15 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 3

doc 22 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "15 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 Đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 3
15 đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hay, dành cho các em tham khảo, luyện đề, rèn luyện tư duy cũng như học tập tốt chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo.
15 Đề thi học sinh giỏi lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề 1
Câu 1: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm.
a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật.
b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn.
Câu 2: Hãy đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau:
a. Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
b. Một biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
Câu 3: 
a)Tìm từ gần nghĩa với từ: Khai trường, cần cù. giang sơn .
b)Tìm 3 từ ghép có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ .
Câu 4: Viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) tả quang cảnh trường em vào buổi sáng đầu mùa hè.
Đề 2
1/ Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại cây.Cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc gần ao. Cành khế loà xoà xuống mặt nước trong vắt. Quả khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi.
a) Từ chỉ màu sắc:.. b) Từ chỉ đặc điểm:..
2/ Đọc các câu văn sau rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?”
a) Nước hồ mùa thu trong vắt. 
b) Trời cuối đông lạnh buốt. 
c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
3/ Viết mỗi câu sau và dùng dấu phẩy đúng chỗ trong mỗi câu:
a) Nói về kết quả học tập của em ở học kì I. 
b) Nói về việc làm tốt của em và mục đích của việc làm ấy.
4/ Đọc câu sau: Một rừng cờ đỏ bay phấp phới trên sân vận động ngày khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng.
Từ rừng trong câu trên có ý nghĩa gi?
5/ Tập làm văn: Kể lại một việc tốt em đã làm góp phần bảo vệ môi trường./.
Đề 3
Bài 1: (3 điểm) Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh
a) Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
Bài 2: (3 điểm) Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp:
	Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi.
Bài 3:(10 điểm) Hãy viết một đoạn văn (từ 7- 8 câu) kể về một việc tốt em đã làm ở lớp (hoặc ở nhà) mà em cảm thấy phấn khởi và thích thú nhất.
ĐỀ 4 
Bài 1 (1 điểm): Gạch chân các hình ảnh so sánh trong mỗi câu sau?
a, Trăng tròn như cái đĩa. b, Má em bé hồng như quả cà chua.
Bài 2 (1 điểm): Điền vào chỗ trống chiều hay triều? 
Buổi ... , thuỷ ... , ...... đình, .... chuộng.
Bài 3 (2 điểm): Đặt hai câu trong đó một câu có sử dụng dấu hai chấm một câu sử dụng dấu chấm than?
Bài 4 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau : 
Cây bầu hoa trắng
 Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt .
Tìm và ghi lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu thơ trên.
Bài 4 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu kể về một loài hoa mà em yêu thích trong đó có sử dụng một hình ảnh nhân hoá và một hình ảnh so sánh.
ĐỀ 5
Bài 1. Cho các từ: Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, bùi ngùi, tự hào. Xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Đặt tên: 
- Nhóm 2: Đặt tên: 
Bài 2. Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Về chủ đề gia đình.
Bài 3. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp để điền vào chỗ chấm.
	- Con thuyền trôi........ như đang nghỉ ngơi trên sông.
	- Bé.............. bài tập rồi....................... ti vi
Bài 4. Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người và con người so sánh với sự vật. Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh sự vật với con người, 1 câu có hình ảnh con người so sánh với sự vật.
Bài 5. 	Ngày đầu tiên đi học
	Em nước mắt nhạt nhoà
	Cô vỗ về an ủi
	Chao ôi! Sao thiết tha .
	 Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỷ niệm khó quên. Em hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.
Đề 6
Câu 1 (2đ): a) Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A và cột B ghép lại để tạo thành câu :
A
B
 Đám học trò
 Đàn sếu
 Các em bé
 ngủ khì trên lưng mẹ
 hoảng sợ bỏ chạy
 đang sải cánh trên cao
b) Đặt 2 câu hỏi với một trong những câu đã ghép hoàn chỉnh :
Câu 2 (3đ) : Cho các thành ngữ :
Non xanh nước biếc; thức khuya dậy sớm; non sông gấm vóc; thẳng cánh cò bay; học một biết mười; chôn rau cắt rốn ; dám nghĩ dám làm; quê cha đất tổ.
a) Hãy chỉ ra các thành ngữ nói về quê hương :
b) Hãy đặt một câu với một trong các thành ngữ em vừa chỉ ra.
Câu 3 (4đ): Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm và cho biết những từ nào bổ sung nghĩa cho các từ vừa điền:
(trổ, điểm, đến, phủ kín)
- Mùa xuân đã .............................................................
- Các vườn nhãn, vườn vải đang ......................................................................... hoa.
- Những luống ngô , khoai , đỗ chen nhau xanh rờn ................................ bãi cát.
- Cây gạo chót vót giữa trời đã ............................................ các chùm hoa đỏ mọng.
Câu 4 (3đ): Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh:
a) Đằng đông, mặt trời đỏ ửng đang từ từ nhô lên .
b) Cánh đồng quê em rất đẹp . c) Tiếng suối ngân nga hay quá !
Câu 5 (7đ): Hãy viết một bài văn ngắn nói về quê hương em.
ĐỀ 7
Câu 1: Trong những câu sau,từ nào viết sai chính tả? Em hãy sửa lại cho đúng :
 - Suối chảy dóc dách - Cánh hoa dung dinh
- Nụ cười rạng rỡ - Chân bước rộn ràng
- Sức khỏe rẻo rai - Khúc nhạc du dương
Câu 2: Cho các thành ngữ sau: chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, thức khuya dậy sớm, non xanh nước biếc, non sông gấm vóc, học một biết mười, thẳng cánh cò bay, muôn hình muôn vẻ, dám nghĩ dám làm, quê cha đất tổ, nhữ thiêu như đốt.
 Tìm những thành ngữ nói về quê hương ? 
Câu 3: Cho câu: 
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta .
 (Ca dao ) 
 Em hãy hoàn thiện bảng sau:
Tên sự vật được nhân hóa
Các từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật
Cách nhân hóa
Câu 4 : Trong bài: Trường ca Đam San có câu: 
 Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.
a,Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong hai câu trên. 
b, Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt?
Câu 5: Hàng năm, mỗi địa phương dều tổ chức lễ hội mang đậm những nét văn hóa của vùng mình. Em hãy kể lại một lễ hội ở quê em.
Đề 8 
Bài 1 : 
a) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: (rực rỡ, khoe sắc, mảnh mai, đỏ thắm, xanh non, trắng tinh, vàng tươi):
Xuân về, cây cỏ trải một màu.......... . Trăm hoa đua nhau............ Nào chị hoa huệ.................., chị hoa cúc ............ , chị hoa hồng ............. , bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt.............Tất cả đã tạo nên một vườn xuân .............................
b) Tập dùng phép so sánh để viết câu văn có các sự vật sau :
+ Cánh đồng lúa chín . + Con đường làng em . + Cỏ mọc ven đê .
Bài 2: Cho đoạn văn :" Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi buổi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố"
Tìm trong đoạn văn:
+ Những từ chỉ sự vật: 
+ Những từ chỉ hoạt động - trạng thái: 
+ Những từ chỉ đặc điểm: 
b) Tìm và viết lại hình ảnh so sánh ở đoạn văn trên và cho biết chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm nào ?
Bài 3: Viết một bức thư ngắn cho một bạn ở phương xa để làm quen , giới thiệu với bạn về quê hương mình và mời bạn về thăm .
ĐỀ 9 (KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI)
1. (3đ) Đặt câu theo mẫu “Ai Thế nào?” để miêu tả
a, Một bông hoa trong vườn
2. (3đ) Điền vào chỗ trống để có được một câu hoàn chỉnh:
a, Ngôi nhà của em b, Một cái tết..
3. (1đ) Khoanh tròn chữ số trong ngoặc đặt trước dấu chấm ghi sai vị trí trong đoạn văn sau: Trên nương, mỗi người một việc(1). Người lớn thì đánh trâu ra cày(2). Các bà, các mẹ cúi lom khom(3). Tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá(4). Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm(5).
4. (5đ) Viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu với nội dung tự chọn trong đó có dùng phép so sánh.
5. Tập làm văn (6đ): Em hãy kể về làng xóm nơi em ở
Đề 10
Câu 1( 3đ): Chỉ ra các sự vật được nhân hoá, so sánh trong các câu thơ sau:
Chiều đi học về Nắng đứng ngủ quên
Chúng em đi qua ngôi nhà xây dở Trên những bức tường
Giàn giáo tựa cái lồng che chở	 Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây	 Đều qua những ngôi nhà xây dở
Ngôi nhà tựa vào nền trời xẫm biếc	 Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng 	 Lớn lên với trời xanh
 Các từ chỉ sự vật so sánh là..
 Các từ chỉ sự vật nhân hoá là
Câu 2 (2đ):Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong các câu văn sau:
- Bạn Tuyết rất chăm tập thể dục.
- Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. 
Câu 3 (3đ): Chọn các từ sau điền vào chỗ trống thích hợp: Vàng óng, hiện lên, tráng lệ, xanh rờn, mùi hương
Rừng khô.với tất cả vẻ uy nghi...của nó trong ánh mặt trời.Từ trong biển lá.đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy mộtlá trám bị hun nóng dưới ánh mặt trời.
Câu 4(10đ): Vừa qua em cùng gia đình đón Tết thật vui. Hãy viết thư cho một người bạn thân kể cho bạn nghe về những niềm vui ấy.
Đề 11
Câu 1(2đ). Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
	(Trần quốc Minh)
Câu 2 (2đ). Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích sắp nở nụ mai mới phô vàng khi nở cánh mai xoè ra mịn màng như lụa.
Câu 3. Trong các câu văn sau có những từ dùng chưa chính xác con hãy gạch chân và viết lại câu văn cho đúng.
- Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe mùi thơm. hoa nào cũng đẹp. Nhưng thơm hơn cả là cây hồng nhung.
- Em rất thích hoa phượng vì mỗi độ xuân về hoa phượng lại phủ một màu vàng rực lên khắp trường em.
Câu4 (4đ) Trong bài “Bé nhìn biển” tác giả viết:
 	Tưởng rằng biển nhỏ Chơi trò kéo co
 	 Mà to bằng trời Phì phò như bễ 
 	 Như con sông lớn Biển mệt thở rung 
 	 Chỉ có một bờ Còng giơ gọng vó 
	Bãi giằng với sóng Định khiêng sóng lừng
Trong mắt bé biển có những gì khác lạ và làm bé thích thú. Con hãy ghi lại những hình ảnh và suy nghĩ của bé khi ra thăm biển
Câu 5 (10đ) Trong một lá thư gửi cho người bạn ở phương xa con hãy kể về buổi lao động trồng cây ở lớp con trong tuần vừa qua. 
Đề 12
Câu 1. Cho đoạn thơ, hãy gạch dưới các từ chỉ đặc điểm
	Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
	Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
	Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
	Như dân làng bám chặt lấy quê hương
 Đánh dấu vào có câu trả lời đúng
1, Nội dung chính của đoạn thơ là.
	Miêu tả lá dừa Miêu tả dân làng và quê hương Miêu tả cây dừa
2. Đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệt thuật nào?
	Nhân hoá Nhân hoá và so sánh So sánh
 Hãy ghi lại những hình ảnh đó :
3. Cụm từ “Hiên ngang cao vút” trong câu thơ đầu trả lời cho câu hỏi nào?
 Dừa thế nào? Dừa vẫn đứng thế nào? Dừa vẫn đứng như thế nào?
Câu 2. Viết đoạn văn 4 – 5 câu kể về ngôi trường thân yêu của em.
Câu 3. Hãy kể lại công việc hàng ngày của một người trí thức (Bác sỹ, hoặc giáo viên, hoặc nhà khoa học)
Đề 13
1, Đọc bài thơ sau:
Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó 
Kéo mặt trời lên cao.
Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.
Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài luỹ tre
Đêm chuyển dần về sáng
2. Các sự vật được nói đến trong bài thơ là:
a. Luỹ tre, gọng vó, trâu, tiếng chim, mặt trời, nâng
b. Luỹ tre, mặt trời, gọng vó, đồng, nắng, trâu, gió, chim, núi, vầng trăng, kéo
c. Luỹ tre, mặt trời, gọng vó, đồng, nắng, trâu, gió, chim, núi, vầng trăng, sao, gà, mầm măng, bóng râm
3. Hình ảnh so sánh có trong bài thơ là:
a. 1 hình ảnh b. 2 hình ảnh c. 3 hình ảnh d. 4 hình ảnh
6. Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là :
a. 1 Sự vật b. 2 Sự vật c. 3 sự vật d. 4 sự vật
4. Bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào trong câu: “Tre bần thần nhớ gió” là:
a. Bần thần b. Nhớ gió c. Bần thần nhớ d. Bần thần nhớ gió
5. Dòng nào dưới đây ghi những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
a. Sớm, rì rào, cong, nhai, ngủ, xuống, sáng, đợi, dài, tiếng gáy
b. nâng, sớm, rì rào, dài, xôn xao, tiếng gáy, về, mầm măng, cong
c. Thức dậy, rì rào, kéo, nằm nhai, bần thần, nhớ, ngủ, xuống, nâng, lên, treo, thắp, xôn xao, chuyển, về, đợi
II: Tập làm văn:
Đề bài: Cô giáo như người mẹ hiền rất gần gũi, thân thương với các em . Em hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu kể lại hình ảnh cô giáo dạy em trong 1 giờ học tập đọc mà em có nhiều ấn tượng nhất.
Đề 14
Câu 1: Khoanh tròn trước các chữ cái các từ ngữ thuộc các nhóm sau:
A. Từ chỉ các hoạt động của con người giúp B. Từ chỉ các cảm xúc của con người
 đỡ nhau với con người
a. quan tâm d. trẻ em a. thương yêu d. căm ghét 
b. trong nom g. thăm hỏi b. ông bà g. tự hào 
c. xanh tươi e. đùm bọc c. kính trọng e. làm việc
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ (...) để hoàn chỉnh các thành ngữ, ca dao dưới đây:
Nhường cơm........... b. Bán anh em xa............
c. Công cha như ............ d. Nghĩa mẹ như ...........
Câu 3: Gạch chân những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng
Các bạn học sinh trong cùng một lớp thường xuyên giúp nhau trong học tập
Câu 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, hai gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Thế nào trong các câu sau:
Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi.
Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ.
Câu 6. : Ca dao có câu:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó? (hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)
Câu 7: Tập làm văn: Em đã được xem nhiều buổi biểu diễn văn nghệ. Hãy kể lại buổi biểu diễn văn nghệ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Đề 15 (THHV)
Câu 1 -(2đ) 
Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp:
xanh, tươi, tốt, thắm (ví dụ : xanh tươi)
Câu 2 - (3đ)	
Tìm 2 từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : chăm chỉ
Câu 3 - (3đ) 
Gạch chân (chú ý ghi rõ) dưới những danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ :
"Cảnh rừng Việt bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày."
Câu 4 - (2đ) 
Trong bài bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập 2) nhà thư Bế Kiến Quốc có viết:
" Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ 
Là ngày qua vẫn còn..."
Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?
Câu 5 - Tập làm văn (10đ)
 	Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Hãy tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em.
Cảm thụ văn học
 1. Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết:
Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
 Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào ?
Bài làm:
 Qua hai câu thơ trên cho em thấy được mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “Mây bông” trên trời cho thấy : Bà có vẻ đẹp hiền từ , cao quý và đáng kính trọng ....Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy ý muốn nói “Kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ... 
 2. Trong bài Ông và Cháu ,nhà thơ Phạm Cúc có viết:
 Ông vật thi với cháu
 Keo này ông cũng thua
 Cháu vỗ tay hoan hô:
 “Ông thua cháu, ông nhỉ !”
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khoẻ hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng”.
 Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ hai) người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc?
Bài làm:
 Bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2) người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc rằng “Cháu khoẻ hơn ông nhiều !” Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ. Cháu là người sẽ lớn lên và khoẻ hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng ở cháu.
 Hình ảnh “Ông là buổi trời chiều”cho thấy vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết. Ngược lại hình ảnh ‘Cháu là ngày rạng sáng’ cho thấy vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu.
 3. Qua bài hơ Bóng mây nhà thơ Thanh Hào có viết :
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
 Đọc bài thơ trên em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ?
Bài làm
 Qua bài thơ ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên thật là đẹp đẽ, đó là hình ảnh của một người lao động cần cù chịu khó.
 Hai câu đầu bài hơ cho ta thấy hình ảnh người mẹ đi cấy trong một hoàn cảnh mà thời tiết rất khắc nhiệt ‘Trời nắng như nung – Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày’. Chính vì có một tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc nên người con mới “Ước gì em hoá đám mây – em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”. Ước muốn đó cho em thấy người con đã nghĩ về người mẹ của mình đang cấy mà phải phơi lưng trên cánh đồng nắng nôi vất vả đó. Qua đó, em thấy được tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc của người con đối với mẹ.
4. Ca ngợi tình thương của con người, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bài thơ Em thương như sau:
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
 Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được điêù gì ?
Bài làm:
 Qua bài thơ trên ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mà cũng mồ côi !”
 Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió. Mà còn muốn nói về cả con người nữa. Nếu ngọn gió mồ côi, không tìm hấy bạn, vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở một xó nhà vắng vẻ nào đó... Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một em bé (Thậm chí một cụ già...) ốm yếu, ngã giữa một vườn hoa vắng người...
 Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa.ở đời cũng phải buồn thương. Người mà không biết buồn thương, thông cảm với những đau khổ của người khác, và của chính mình thì còn đâu là người. 
 5. Kết thúc bài Mẹ vắng nhà ngày bão, nhà thơ Đặng Hiển viết:
 Thế rồi cơn bão qua 
 Bầu trời xanh trở lại.
 Mẹ về như nắng mới
 Sáng ấm cả gian nhà.
 Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
Bài làm:
 Theo em, hình ảnh “Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ đã nêu. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “Nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc là :nMẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống ! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “Sáng ấm” bởi vì tình yêu thương đẹp đẽ của người mẹ. Vai trò của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu
6. Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu:

Tài liệu đính kèm:

  • doc15_de_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_3.doc