được. 1,5 A và 48 V. B. 0,5 A; 48 V. C. 1 A; 32 V. D. 0,5 A; 16 V. Câu 11: Người ta dùng các nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 1,5 V, điện trở trong 0,75 W để mắc thành bộ hỗn hợp đối xứng có suất điện động 6 V, điện trở 1 W. Xác định số nguồn điện. A. 3. - B. 6. - C. 9. - D. 12. Câu 12: Người ta dùng nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở 1 W để cấp điện cho hai điện trở R1 = 5 W và R2 mắc song song. Tìm R2 để công suất tiêu thụ của toàn mạch ngoài là 9 W. A. 1,25 Ω. - B. 2,50 Ω. - C. 1,50 Ω. - D. 3,00 Ω. Câu 13: Theo sơ đồ dưới đây: Cho R1 = 6 W, R2 = R4 = 4 W, R3 = 12 W, UAB = 18 V, Ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm số chỉ ampe kế. Hinh câu 13 è A. 0,25 A. - B. 0,50 A. - C. 0,75 A. - D. 1,25 A. Câu 14: Cho mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 1,5 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 . Thay đổi R2 để công suất mạch ngoài lớn nhất. Tính công suất lớn nhất đó. A. 9 W. - B. 12 W. - C. 16 W. -D. 18 W. Câu 15: Nguồn điện có E = 12 V, r = 1 Ω, R1 = R2 = 6 Ω, biết cường độ dòng điện qua R1 là 0,5 A. Biết đèn sáng bình thường, tính hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn. Hình câu 15 è A. 8 V; 8 W. - B. 8 V; 16 W. - C. 14 V; 14 W. - D. 12 V; 6 W. Câu 16: Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 8 giờ ở chế độ tiết kiệm năng lượng. Tính cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp ? A. 16 A. - B. 0,25 A. - C. 4 A. - D. 8 A. Câu 17: Dùng nguồn điện có suất điện động E = 48 V, điện trở trong r = 6 W để thắp sáng 24 bóng đèn loại 6 V – 3 W. Các bóng đèn được mắc thành x hàng song song, mỗi hàng có y bóng nối tiếp. Tìm x, y để đèn sáng bình thường. A. x = 4; y = 6 hoặc x = 12; y = 2. B. x = 6; y = 4 hoặc x = 12; y = 2. C. x = 6; y = 4 hoặc x = 24; y = 1. D. x = 4; y = 6 hoặc x = 24; y = 1. Câu 18: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 W và R2 = 8 W khi đó công suất tiêu thụ của hai đèn như nhau. Tính điện trở trong và hiệu suất của nguồn trong từng cách mắc. A. 2 W; 33,33 % và 66,67 %. B. 4 W; 25 % và 75 %. C. 4 W; 33,33 % và 66,67 %. D. 2 W; 25 % và 75 %. Câu 19: Khi cho 2 điện trở giống nhau mắc song song rồi mắc vào hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 10 W. Nếu mắc nối tiếp 2 điện trở trên rồi mắc lại vào hiệu điện thế trên thì công suất tiêu thụ của chúng có giá trị bằng bao nhiêu ? A. 2,5 W. - B. 40 W. - C. 80 W. - D. 5 W. Câu 20: Cho mạch điện kín gồm bộ nguồn điện có 4 nguồn mắc nối tiếp; mỗi nguồn có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 0,125 Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 3,5 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 2 W. Tính nhiệt lượng toả ra trên R1 trong 10 phút và hiệu suất của bộ nguồn. A. 33600 J; 91,66 %. B. 36300 J; 91,67 %. C. 36300 J; 91,66 %. D. 33600 J; 91,67 %. Hình cho câu 20 Câu 21: Cho mạch điện gồm 1 điện trở R1 = 12 W, đèn ghi 12 V – 6 W, biến trở Rb = 10 W, nguồn điện có suất điện động 36 V, điện trở trong 2 W. Các dụng cụ trên được mắc như hình vẽ. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 10 phút. A. 10368 J. - B. 8864 J. - C. 12416 J. - D. Đáp án khác. Câu 22: Nguồn điện có suất điện động E = 18 V, r = 6 W, được dùng để thắp sáng bình thường 4 bóng đèn loại 6 V – 3 W. Tìm cách ghép các đèn để chúng sáng bình thường. A. 2 nhánh, mỗi nhánh 2 đèn. B. 1 nhánh, mỗi nhánh 4 đèn. C. 4 nhánh, mỗi nhánh 1 đèn. D. 4 nhánh, mỗi nhánh 1 đèn hoặc 2 nhánh, mỗi nhánh 2 đèn. Câu 23: Đem 6 pin giống nhau mắc thành dãy nối tiếp. Mạch ngoài có biến trở R. Khi biến trở có trị số R1 thì cường độ dòng điện qua R và hiệu điện thế hai đầu biến trở có trị số I1 = 1,3 A, U1 = 6,4 V. Khi biến trở có trị số R2 thì I2 = 2,4 A, U2 = 4,2 V. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi pin. A. 9 V; 2 W. - B. 9 V; 1/3 W. - C. 1,5 V; 2 W. - D. 1,5 V; 1/3 W. Câu 24: Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V – 500 W. Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220 V để đun sôi nước từ nhiệt độ 370 C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/Kg.K. Cho thời gian đun nước là 20 phút, tính thể tích nước cần đun. Cho rằng 10% nhiệt lượng do ấm cung cấp toả ra môi trường xung quanh. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3 . A. 2,04 l. - B. 2,16 l. - C. 2,24 l. - D. 2,36 l. Câu 25: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó suất điện động và điện trở trong của các nguồn điện tương ứng là E1 = 1,5 V, r1 = 1 W, E2 = 3 V, r2 = 2 W. Các điện trở trong ở mạch ngoài là R1 = 6 W, R2 = 12 W, R3 = 36 W. Tính hiệu điện thế UMN giữa hai điểm M và N. A. 0,6 V. - B. 0 V. - C. 0,4 V. - D. 0,2 V. Hình cho câu 25 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ĐÁP ÁN: 1 D 6 C 11 D 16 B 21 A 2 D 7 A 12 A 17 A 22 D 3 D 8 D 13 B 18 C 23 D 4 C 9 A 14 D 19 A 24 A 5 A 10 D 15 A 20 D 25 B PHH sưu tầm và chỉnh lí 1 -2017 - Nguồn thuvienvatly
Tài liệu đính kèm: