20 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học sinh giỏi Ngữ văn lớp 5 (Có đáp án)

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "20 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học sinh giỏi Ngữ văn lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học sinh giỏi Ngữ văn lớp 5 (Có đáp án)
Đề trắc nghiệm HSG văn lớp 5 môn 
Đề số 2
Câu 1: 
“Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời”. 
Câu văn trên gợi ra hình ảnh gì?
A) Gợi toàn một màu vàng 
B) Gợi mùi hương thơm của lá tràm
C) Gợi vẻ đẹp của rừng khô vào buổi trưa
D) Gợi vẻ đẹp của sự chuyển dịch thời gian
Câu 2: 
Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” mang ý nghĩa gì?
A) Đất được coi như vàng và quý như vàng 
B) Đất quý giá vì nuôi sống con người 
C) Phê phán hiện tượng lãng phí đất 
D) So sánh đất với vàng để nói giá trị của đất còn hơn vàng.
Câu 3: 
Những câu thơ sau có trong bài thơ nào ? 
“Mai sau. Mai sau. Mai sau. 
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”
A) Tre Việt Nam  
B) Truyện cổ nước mình
C) Mẹ ốm
D) Hành trình của bầy ong 
Câu 4: 
“70 tuổi hãy còn xuân”. Từ “xuân” được dùng với nghĩa như thế nào? 
A) Nghĩa gốc  
B) Chuyển nghĩa
C) Nghĩa trừu tượng
D) Cả nghĩa chuyển và nghĩa gốc
Câu 5: 
“Chết đuối bám được cọc”; “Bụi bám đầy quần áo”; “Bé bám lấy mẹ”, các từ bám ở trong các ví dụ trên là những từ:
A) Từ đồng nghĩa  
B) Từ đồng âm
C) Từ nhiều nghĩa
D) Từ gần nghĩa 
Câu 6: 
Câu thơ “màu hoa nào cũng quý, cũng thơm” trong bài “Bài ca về trái đất” ý nói gì?
A) Tất cả các loài hoa đều đẹp và đáng quý.
B) Con người ở đâu và dù có màu da nào cũng đều đẹp. 
C) Trẻ em trên thế giới dù khác màu da đều đáng quý, đáng yêu.
D) Giữ cho trái đất được bình yên. 
Câu 7: 
Người bạn nhỏ trong chuyện “Người gác rừng tí hon” có phẩm chất nào đáng quý nhất? 
A) Thông minh  
B) Thích trồng cây
C) Dũng cảm
D) Yêu rừng
Câu 8: 
Trong nhóm từ: Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm?
A) Tổ quốc   
B) Tổ tiên
C) Giang sơn
D) Sông núi
Câu 9: 
Từ nào dưới đây dùng để tả màu sắc của hoa?
A) Trắng xóa   
B) Trắng phau
C) Trắng bệch
D) Trắng muốt
Câu 10: 
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A) Trên trời mây trắng như bông.
B) Sáng nay, chúng em tập thể dục trên sân trường.
C) Chị ngã, em nâng
D) Sáng nay, trên sân trường, chúng em tập thể dục 
Câu 11: 
Từ “đi” trong câu tục ngữ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A) Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B) Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
C) Sai một ly, đi một dặm. 
D. Đi với bụt mặc áo cà sa 
Câu 12: 
Từ “bỡ ngỡ” trong dòng thơ “biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” diễn đạt ý gì? 
A) Hồ nước thuỷ điện rộng như biển.
B) Hồ nước rộng nằm trên cao nguyên khiến người ta thấy lạ.
C) Hồ nước được nhân hoá mang tâm trạng của con người ngỡ ngàng vì sự xuất hiện của mình trên cao nguyên.
D) Biển đã được đưa lên cao nguyên. 
Câu 13: 
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? 
A) Nho nhỏ, lim dim, đi đứng, thưa thớt.
B) Nho nhỏ, lim dim, bong bãng, thưa thớt.
C) Nho nhỏ, lim dim, róc rách, thưa thớt.
D) Nho nhỏ, lim dim, xinh đẹp, thưa thớt.
Câu 14:
Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”?
A) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
B) Tất cả những gì do con người tạo ra. 
C) Chỉ có một số thứ tồn tại xung quanh con người.
D) Tất cả những gì không do con người tạo ra. 
Câu 15: 
Từ trái nghĩa là: 
A) Hiện tượng những từ đối lập 
B) Những từ có nghĩa trái ngược nhau
C) Hiện tượng những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa
D) Hiện tượng những từ đối lập và khác nghĩa nhau
Câu 16: 
Những từ “ca” trong các cụm từ: “ca nước”, “làm ca 3”, “ca mổ”, “ca vọng cổ” là những từ:
A) Từ đồng âm   
B) Từ đồng nghĩa
C) Từ nhiều nghĩa
D)Từ chuyển nghĩa
Câu 17: 
Câu tục ngữ: “lên thác, xuống ghềnh” mang nội dung:
A) Lên cao rồi lại xuống thấp 
B) ý chí quyết tâm vượt khó
C) Gặp nhiều gian nan vất vả trong cuộc sống 
D) Gợi sự bền chặt
Câu 18:
Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?
A) Bé đang học ở trường mầm non 
B) Trên cành cây có những mầm non mới nhú
C) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước
D) Cả A, B, C đều đúng
Câu 19:
Tác giả Trần Đăng Khoa gọi hạt gạo là “hạt vàng” vì:
A) Hạt gạo rất quý 
B) Hạt gao được làm nên nhờ đất, nhờ nước, mồ hôi công sức của người lao động.
C) Hạt gạo góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc
D) Cả A, B, C đều đúng
Câu 20: 
Trong thư gửi các học sinh, Bác Hồ khuyên các em điều gì?
A) Siêng năng học tập.
B) Ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
C) Chúng ta cần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại.
D) Cả A, B, C đều đúng
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
D
A
A
B
C
C
C
B
D
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
C
C
C
D
C
A
C
B
D
D

Tài liệu đính kèm:

  • docx20 trắc nghiệm HSG văn lớp 5 môn TV.docx