12 BÀI TOÁN CHIA ĐÔI TAM GIÁC - TỨ GIÁC I.- Chia đôi tam giác 1/ Chia đôi tam giác qua 1 điểm tại đỉnh của tam giác Bài toán này quá đơn giản, chỉ việc chia đôi cạnh đối diện rồi nối trung điểm đó với đỉnh.. Vì 2 tam giác tạo ra có chung chiều cao mà 2 đáy bằng nhau. Đây lại là bước rất cơ bản để thực hiện các tình huống chia đôi các hình tam giác, tứ giác phức tạp hơn. 2/ Chia đôi tam giác qua 1 điểm trên cạnh của tam giac Bài toán 1a Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho NA<NC. Tìm điểm M trên BC để đoạn thẳng NM chia hình tam giác ABC làm 2 phần có diện tích bằng nhau? Giải Cách 1: Lấy K là trung điểm của AC. Nối BK. Ta có SABK = SCBK và SABK = ½ SABC Từ K kẻ KM// NB cắt BC tại M. Trong hình thang NBMK cặp tam giác NOK và BOM có diện tích bằng nhau. (SNBK=SNBM ; SNOK=SNBK – SNBO ; SBOM= SNBM – SNBO ==> SNOK=SBOM ) Tứ giác ABMN có: SABMN = SABK + SBOM – SNOK = SABK = S CBK = 1/2 SABC è Vậy M chính là điểm cần tìm Cách 2: Lấy K là trung điểm cảu AB; Kéo dài CA một đoạn A D cho CN =ND Nối DB rồi kẻ AM//DB (M Є BC). Nối NM à NM chia đôi ∆ABC. Chứng minh (tương tự cách 1) ∆1 bù ∆2 để S ∆NDM = Stứ gáic NMBA Bài toán 1b Cho hình tam giác ABC. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho NA> NC. Tìm điểm M trên BC để đoạn thẳng NM chia hình tam giác ABC làm 2 phần có diện tích bằng nhau? Giải: Trường hợp này điểm M trên canh AB. Cách làm tương tự cách 1 Bài 1a ( có thể coi như hình TG của bài này lật ngược TG bài 1a) Bài toán 1c Trường hợp tam giác cho là tam giác vuông Điểm N nằm trên cạnh huyền hay cạnh góc vuông cũng làm tương tự hai bài trên II. Chia đôi tứ gác Định đề bổ sung: 1/ Hai đường chéo của hình thang cắt nhau tạo ra các cặp tam giác có diện tích bằng nhau - Căp TG có đáy là 2 đáy của hình thang và cùng chiều cao hình thang S ∆ADC = S ∆BDC; [1] S ∆DAB = S ∆CAB [2] - Cặp TG có đáy là 2 cạnh bên hình thang S ∆AID = S ∆BIC [3] 2/ Mọi tứ giác lồi đểu có thể chuyển thành 1 tam giác có cùng diện tích . Bài toán 2 Cho tứ giác lồi ABCD, Kẻ BC //AC (đường cheo tứ giác); Hãy chứng minh rằng S ABCD = S∆AFD, Chứng minh: Vì Hình thang ABFC có BC và AF cắt nhau tạo ra 2 tam giác bằng nhau (theo [3] trên) đó là S∆ABE = S∆EFC. 1/ Chia đôi tứ giác lồi qua 1 điểm trùng với 1 trong 4 đỉnh tứ giác Bài toán 3 Từ đỉnh A của tứ giác lồi ABCD hãy vẽ một đoạn thẳng chia tứ giác đó thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Giải Bước 1: Nối AC Có 3 trường hợp xảy ra: -AC chia tứ giác làm 2 phần có diện tích bằng nhau (AC là ĐA) -SADC > SABC -SADC < SABC (Xét trường hợp này. Trường hợp trên tương tự) Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua D và song song với AC, cắt đường thẳng BC ở E. Bước 3: Lấy điểm M là trung điểm của BE. Bước 4: Nối AM. à AM là đoạn thẳng phải tìm Chứng minh: Đường chéo AE cắt DC tạo ra 2 tam giác có diện tích bằng nhau SIAD = SIEC SABE = S tứ giácABCD. AM chia đôi ∆ABE thì cũng chia đôi tứ giác ABCD (ĐPCM) Bài toán 4 (Bài toán cổ) Người cha để lại di chúc chia mảnh vườn hình tứ giác cho 2 người con: Mảnh vườn chia đôi thành 2 phần diện tích bằng nhau, mỗi người con nhận 1 phần còn 1 giếng nước ở góc vườn thì chung nhau. Hỏi 2 người con phải chia như thế nào? Giải : Cách chia ứng dụng như bài 3 trên 2/ Chia đôi tứ giác lồi qua 1 điểm nằm trên 1 trong 4 cạnh tứ giác Bài toán 5 Từ điểm M nằm trên cạnh AD (MA>MD) của tứ giác lồi ABCD hãy vẽ một đoạn thẳng chia tứ giác đó thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Giải: * Chuyển đổi tứ giác ABCD thành tam giác ABE có cùng diện tich và cạnh đáy AE ( tương tự bài 3 ) * Xác định MN chia đôi tam guác ABE tượng tự như Bài 1(phần trên). * Ta được MN là đoạn phải tìm. *Trường hợp M nằm trên AB (MB <MA) Cũng làm tương tự trường hợp trên nhưng đổi tứ giác thành tam giác EAD. 2/ Chia đôi hình chữ nhật, hình bình hành a/ Chia đôi hình chữ nhật, hình bình hành qua 1 trong 4 đỉnh của hình đó: Điều này quá dễ, chỉ viếc nối với đinh đối diện b/ Chia đôi hình chữ nhật qua 1 điểm tại 1 trong 4 cạnh: Bài toán 6: Cho hình chữ nhật ABCD, qua điểm M trên AB hãy xác định đường thảng qua M chia đôi hình chữ nhật đó Giải Trên cạnh đối diiện và từ góc đối diện lấy điểm N sao cho CN =AM. Nối MN ta có đường d thoả mãn. Chứng minh: dễ dang thấy hai hình thang có diện tích bằng nhau vì chung chiều cao, các cặp đáy đã lây bằng nhau Bài toán với hình bình hành cũng tương tự c/ Chia đôi hình chữ nhật qua 1 điểm bên trong / bên ngoài hình chữ nhật Bài toán 7: Cho hình chữ nhật ABCD, qua điểm M nằm trong hình chữ nhật, hãy xác định đường thảng qua M chia đôi hình chữ nhật đó Giải: Từ M hạ ME AD và MF DC có hình chữ nhật EMFD. Tại góc đối diện B dựng hình chữ nhật IBHN = EMFD. Nối M với N rồi kéo dài ta được đường thẳng d phải tìm. * Chứng minh: Dễ dàng CM được 2 hình thang tạo ra bởi đường thảng d có diện tiích bằng nhau. * Trường hợp M bên ngoài hình chữ nhật cũng làm tương tự * Với hình bình hành, Thực hiện tương tự trương hợp hình chữ nhật, nhưng tại 2 góc đối diện dựng 2 hình bình hành. 3/ Chia đôi hình thang a/ Chia đôi hình thang qua 1 điểm tại 1 trong 4 đỉnh: Thực hiện như chia đôi tứ giác lồi b/ Chia đôi hình thang qua 1 điểm trên1 trong 2 cạnh bên Bài toán 8 Qua điểm M trên cạnh bên AD của hình thang ABCD, hãy xác định đểm N trên cạnh khác sao cho MN chia hình thang thành 2 phần có diện tích băng nhau. Giải: Thưc hiện và chứng minh tương tự Bài 5 phần trên c/ Chia đôi hình thang qua 1 điểm trên1 trong 2 cạnh đáy Bài toán 9 Qua điểm M trên cạnh đáy AB của hình thang ABCD, hãy xác định đểm N trên cạnh khác sao cho MN chia hình thang thành 2 phần có diện tích băng nhau. Giải: Kéo dài DA và CB cho cắt nhau ở E; Lấy điểm chính giữa DC là F ; Nối EF, ta có SEDF = SEFC. Lấy O là điểm giữa của GF. Nối và kéo dài MO cho cắt DC ở N N là điểm phải tìm Chứng minh: Vì EF chia đôi tam giác EDC SAGFD = SEDF – SEAG; SGBCF = SEFC - SEGB à SAGFC = SGBCF 2 tam giác giữa 2 đường song song OMG = ONF à SAGFC - OMG = SGBCF - ONG Vậy 2 hình thangAMND và MBCN có diên tích bằng nhau * Trường hợp M nằm trên đáy lớn DC nếu MF<1/2AB thì cũng làm như trên. * Trường hợp M nằm trên đáy lớn DC nếu MF>1/2AB thì làm theo cách của Bài 8 III.- Các Bài toán chia đôi tứ giác khó ( mời tham khảo và thử giải) Bài toán 10 Cho hình thang ABCD (AB//CD); hãy chia đôi thành 2 hình thang có diện tích bằng nhau. Áp dụng với trường hợp : AB = 20 cm; DC = 50 cm; AH = 40 cm G ợ i ý Giải: Đặt AB = a; DC= b; AH = h Giả sử có MN = m đã chia theo đầu bài, ta có: 1/2 h1(a + m) = ½ h2(b + m) h1/h2 = (b + m)/(a + m) (h1 + h2)/h2 = (a + b + 2m)/(a + m) Bài 11: Cho hình thang ABCD hai đáy AB và CD có độ dài lần lượt là a và b; đường cao AH có độ dài là h. Một đường thẳng d song song với hai đáy và cắt các cạnh bên tại M và N, chia hình thang thành hai phần có diện tích bằng nhau. Tính độ dài MN theo a, b. Gợi ý: Nối AC, xét tỉ lệ m/n. Áp dụng thêm định lí Tales Bài 12 Ông bố có 1 mảnh vườn hình thang vuông ABCD (kích thước như hình vẽ), trong vườn tại 1/3 đường chéo AC có 1 giếng nước; Ông dự dịnh chia đều cho 2 người con thành 2 phần bằng nhau cả về diện tich và chu vi, đồng thời 2 phần cùng dùng chung cái giếng đó. Bạn hãy giúp ông ta chỉ căng 1 đường thẳng mà chia đúng như ý định trên. Gợi ý Giải: * Trước tiên, quy mảnh vườn về hình chữ nhật FBCE àchia đôi hình chữ nhật. Sau đó, lấy điểm G’ sao cho G’H = GI. à Lấy 1 đường thảng qua G và G’. Đường thẳng này chia đôi mảnh vườn thoả mãn yêu cầu. Hãy chứng minh hai phần chia trên đúng yêu cầu. Sau khi chứng minh được 2 ý trên, bạn có thể hướng dẫn ông Bố đó cách chia thật đơn giản: Lấy điểm N trên đáy dài cách C 2mét, căng dây thẳng từ N qua G đến M è MN là đường chia phải tìm PHH chọn đề và biên soạn bài giải - 10/2015
Tài liệu đính kèm: