23 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017

docx 66 trang Người đăng dothuong Lượt xem 604Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "23 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017
ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM.(3.5điểm - gồm 07câu: mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm)
	Đọc kỹ bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau:
	Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
	Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
	Cuộc đời cách mạng thật là sang.
	 Tháng 2 năm 1941 
 ( Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội 1967).
Câu 1: Bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ gì ?
A. Thất ngôn bát cú đường luật.	C. Song thất lục bát.
B. Thất ngôn tứ tuyệt	.	D. Ngũ ngôn.
Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào ?
A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh.
B. Giọng điệu buồn thảm thê lương.
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường.
D. Giọng điệu bi hùng, ai oán.
Câu 3: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác ?
A. Bờ suối, hang.	C. Bàn đá chông chênh.
B. Cháo bẹ, rau măng.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “ Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền ở đây có nghĩa là gì là
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Phương thức miêu tả và tự sự.
B. Phương thức trần thuật và tự sự.
C. Phương thức tự sự và biểu cảm.
D. Phương thức biểu cảm và miêu tả
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 7: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu cảm thán.	C. Câu trần thuật.
B. Câu nghi vấn.	D. Câu cầu khiến
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (6,5 điểm).
Câu 1: (1,5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường” của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân ? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 – 8 dòng).
Câu2: (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
	“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
	(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Câu 3: (3,5 điểm): Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương.
 -----------------Hết------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
A
D
B
D
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm):
* Học sinh chép đúng đầy đủ, trình bày sạch sẽ bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân) và chú ý các dấu câu. (0,5 điểm).
* Học sinh trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số ý sau
- Từ việc đi đường đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian nan, chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang (0,25 điểm).
- Bài hoc về sự thành công trên đường đời : Hành trang mà con người mang theo là lòng kiên nhẫn, bền gan, vững trí để vượt qua tất cả những thử thách gian lan của cuộc đời. (0,25 điểm). 
- Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ. (0,25 điểm).
- Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình . (0,25 điểm).
Câu 2. (1,5 điểm): 
* Chỉ ra được các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. (0,5 điểm).
- Phép tu từ nhân hóa : “Trăng nhòm”, điệp từ : “Ngắm”
* Giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa : trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm, tri kỷ. (0,5 điểm).
- Nghệ thuật điệp từ : “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người, đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời (0,5 điểm).
Câu 3. (3,5 điểm): 
Cách trình bày bài văn: về từ ngữ, câu văn, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc  (0.5 điểm)
* Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu chung về vị trí và ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam thắng cảnh đối với quê hương.
* Thân bài: (2,0 điểm).
- Vị chí địa lý quá trình hình thành và phát triển
- Cấu trúc quy mô.
- Hiện vật trưng bày thờ cúng.
- Phong tục lễ hội.
* Kết bài: (0,5 điểm): Thái độ tình cảm đối với danh lam thắng cảnh
ĐỀ SỐ 2
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) 
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
"Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!".
(Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô.	C. Bình Ngô đại cáo.
B. Hịch tướng sĩ.	D. Bàn luận về phép học.
Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống.
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh.
C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
D. Thời kì nước ta chống quân Minh
Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?
A. Thơ.	B. Chiếu.	C. Cáo.	D. Hịch
Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?
A. Lòng tự hào dân tộc.
B. Tinh thần lạc quan.
C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.
D. Căm thù giặc.
Câu 5: Trong câu "Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày. 	C. Hành động điều khiển.
B. Hành động hỏi.	D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)?
A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi.
B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc. 
C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước?
A. Nước Đại Việt ta.	C. Chiếu dời đô.
B. Quê hương.	D. Bàn luận về phép học.
Phần II. Tự luận ( 6,5 điểm)
Câu 1( 1, 5 điểm): 
Cho hai câu thơ sau:
 "Như nước Đại Việt ta từ trước,
 ................................................
 ...............................................
 ...............................................
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
a. Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?
b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Câu 2 (1,5 điểm):
Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm nào? Tác giả là ai? Vì sao tác giả có thể khẳng định: Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời?
Câu 3 (3,5 điểm):
Cho đoạn văn:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng."
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
C
D
C
D
C
AC
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm):
Câu a: (0,5 điểm) (Mức độ tư duy: Nhận biết)
- Học sinh chép đầy đủ để hoàn thiện đoạn trích.
Câu b: (1 điểm) (Mức độ tư duy: Thông hiểu)
- Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc là:
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Cương vực lãnh thổ.
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử riêng.
+ Chế độ, chủ quyền riêng.
Câu 2. (1,5 điểm): 
 - Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm 1010.
- Tác giả: Lý Công Uẩn.
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm - Mức độ tư duy: Nhận biết)
- Thành Đại La có những lợi thế sau:
* Về vị trí địa lí: 
- Ở nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông ,tây.
- Hình thế núi sông: Địa thế rộng mà bằng sau là núi, trước nhìn ra sông cao thoáng.
* Về vị thế chính trị, văn hoá:
- Là đầu mối giao lưu "chốn tụ hội của bốn phương", là mảnh đất hưng thịnh "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
-> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô bậc nhất của đất nước.
 (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm: Cấp độ tư duy: Thông hiểu)
Câu 3 (3,5 điểm):
* Cấp độ tư duy: Vận dụng (2,5 điểm)
Vận dụng cao (1 điểm)
* Yêu cầu:
a. Hình thức: (0,5 điểm)
- Viết đúng yêu cầu một đoạn văn: Lùi một ô, viết hoa chữ cái đầu dòng và có dấu kết thúc đoạn văn.
- Lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
- Đoạn văn đủ từ 10 đến 12 câu.
b. Nội dung (3 điểm)
- Viết đúng đoạn văn nghị luận làm nổi bật lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
- Nội dung của đoạn văn viết được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu được Trần Quốc Tuấn - Danh tướng kiệt xuất của nhà Trần (0,25 điểm)
* Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc.(2 điểm)
- Đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước (dẫn chứng).
- Căm thù giặc sục sôi, mãnh liệt (dẫn chứng).
- Quyết tâm chiến đấu đến cùng với quân xâm lược cho dù thịt nát xương tan (dẫn chứng).
- Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước (dẫn chứng).
* Khí phách của Trần Quốc Tuấn cũng là khí phách cuộn sóng của dân tộc Việt Nam. Trần Quốc Tuấn là tấm gương yêu nước tiêu biểu của dân tộc (0,25 điểm).
* Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (0,5 điểm)
Lưu ý: Đoạn văn dài quá hoặc ngắn quá trừ (0,5 điểm)
===========================
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm)
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.
 Nước Đại Việt ta
 Từng nghe:
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
 Vậy nên:
 Lưu Cung tham công nên thất bại,
 Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
 Việc xưa xem xét
 Chứng cớ còn ghi.
 ( Ngữ văn 8 tập II )
Câu 1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ.
C. Bình Ngô đại cáo. D. Bàn luận về phép học.
Câu 2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào? 
Thời kì nước ta chống quân Tống.
Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
Thời kì nước ta chống quân Thanh.
Thời kì nước ta chống quân Minh.
Câu 3. Ý nào nói đúng chức năng của thể cáo?
A. Để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
C. Để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi. 
Câu 4. Bao trùm lên toàn bộ văn bản trên là tư tưởng, tình cảm gì?:
Lòng căm thù . B. Tinh thần lạc quan.
C. Lòng tự hào dân tộc. D. Tư tưởng nhân nghĩa.
Câu 5. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn thơ sau ?
 “ Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
 A. Hành đông trình bày. B. Hành động hỏi.
 C. Hành động bộc lộ cảm xúc . D. Hành động điều khiển.
Câu 6. Chữ “văn hiến” trong văn bản trên được hiểu như thế nào?
 A. Nhiều người tài giỏi. B. Nhiều chiến công vang lừng.
 C. Có lãnh thổ riêng. D. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
Câu 7. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu nghi vấn. B. Câu trần thuật. 
 C. Câu cầu nghiến. D. Câu cảm thán.
II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
 Em hãy ghi lại tên tác phẩm - tác giả các văn bản nghị luận được học trong chương trình học kì II, lớp 8 (1,5 điểm)
Câu 2. (1,5 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
 (Trích “Hich tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn) . 
 ? Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn bản.
Câu 3. (3,5 điểm)
 Bao trùm lên tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
 Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo theo cách lập luận diễn dịch (từ 10 đến 13 câu) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
D
B
C
A
D
B
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm):
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: 
Nhận biết: Nêu đúng một tác phẩm và tác giả (0,25 ðiểm)
Các văn bản nghị luận được học trong trương trình học kì II, lớp 8:
- Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Lý Thái Tổ.
- Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn.
- Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi.
- Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp.
- Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc.
- Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục) - Ru-xô.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: 
 - Học sinh gọi tên đúng biện pháp tu từ tiêu biểu là: nói quá (hoặc: cường điệu, ngoa dụ, thậm xưng).
 Nhận biết: (0,5 điểm)
Học sinh nêu được tác dụng của phép tu từ trên trong đoạn văn:
+ Diễn tả sinh động, sâu sắc các trạng thái tâm lí phức tạp của tác giả
 + Qua đó thể hiện lòng căm thù giặc sục sôi và tình yêu nước thiết tha của vị chủ tướng...
Thông hiểu: (1 điểm- mỗi ý 0,5 điểm; có thể chia nhỏ ý 2 mỗi ý 0,25 điểm )
Câu 3. (1,5 điểm)
Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: (Vận dụng: 3,5 điểm):
 Yêu cầu. Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
* Hình thức: (0,5điểm)
 - Học sinh viết đúng thể loại nghị luận.
 - Đảm bảo đúng cấu trúc của đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đầu đoạn.
- Diễn đạt mạch lạc, có dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục, đúng chính tả, ngữ pháp
* Nội dung: (3 điểm)
 Học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau: (có dẫn chứng phù hợp, lí lẽ thuyết phục)
- Trần Quốc Tuấn nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ trong sử sách và trong thực tế Trung Hoa để làm gương cho quân sĩ... (0,25 điểm)
- Khơi gợi sự đồng cảnh ngộ của mình với quân sĩ ... (0,25 điểm)
- Tố cáo tội ác của giặc...thể hiện nỗi căm uất nghẹn ngào của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi nỗi nhục mất nước, mối lo tai vạ về sau, kích thích mạnh mẽ sự căm thù giặc của tướng sĩ... (0,5 điểm)
- Bày tỏ nỗi lòng mình: 
+ Nỗi đau đớn và lo lắng cho cảnh ngộ của đất nước đến quên ăn, mất ngủ...
 (0,5 điểm).
+ Nỗi căm thù giặc mãnh liệt mong xả thịt, lột da....kẻ thù. (0,5 điểm) 
- Nhắc lại ân tình của mình, phê phán nghiêm khắc hành động sai lầm của tướng sĩ Khiến tướng sĩ phải hổ thẹn và nhận ra sai lầm. (0,5 điểm)
- Kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” với thái độ cương quyết, rõ ràng... (0,5 điểm)
* GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp...
 ===================
ĐỀ SỐ 4
I.TRÁC NGHIỆM (3,5 đ)
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.
Tức cảnh Pác Bó
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà nội, 1967)
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết trong thời gian nào, ở đâu?
A. Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó.
B.Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng.
C. Năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng 
D. Tháng 2 năm 1941 tại Cao Bằng 
2. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm kết hợp với tự sự
B. Miêu tả kết hợp với tự sự
C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận
D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm
 3. Câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”có ý nghĩa như thế nào?
A. Đó là cuộc sống hài hòa, thư thái
B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh
C. Đó là cuộc sống gian khổ vất vả
D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hòa 
4. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là?
A. Câu trần thuật
B. Câu nghi vấn
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán
5. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ được hiểu như thế nào?
A. Được sông giữa rừng núi bao la
B. Niềm vui sông, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi
C. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên
D. Hưởng niềm vui sông giữa rừng núi bao la
6.Trong những bài thơ dưới đây, bài nào cũng thể hiện thú lâm tuyền?
A. Bài ca Côn Sơn( Nguyễn Trãi)
B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra(Trần Nhân Tông)
C.Qua Đèo Ngang(Bà Huyện Thanh Quan)
D. Ngắm trăng(Hô Chí Minh)
7. Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?
A. Yêu thiên nhiên
B. Yêu nước, yêu đời
C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng
D. Lạc quan, yêu đời.
II. TỰ LUẬN(6,5 đ)
 Câu 1(1,5đ)
 a.. Chép đúng theo trí nhớ bản dịch thơ(Bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Ngắm trăng”(Vọng nguyệt) – Hồ Chí Minh
b. Câu thơ dịch sát nghĩa nhất trong bài thơ là câu nào?
c. Câu thơ chưa làm rõ sự bối rối của thi sĩ trong bài thơ là câu nào?
Câu 2(1,5đ)
a.Ở bài thơ” Ngắm trăng” Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
b.Mở đàu câu thơ thứ 3 là “người”(nhân), kết thúc câu thơ thứ 4 là “nhà thơ”(thi gia). Theo em điều đó có ý nghĩa thế nào?
 Câu 3. (3,5 đ)
 Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy) 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
A
D
A
B
A
AB
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm): 
HS chép đúng bản dịch thơ theo yêu cầu của đề bài (1đ)
Câu 1(0,5đ)
Câu 2(0,5đ)
 Câu 2. (1,5 điểm): 
Bác ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù, ở nước ngoài. (0,5đ)
Mở đầu câu 3 là “người” kết thúc câu 4 là “thi gia”, diều đó cho ta hiểu trăng đã đến với 1 hồn thơ và “người” đã vượt lên hoàn cảnh để hồn thơ cất cánh. Lúc này Người không còn là “tù nhân” nữa mà là “thi gia”. (1đ)
Câu 3. (3,5 điểm): 
1.Mở bài 
2. Thân bài
3.Kết bài: 
 Giới thiệu được cái phích nước( bình thuỷ) là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình, ai cũng biết đó là đồ dùng thông dụng.
 -Cấu tạo của chiếc phích gồm hai bộ phận ruột phích và vỏ phích 
 - Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thuỷ tinh ,ở giữa là lớp chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài khi đựng nước , phía trong được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, phích hình trụ tròn miệng nhỏ có tác dụng làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài.
- Vỏ phích hình trụ tròn có tác dụng bảo vệ ruột phích ,thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như:kim loại,nhựa với đủ màu sắc ngoài ra còn có quai ,nắp phích giúp di chuyển,sử dụng đượ dễ dàng
-Hiệu quả giữ n

Tài liệu đính kèm:

  • docx23_DE_KIEM_TRA_HOC_KY_2_NGU_VAN_8_CUC_CHUAN.docx