150 câu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 826Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "150 câu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
150 câu trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử
Trang 1/17 – 
www.quangvanhai.net
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
NĂM HỌC 2016-2017
Phần: Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử
(150 câu trắc nghiệm)
Mã đề:
Họ và tên:..................................................................... Lớp: ...............
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?
A. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
B. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau,
trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’.
Câu 2: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là
A. 25. B. 6. C. 64. D. 32.
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, trên 1 phần tử mARN thường có 1 số ribôxôm cùng hoạt động.
Các ribôxôm này được gọi là
A. Pôliribôxôm B. Pôlinuclêôxôm C. Pôlipeptit D. Pôlinuclêôtit
Câu 4: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến
mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại
nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là :
A. A = T = 599; G = X = 900 B. A = T = 600 ; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899 D. A = T = 900; G = X = 599.
Câu 5: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc
là: 3' AAAXAATGGGGA5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là:
A. 5'... GGXXAATGGGGA3' B. 5'... TTTGTTAXXXXT3'
C. 5'... AAAGTTAXXGGT3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT3'.
Câu 6: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào.
A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã
C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN).
Câu 8: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X =
300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là:
A. 1200 B. 1800 C. 1500 D. 2100.
Câu 9: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử
mARN được phiên mã từ gen này là
A. 5’XGU3’ B. 5’UXG3’ C. 5’GXU3’ D. 5’GXT3’.
Câu 10: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A)
gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành
alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng
loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 301; G = X = 899. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299. D. A = T = 899; G = X = 301.
Câu 11: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 12: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.
Coli?
A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) qui định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
Trang 2/17 – 
B. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Gen điều hòa (R) qui định tổng hợp prôtêin ức chế
D. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 13: Xử lí AND bằng loại tác nhân nào sau đây có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp
nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. Tia tử ngoại (UV). B. Acridin.
C. 5- brôm uraxin (5BU). D. Cônsixin.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra
khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba
chiều của nó.
B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải
đường lactôzơ.
Câu 15: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’  3’ để tổng hợp
mạch mới theo chiều 3’  5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia
là của ADN ban đầu.
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3).
Câu 16: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1)Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân
thực
(2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi
pôlipeptit
(3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động
(4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. (1), (4). B. (2), (4) C. (1), (3) D. (2), (3)
Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột
biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của
gen sau đột biến là:
A. T = 80; G = 399 B. T = 399; G = 801 C. T = 799; G = 401 D. T = 401; G = 799
Câu 18: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh
vật nhân sơ?
A. ADN pôlimeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN pôlimeraza
Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có
vai trò
A. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. quy định tổng hợp prôtêin ức chế
C. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ
Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5’UAG3’ B. 5’AGU3’ C. 5’AUG3’ D. 5’UUG3’
Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. tổng hợp và kéo dài mạch mới B. tháo xoắn phân tử ADN
C. nối các đoạn Okazaki với nhau D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN
Trang 3/17 – 
Câu 22: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN
Câu 23: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G =
100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 100 B. 190 C. 90 D. 180
Câu 24: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,
A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.
B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.
C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
D. cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
Câu 25: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.
C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.
D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
Câu 26: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. hoocmôn insulin B. ARN pôlimeraza C. ADN pôlimeraza D. Gen
Câu 27: Trong quá trình dịch mã,
A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một ribôxôm hoạt động được gọi là
pôlixôm.
B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN.
C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’  5’.
Câu 28: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin
mêtiônin.
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit
amin.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
Câu 29: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế
bào nhân sơ là A, U, G, X.
B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng
vòng
C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên
tắc bổ sung.
D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân
thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.
Câu 30: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động
A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza
B. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã
C. là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế
Câu 31: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch
1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số
nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
Trang 17/17 – 
biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có hai axit amin mới. Những biến đổi xảy ra
trong
gen qui định mắt đỏ là
A. mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong một bộ ba mã hoá.
B. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
C. mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
D. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong ba bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
Câu 146: Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là
A. kích thích và gây iôn hóa các nguyên tử.
B. không kích thích nhưng gây ion hóa các nguyên tử.
C. kích thích nhưng không gây iôn hoá các nguyên tử.
D. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 147: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột
biến đó
là
A. đột biến tiền phôi. B. đột biến xôma.
C. đột biến xôma và đột biến tiền phôi. D. đột biến giao tử.
Câu 148: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến
không
liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Mất một số cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 149: Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là
A. amilaza. B. ligaza. C. ADN pôlimeraza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 150: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File word kèm đáp án chỉ 50k
Hướng dẫn thanh toán bằng thẻ cào điện thoại:
Bước 1: Vào link: 
Bước 2: Nhập mã thẻ và số seri đúng với loại thẻ trong tùy chọn
Bước 3: Gửi số seri thẻ vừa nhập qua tin nhắn đến số điện thoại kèm Email nhận tài liệu.
Tôi sẽ gửi tài liệu ngay trong ngày sau khi nhận được đầy đủ thông tin!

Tài liệu đính kèm:

  • pdf150_cau_trac_nghiem_phan_DI_TRUYEN_PHAN_TU.pdf