CHÂN THÀNH CÁM ƠN TRƯỜNG ĐHSP TP HCM VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ HỖ TRỢ ĐÁNH ĐỀ TRONG ĐỢT TẬP HUẤN 31/05/2016 Trường Chuyên Hùng Vương TT GDTX-KT-HN Dĩ An Trường THPT Tân Bình Trường THPT Nguyễn Trãi Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ Trường THPT Thái Hòa Trường THPT Tân Phước Khánh Trường THPT Phước Hòa Trường THPT Tây Sơn Trường THPT An Mỹ Trường THPT Bến Cát Bình Dương, ngày 30 tháng 9 năm 2016 CV : Trần Thị Mỹ Dung TÓM TẮT KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Tự sự: thuật lại diễn biến của một sự việc thông qua nhân vật, chi tiết, cốt truyện. VD: Nước Việt, thời Xuân Thu, có một cô gái tuyệt đẹp tên là Tây Thi, nhất cử nhất động của cô nàng vô cùng duyên dáng. Mỗi lần Tây Thi đau ốm có thói quen lấy tay ôm ngực, đôi chân mày nhăn lại trông càng say đắm lòng người. Vì thế, người trong vùng lưu truyền thành ngữ là bệnh Tây Thi, ám chỉ người đẹp thì cử chỉ nào cũng đẹp. Thôn gần đó, có cô gái tên là Đông Nhi, người xấu xí, cô ta biết chuyện, liền tìm đến bắt chước cử chỉ của Tây Thi. Bắt chước đã thành thạo, Đông Nhi liền giả bệnh, vừa kêu rên, vừa nhăn chân mày và lấy tay ôm ngực. Mấy chàng trai làng nghe tin vội đến thăm. Đông Nhi ngày thường đã xấu, nay trông càng tệ hơn, mấy chàng trai vội lảng xa và che miệng cười. (Trích Thuật ngữ sống của người Trung Hoa) 2) Miêu tả: dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh VD: Tháng tư về để tiễn đưa mùa khô đi. Hơi nước trong gió chưa đủ khiến trận mưa rào đổ xuống mỗi chiều, nhưng đủ để đánh thức những củ huệ, cả lan đất trỗi dậy, nhú lên những mầm hoa như mũi lao màu xanh ngọc, xuyên qua lớp đất khô phủ lá mục, ở nơi ít ai ngờ nhất. Rồi một sớm mai rộn ràng mặt đất nở bừng cả một thảm hoa. Lan đất là tình nhân của gió tháng tư. Mỗi năm chỉ một lần, hoa nở vài ngày vào thời điểm giáp mí giữa mùa khô và mùa mưa. Khi mưa xuống, lá xanh như giấc mơ trẻ. Mưa đi lá rụi tàn, không để lại mội dấu vết gì trên mặt đất suốt mùa khô. Chờ đến tháng tư 3) Biểu cảm: trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới. VD: Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ như thế Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi. (Hoàng Nhuận Cầm) Chiều chiều chim rét kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. (Ca dao) 4) Nghị luận: dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; thể hiện quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề của cuộc sống. VD: Gây ấn tượng, bỏ qua tính hợp lí trong các mẩu quảng cáo là điều có thể hiểu, nhưng gây ấn tượng mà bất chấp những yếu tố văn hóa thì quả thật khó chấp nhận. Trước đây, hãng dầu gội S tung ra một slogan “Sống là không chờ đợi” khiến nhiều người người bị “sốc”. Thế nhưng sau đó có một điều chỉnh nhỏ: “Vì cuộc sống là không chờ đợi” khiến câu slogan này trở nên dễ chịu hơn nhiều. Và, như thế chỉ cần một hai chữ trong cấu trúc thay đổi đó đã thể hiện một tinh thần cầu thị của người làm quảng cáo, câu slogan cũng chuyên chở giá trị tinh thần tốt đẹp hơn. (Trần Nhã Thụy) 5) Thuyết minh: trình bày, giới thiệu, giải thích,nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. VD: Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá ngon. Cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lị,lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp... (BS.Hoàng Xuân Đại) 6) Hành chính – công vụ (điều hành): trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa các đối tượng liên quan. VD: Quyết định cho thôi học, Đơn xin nghỉ học, Công văn cử đi học,.. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN CHỦ YẾU Giải thích: làm cho mọi người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệcủa một sự vật, hiện tượng. VD: Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng lấy con người làm gốc, tôn trọng, đề cao giá trị con người. Tư tưởng này một mặt chống thần quyền, mặt khác chống quân quyền (quyền của vua), khẳng định cá tính và quyền sống con người, trở thành tư tưởng tiêu biểu của thời đại Phục Hưng ở phương Tây. (Ngữ văn 10, tập hai) Chứng minh: dùng lí lẽ, dẫn chứng xác thực, cụ thể đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy. VD: Vậy lí do nào khiến nhà đầu tư Phố Wall ưu thích cổ phiếu Facebook dù mức giá đã quá cao? Câu trả lời rất đơn giản, do kết quả kinh doanh của mảng điện thoại di động. Lĩnh vực quảng cáo trên điện thoại di động của Facebook hiện chiếm 76% tổng doanh thu, cao hơn so với mức 72% của năm trước. Theo khảo sát của ComScore, ứng dụng Facebook và Facebook Messenger dành cho điện thoại di động luôn đứng đầu tại thị trường Mỹ. Nghiên cứu của hãng này cũng cho thấy người sử dụng điện thoại thông minh tốn 50% thời gian cho những ứng dụng họ hay vào nhất và 80% thời gian cho 3 ứng dụng mà họ thường xuyên dùng. Ngoài ra, xu thế đăng quảng cáo bằng video trên Facebook cũng đang ngày càng thịnh hành tại Mỹ và có khả năng đe dọa vị thế của ngành truyền hình cũng như các ứng dụng quảng cáo khác. Một thống kê của hãng IAB cho thấy ngành quảng cáo trực tuyến tại Mỹ trong quý II/2015 tăng trưởng 23% so với cùng kì năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ quý II/2011. (Theo Tri thức trẻ) Bình luận: nhằm đề xuất và thuyết phục người tiếp nhận tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của bản thân, mở rộng bàn bạc thêm về vấn đề. VD: Hằng ngày, bạn có thể đọc bất kì cái gì miễn bạn thấy hứng thú và có ích. Quan trọng là khi bạn cần kiến thức ở lĩnh vực nào, bạn phải biết tìm sách công cụ ra sao. Người Việt Nam đi du lịch thường chuẩn bị quần áo, giày dép và đồ ăn, trong khi người nước ngoài luôn mang theo sách; đi đường cầm sách chỉ dẫn, ngồi nghỉ đọc sách nghiên cứu hoặc giải trí. Sách có ở khắp nơi, ngay cả trên xe buýt – nơi mà người ta khuyến cáo không nên đọc vì sẽ hại cho mắt. Vì thế, nếu muốn gắn từ “đọc” với từ “văn hóa” thì bạn phải biết gắn việc đọc với niềm yêu thích của mình mỗi ngày. (Đỗ Anh Đức) Phân tích: là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung, hình thức, cấu trúc và mối liên hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng. VD: Có một loại người như thể giếng nước. Mới nhìn, cái giếng ấy chẳng qua là một vũng nước đọng, mãi lặng yên, dù gió có thổi đến cũng như không hề gợn sóng. Kẻ qua đường chẳng mấy ai dừng lại ngắm xem. Nhưng có một ngày, nếu bạn khát nước, lấy gàu đến múc uống, bây giờ bạn kinh ngạc phát hiện: cái giếng ấy sao mà sâu, nước múc lên sao mà trong, mà mát, vị nước ấy thật ngọt ngào. Bác bỏ: dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc hoặc thiếu chính xáctừ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe, người đọc. VD: Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền hoặc cản trở người khác. Ví dụ như có người nói: “Tiền tôi thích uống rượu tôi uống, thích mua “hoa” tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ đụng chạm gì tới ai”, Suy nghĩ như vậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục xã hội.Cứ cho là tiền tôi tôi xài, nhưng không phải vì thế mà bỏ qua những hành vi tội lỗi gây ra cho xã hội. Tự do và đọc lập không chỉ liên quan tới từng cá nhân mà còn là vấn đề của quốc gia nữa. (Fukuzawa Yukichi) So sánh: đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, tìm những nét giống và khác nhau về chúng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng. VD: Dân cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền lợi. Giẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng giẫm phải gai mà địa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngon dân làm thuê cuốc mướn lại chê dở. Đã là con người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường. (Fukuzawa Yukichi) III.PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Tóm tắt kiến thức: Các yếu tố PCNN Phạm vi Đặc điểm Nhận biết CHÍNH LUẬN Dùng trog lĩnh vực chính trị xã hội nhằm bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Đánh giá công khai, lập luận chặt chẽ, tính truyền cảm. Chú ý đến sự có mặt của lớp từ chính trị, (lập pháp, hành pháp, tư pháp, giai cấp, thể chế, chuyên chế, tư bản, dân chủ, cách mạng, phê và tự phê); những cấu trúc có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. KHOA HỌC Dùng trong các văn bản khoa học thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội – nhân văn (các văn bản khoa học chuyên ngành, các tài liệu giáo khoa, văn bản khoa học phổ cập.) Khái quát trừu tượng, khách quan chính xác, logic. Chú ý đến hệ thống thuật ngữ khoa học; thường sử dụng câu điều kiện – hệ quả, những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định. BÁO CHÍ Dùng trong các văn bản cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Tính thời sự, tính tranh đấu, tính hấp dẫn. Chú ý đến hệ thống các từ ngữ tùy theo lĩnh vực bài báo hướng đến. NGHỆ THUẬT Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch). Tính đa nghĩa.tính thẩm mĩ, mang đậm phong cách cá nhân. Sử dụng đa dạng, phát huy triệt để giá trị của các biện pháp tu từ ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa. SINH HOẠT Dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày (hội thoại trực tiếp, nhật ký, thư từ) Tính cá thể, tính cụ thể, tính cảm xúc. Có lớp từ khẩu ngữ (hết xảy, hết ý, hết sức, mặc đồ, số dách, cút, chuồn) dùng từ địa phương, tiếng lóng; thường sử dụng câu đơn, sử dụng đa dạng kết cấu tỉnh lược có xen những yếu tố dư, lặp lại. HÀNH CHÍNH Dùng trong các văn bản dựa trên cơ sở pháp lí, khuôn mẫu để giao tiếp hành chính, sự vụ (thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết, chứng chỉ, thủ tục hộ tịch, bản khai, báo cáo, biên bản,) Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ. Kết cấu 3 phần đặc trưng; có một lớp từ ngữ riêng (căn cứ, được sự ủy nhiệm của..., tại công văn số.., nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, có hiệu lực từ ngày.., xin cam đoan..,) • LƯU Ý:Một bài nghị luận/thông tin khoa học có ghi rõ được trích từ báo cần xác định là phong cách báo chí tích hợp cùng nghị luận/khoa học. Một số ví dụ minh họa: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Đức Phổ 25/7/69 Ba má và gia đình yêu thương. Con viết thư này giữa tiếng phản lực gào xé không gianChiều nay con đang chạy càn, bọn địch ở cách con chừng hai mươi phút đi bộ. Con xách giỏ ra đi, chiếc giỏ nhựa trong một cái võng dù, một hộp dụng cụ cấp cứu, một chiếc ống nghe, một bộ quần áo, một cái túi transitor. Với bấy nhiêu con có thể ở đâu cũng được rồi. Chạy càn nhưng vẫn rất đàng hoàng, vẫn đôi dép nhựa (như dép Trung Quốc các cô Hà Nội thường đi), vẫn bộ quần áo và một chiếc áo mưa bằng thứ nilon đắt tiềnCon đi ung dung trên con đường mặc cho những chiếc trực thăng rà trên đầu.. (Trích nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm) Phong cách ngôn ngữ khoa học Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Điều lợi ích nhất của nấm linh chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch, vì thế có thể dùng cho cả người bệnh và người khỏe mạnh. Linh chi có các tác dụng: trị đau nhức, chống dị ứng, phòng ngừa viêm phổi, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng độc tố, chống ung thư, hạ huyết áp, hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch, trợ tim, thư giãn thần kinhCó thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc sắc lấy nước uống. Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8 – 20 cm. Ở kích thước này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Linh chi là thuốc bổ, nhưng không phải không có tác dụng phụ. Khi dùng linh chi, nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng linh chi. Để bảo đảm sức khỏe, bạn nên dùng linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi. (BS. Đào Minh Sơn) Phong cách ngôn ngữ báo chí Trong khuôn khổ Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, chiều 6-12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra chương trình biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tại lễ tôn vinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao huân chương Lao động hạng Nhất cho 13 địa phương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tinh, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Long An, Lào Cai, Lai Châu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng trao cờ thi đua của Chính Phủ cho 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Sáng cùng ngày, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đã tiến hành phiên họp trù bị và bầu đoàn chủ tịch đại hội. Theo ban tổ chức, phiên khai mạc đại hội sẽ diễn ra vào sáng nay (7-12) với 2.000 đại biểu tham dự. (Nguồn: phapluattp.vn) Phong cách ngôn ngữ chính luận Cũng như thức ăn không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể, vì sự phát triển của tâm thức, ta đừng nên ngừng việc đọc của mình, vì đọc là thức ăn nuôi dưỡng tâm hồn. Ta vẫn phải lưu tâm đến sự phát triển của tâm thức mình, từ thiếu niên cho đến tuổi lão niên, nên ta cần tiếp tục việc đọc sau khi rời ghế nhà trường, và vẫn cần tiếp tục làm việc ấy một cách chủ âm trong suốt cuộc đời mình. Những người dừng việc đọc của họ sau khi tốt nghiệp – dẫu cho cơ thể họ vẫn khỏe mạnh – họ tất sẽ bị xã hội loại bỏ vì đầu óc đã lỗi thời và suy thoái. Ở vào giữa tiến trình năng động của thời đại Minh Trị, người kiên trì tinh thần thời đại một cách lâu bền là người có hứng thú với việc đọc sách với việc đọc sách. Để theo kịp với thời đại trong suốt cuộc đời, thì một người phải có sự rèn luyện thói quen đọc sách từ sớm. (Nishida Kitaro) TRÌNH TỰ LẬP LUẬN/CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. VD: Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung. VD: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đauVới việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. (Trần Thanh Thảo) Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩđể từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề. VD: Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữNhư một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam) Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn. VD: Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. (Lê Thị Tú An) Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. VD: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn. (Hoài Thanh) Đoạn văn so sánh: Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề,để từ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có hai kiểu so sánh khi viết đoạn văn là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. So sánh tương đồng: Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng. VD: Ngày trước ông cha ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể h
Tài liệu đính kèm: