2 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 20/07/2022 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2013-2014
Đọc
Viết
Điểm chung
GV chấm
 Môn: Tiếng Việt –Lớp 5 	Thời gian: 90 phút 
	ĐỀ LẺ
A.KIỂM TRA ĐỌC: 
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.
II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN
Chúng tôi ra bờ mương. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm ...
Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.
 Trần Nhuận Minh
 Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường?
a. Sườn núi.	 c. Cỗ máy khoan.
b. Bờ moong.	 d. Dưới đáy moong.
2/ Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”?
a. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.
b. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
c. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu.
d. Do sương mù và mưa nhẹ
3/ Tác giả so sánh “chiếc máy xúc” với hình ảnh nào sau đây?
 a. Như một con thuyền đã hạ buồm ...
 b. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
 c. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn.
 d. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.
4/ Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc ?
a. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa.
b. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa.
c. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe cần cẩu, xe tải.
d. Không có xe mà chỉ có máy móc.
5/ Những chiếc xe gấu làm công việc gì?
a. Chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga. 
b. Chở đất đá ra cảng.
c. Chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. 
d. Múc than ở bãi đổ vào xe. 
6/ Từ nào gần nghĩa với cụm từ : “ khi ẩn khi hiện” ?
a. Mờ mịt.
b. Vằng vặc
c. Long lanh. 
d. Thấp thoáng.
7/ Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ đó trong câu).
a. Không ngớt xe lên, xe xuống. 
b. Hoàn toàn không thấy bóng người. 
c. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. 
d. Chúng tôi ra bờ moong. 
8/ Trong câu “Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu.” đại từ tôi dùng để làm gì?
a. Thay thế danh từ.
b. Thay thế động từ.
c. Để xưng hô.
d. Không dùng làm gì?
9/ Tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những chiếc xe ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
10/ Tìm một câu tục ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 B.KIỂM TRA VIẾT:
 I. Chính tả : (5 điểm) Kì diệu rừng xanh (SGK TV5 tập 1 trang 75)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: “Loanh quanh trong rừng................ ánh nắng lọt qua lá trong xanh”
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2013-2014
Đọc
Viết
Điểm chung
GV chấm
 Môn: Tiếng Việt –Lớp 5 	Thời gian: 90 phút 
	ĐỀ CHẴN
A.KIỂM TRA ĐỌC: 
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.
II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN
Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm ...
Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.
 Trần Nhuận Minh
 Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường?
a. Bờ moong.	 b. Sườn núi.	 
 c. Cỗ máy khoan. d. Dưới đáy moong.
2/ Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”?
a. Do sương mù và mưa nhẹ
b. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.
c. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
d. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu.
3/ Tác giả so sánh “chiếc máy xúc” với hình ảnh nào sau đây?
a. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.
b. Như một con thuyền đã hạ buồm ...
c. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
d. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn.
4/ Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc ?
a. Không có xe mà chỉ có máy móc.
b. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa.
c. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa.
d. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe cần cẩu, xe tải.
5/ Những chiếc xe gấu làm công việc gì?
a. Múc than ở bãi đổ vào xe. 
b. Chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga. 
c. Chở đất đá ra cảng.
d. Chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. 
6/ Từ nào gần nghĩa với cụm từ : “ khi ẩn khi hiện” ?
a. Thấp thoáng.
b. Mờ mịt.
c. Vằng vặc
d. Long lanh. 
7/ Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ đó trong câu).
a. Chúng tôi ra bờ moong. 
b. Không ngớt xe lên, xe xuống. 
c. Hoàn toàn không thấy bóng người. 
d. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. 
8/ Trong câu “Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu.” đại từ tôi dùng để làm gì?
a. Không dùng làm gì?
b. Thay thế danh từ.
c. Thay thế động từ.s
d. Để xưng hô.
9/ Tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những chiếc xe ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
10/ Tìm một câu tục ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 B.KIỂM TRA VIẾT:
 I. Chính tả : (5 điểm) Kì diệu rừng xanh (SGK TV5 tập 1 trang 75)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: “Loanh quanh trong rừng................ ánh nắng lọt qua lá trong xanh”
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HK I
MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 5
Phần I: Đọc thành tiếng
Học sinh đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc):
1/ Bài "Chuyện một khu vườn nhỏ" (TV 5 tập 1 - trang 102) 
Đọc đoạn: " Cây quỳnh lá dày ................. không phải là vườn."
2/ Bài " Mùa thảo quả " (TV 5 tập 1 - trang 113) 
Đọc đoạn: " Thảo quả trên rừng Đản Khao .... nếp khăn."	
3/ Bài " Hành trình của bầy ong" (TV 5 tập 1 - trang 117) 
Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
4/ Bài " Người gác rừng tí hon " (TV 5 tập 1 - trang 124) 
	Đọc đoạn: " Ba em làm nghề gác rừng .................. ra bìa rừng chưa?."	5/ Bài: " Trồng rừng ngập mặn " (TV 5 tập 1 - trang 128)
Đọc đoạn: " Mấy năm qua.. .... cồn mờ( Nam Định)."	
6/ Bài “Chuỗi ngọc lam” (TV 5 tập 1 - trang 134)
Đọc đoạn: " Chiều hôm ấy. .... xin chú gói lại cho cháu."	
7/ Bài “Hạt gạo làng ta”. (TV 5 tập 1 - trang 138)
Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ
8/ Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (TV 5 tập 1 - trang 144)
Đọc đoạn: " Căn nhà sàn. .... khách quý	
9/ Bài “Về ngôi nhà đang xây” (TV 5 tập 1 - trang 148)
Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ
10/ Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” (TV 5 tập 1 - trang 153)
Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ
11/ Bài “Thầy cúng đi bệnh viện” (TV 5 tập 1 - trang 158)
Đọc đoạn: " Cụ Ún. .... cúng bái."	

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc