115 câu ôn tập tổng hợp môn Sinh học lớp 12

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "115 câu ôn tập tổng hợp môn Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115 câu ôn tập tổng hợp môn Sinh học lớp 12
115 CÂU ÔN TẬP TỔNG HỢP - CHINH PHỤC KÌ THI VTV7.VTV.VN
Phần 1: Ôn tập ADN – ARN – Protein
Câu 1: Cho các bào quan sau đây ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa axit nuclêic?
1. Ti thể.                                        2. Lạp thể.	3. Lưới nội chất hạt.                                         
4. Lưới nội chất trơn.	5. Nhân tế bào	6. Lizôxôm.
A. 1	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 2: Trong chuỗi pôlinuclêôtit, nhóm phôtphat của nuclêôtit sau được gắn với thành phần nào của nuclêôtit trước nó?
A. Đường đêoxiribôzơ tại vị trí cacbon số 5’.	B. Nhóm phôtphat.
C. Đường đêoxiribôzơ tại vị trí cacbon số 3’.	D. Bazơ nitric.
Câu 3: Có mấy điểm khác biệt trong cấu trúc hóa học của nuclêôtit với ribônuclêôtit trong các đặc điểm sau?
1. Vị trí liên kết giữa bazơ nitric với đường.	2. Cấu trúc của bazơ nitric.
3. Vị trí liên kết giữa nhóm phôtphat với đường.	4. Cấu trúc của đường.
5. Cấu trúc của nhóm phôtphat
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4: Cấu trúc của loại phân tử ARN nào dưới đây có thể hiện nguyên tắc bổ sung:
A. m-ARN.	B. t-ARN.	C. r-ARN.	D. t-ARN và r-ARN.
Câu 5: Trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit, liên kết peptit được hình thành giữa
A. nhóm amin của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp.
B. nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp.
C. nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp.
D. nhóm amin của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp.
Câu 6: Để hình thành cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin cần có mấy loại liên kết trong số các liên kết sau đây:
1. Liên kết peptit.                          2. Liên kết phôtphodieste.
3. Liên kết đisunphua.	4. Liên kết hiđrô.	5. Liên kết ion
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 7:	Trong các chức năng sau, có bao nhiêu chức năng không phải của prôtêin ?
1. Thành phần cấu trúc của các bào quan                                  2. Mang thông tin di truyền
3. Xúc tác cho các phản ứng sinh học                                       4. Điều hòa quá trình trao đổi chất.
5. Vận chuyển các chất trong cơ thể                                         6. Vận động của tế bào và cơ thể
7. Cung cấp nguồn năng lượng phổ biến nhất của cơ thể.        8. Chống lại tác nhân gây bệnh.
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 8: Hai phân tử ADN có cùng kích thước được kí hiệu là A và B. Phân tử A thì bền vững hơn phân tử B trong điều kiện nhiệt độ cao. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do đâu?
A. Các liên kết hidrô ở phân tử A bền vững hơn so với ở phân tử B.
B. Số cặp G-X ở phân tử A nhiều hơn so với ở phân tử B.
C. Số cặp A-T ở phân tử A nhiều hơn ở phân tử B.
D. Các liên kết phôtphodieste ở phân tử A bền vững hơn so với ở phân tử B.
Câu 9:	Loại ARN nào có nhiều chủng loại nhất trong tế bào?
A. ARN vận chuyển. 	B. ARN ribôxom.	
C. ARN thông tin	D. ARN ribôxom và ARN vận chuyển.
Câu 10: Khi cho các ADN sợi đơn thuộc các loài khác nhau “lai” với nhau thành phân tử ADN “lai” hai mạch rồi tiến hành thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ tại đó phân tử ADN lai bị tách rời thành 2 mạch đơn được gọi là nhiệt độ “nóng chảy”. Điều nào dưới đây được rút ra từ việc xác định nhiệt độ nóng chảy là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy càng cao thì hai loài có quan hệ họ hàng càng xa.
B. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp thì hai loài có quan hệ họ hàng càng xa.
C. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp thì hai loài có quan hệ họ hàng càng gần.
D. Nhiệt độ nóng chảy không liên quan gì đến mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
A. hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN.
C. tỉ lệ A+T/ G +X.
D. thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN.
Câu 12: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về cấu trúc của protein?
A. Cấu trúc bậc một chính là trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
B. Cấu trúc bậc hai được hình thành khi chuỗi polipeptit xoắn lại thành hình lò xo.
C. Tất cả các loại protein đều có cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
D. Sự thay đổi về nhiệt độ, pH hay áp suất đều có thể làm thay đổi hoạt tính sinh học của protêin
Phần 2: Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 1: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Xét các đặc điểm sau
1. Nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
2. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
3. Nằm ở đầu 3' trên mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen.
4. Nằm ở đầu 3' trên mạch mã gốc của gen.
5. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
6. Nằm ở đầu 5' trên mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen.
Có bao nhiêu đặc điểm là của vùng kết thúc ?
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 2:	Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'.	B. 3'XAU5'.	C. 5'XAU3'.	D. 3'AUG5'.
Câu 3: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Gly-Pro-Ser-Arg.	B. Ser-Ala-Gly-Pro.	C. Ser-Arg-Pro-Gly.	 D. Pro-Gly-Ser-Ala.
Câu 4: Để tổng hợp ARN, mạch ADN nào được dùng làm khuôn mẫu:
A. Chỉ mạch có chiều từ 3’ đến  5’ được dùng làm khuôn mẫu.
B. Chỉ mạch có chiều từ 5’ đến  3’ được dùng làm khuôn mẫu.
C. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim ARN pôlymêraza tự chọn.
D. Cả hai mạch. đều có thể được dùng làm khuôn mẫu.
Câu 5:	Các mã bộ ba khác nhau bởi:
A. Thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.	B. Số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. Số lượng và thành phần các nuclêôtit.	 D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
Câu 7: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. nguyên liệu dùng để tổng hợp.	B. chiều tổng hợp.
C. nguyên tắc nhân đôi.	D. số lượng các đơn vị nhân đôi.
Câu 8:	Nếu tách một phân tử ADN thành 2 mạch đơn rồi cho vào trong ống nghiệm chứa đầy đủ các loại nucleôtit cùng với các đoạn mồi và enzym ADN polymeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở hai mạch sẽ như thế nào?
A. Trên cả hai mạch khuôn, hai mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ADN mồi.
B. Trên cả hai mạch khuôn, hai mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’ của đoạn ADN mồi.
C. Trên mạch khuôn có chiều 3’-5’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 5’-3’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn OKazaki.
D. Trên mạch khuôn có chiều 5’-3’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 3’-5’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn OKazaki.
Câu 9: Enzym nào trong số các enzym sau đây tham gia trước tiên vào quá trình tổng hợp ADN?
A. ARN polymeraza.	B. ADN polymeraza.	C. Ligaza.	D. Endonucleaza.
Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1  – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’  → 3’. 
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).	B. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).	D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
Câu 11: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (1) → (4) → (3) → (2).	B. (2) → (3) → (1) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4).	D. (1) → (2) → (3) → (4).
Câu 12: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây?
1. Ribôxôm dịch chuyển đến bộ ba thứ 7 trước khi aa thứ 6 gắn vào chuỗi pôlypeptit.
2. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'  trên phân tử mARN.
3. Sau khi ribôxôm dịch chuyển đến bộ ba thứ 7, tARN mang aa thứ 8 tiến vào ribôxôm.
4. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc, không có tARN nào tiến vào ribôxôm.
5. Sau khi liên kết peptit giữa aa thứ 6 và aa thứ 7 được hình thành, tARN vận chuyển aa thứ 6 sẽ rời khỏi ribôxôm
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 13: Cho các thông tin sau đây:
1. Trong quá trình phiên mã có hình thành liên kết hiđrô giữa A và T.
2. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
3. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
4. Phiên mã và dịch mã xảy ra ở tế bào chất
5. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
6.  mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Có bao nhiêu  thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 14: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.
Câu 15: ARN pôlimeraza làm thế nào biết được nó đã di chuyển đến cuối của gen và dừng quá trình phiên mã?
A. ARN pôlimeraza có thể nhận ra được bộ ba kết thúc ở cuối gen.
B. ARN pôlimeraza có thể nhận ra được trình tự kết thúc ở cuối gen.
C. ARN pôlimeraza có thể nhận ra được prôtêin kết thúc bám vào bộ ba kết thúc ở cuối gen.
D. ARN pôlimeraza có thể nhận ra được bộ ba đối mã ở cuối gen.
Phần 3: Điều hòa hoạt động gen và đột biến gen
Câu 1:	Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc,vùng khởi động (P).
B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành (O).
D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành (O),vùng khởi động (P).
Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ,điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn 
A. trước phiên mã	B. sau dịch mã	C. dịch mã	D. phiên mã
Câu 3:  Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây về điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ:
1. Gen điều hòa về bản chất không phải là gen cấu trúc.
2. Mỗi mARN tạo ra mang thông tin di truyền của một gen.
3. Điều hòa hoạt động gen chỉ diễn ra ở giai đoạn phiên mã.
4. Vùng vận hành là một đoạn trong vùng điều hòa.
5. Vùng vận hành chỉ liên kết với prôtêin ức chế để ngăn cản sự phiên mã.
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 4: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêronLac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơvà khi môi trường không có lactôzơ?
A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế
C. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế
D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
Câu 5: Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon lac là đúng?
A. Khi môi trường không có lactozơ thì phân tử protein ức chế sẽ liên kết với ARN polymeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động
B. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành
C. Khi môi trường không có lactozơ thì phân tử ARN polymeraza không thể liên kết được với vùng vận hành.
D. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polymeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động
Câu 6: Trong các phát biểu về đột biến gen sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
2. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
3. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
4. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
5. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. 
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 7: Trong các nhận định sau đây về alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân, có bao nhiêu nhận định đúng?
1. có thể được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến
2. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
3. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.
4. được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 8: Dưới đây là trình tự của một đoạn chuỗi polipeptit bình thường và chuỗi polipeptit đột biến (tên các axit amin được viết tắt theo qui ước quốc tế bằng ba chữ cái).
Chuỗi polipeptit bình thường: ...Phe - Arg - Lys - Leu - Ala - Trp...
Chuỗi polipeptit đột biến:        ... Phe - Arg - Lys
Hãy cho biết loại đột biến nào trong số các loại đột biến nêu dưới đây có nhiều khả năng nhất làm xuất hiện chuỗi polipeptit đột biến trên đây ?
A. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit ở đầu gen	B. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit
C. Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclêôtit D. Đột biến mất 3 cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN
Câu 9: Chuỗi hemoglobin α ở người bình thường có 141 axit amin. Một người có chuỗi α có tới 175 axit amin. Nguyên nhân dẫn đến chuỗi hemoglobin bất thường này có thể là do:
A. Đột biến thay thế cặp nucleôtit.	B. Đột biến thêm một cặp nucleôtit.
C. Đột biến mất một cặp nucleôtit.	D. Đột biến thêm hoặc mất hoặc thay thế cặp nucleôtit
Câu 10: Một gen đột biến nhưng không dẫn đến sản phẩm protein của nó bị mất chức năng. Nguyên nhân có thể là do:
1. Đột biến thay thế cặp nucleôtit nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin.
2. Đột biến thay thế cặp nucleôtit làm thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
3. Đột biến ở vùng điều hòa của gen.
A. 1	B. 1,2,3	C. 1,2	D. 1,3
Câu 11: Một vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzim phân giải lactoza ngay cả khi có hoặc không có lactoza trong môi trường. Câu khẳng định hoặc tổ hợp các câu khẳng định nào nêu dưới đây là đúng?
I. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành.
II. Gen mã hóa cho chất ức chế đã bị đột biến.
III. Gen mã hóa của operron lac đã bị đột biến
A. Chỉ I	B. Chỉ II và III	C. Chỉ I và III	D. Chỉ I và II
Câu 12: Loại đột biến nào trong số các đột biến dưới đây dễ làm mất chức năng của protein nhất? 
A. Đột biến làm mất một bộ ba thứ hai của gen
B. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở giữa gen
C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ mười của gen
D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ tư của gen.
Phần 4: Đột biến nhiễm sắc thể
Câu 1: Trong các loại đột biến cấu trúc NST dưới đây, có bao nhiêu loại đột biến có thể làm tăng số lượng gen trên một NST?
1. Chuyển đoạn tương hỗ                                    2. Mất đoạn
3. Chuyển đoạn trên một NST                             4. Lặp đoạn	5. Đảo đoạn.
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 2: Trong các loại đột biến cấu trúc NST dưới đây, có bao nhiêu loại đột biến có thể làm thay đổi hình dạng NST.
1. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng          2. Mất đoạn
3. Chuyển đoạn trên một NST                                   4. Lặp đoạn	5. Đảo đoạn.
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 3: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu không đúng trong số các phát biểu sau đây?
1. Con lai giữa 2 loài thực vật lưỡng bội có họ hàng thân thuộc chính là thể dị đa bội.
2. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
3. Thể dị đa bội thường gặp ở độngvật, ít gặp ởthực vật.
4. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
5. Cho thể dị đa bội lai với một trong 2 loài bố (mẹ) ban đầu có thể tạo ra con lai hữu thụ
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 4: Khi nói về thể đa bội lẻ, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây?
1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thường là số lẻ.
2. Hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
3. Có hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với thể lưỡng bội.
4. Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt.
5. Không có khả năng sinh sản hữu tính nên không hình thành được loài mới.
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 5: Ở người, có bao nhiêu bệnh, hội chứng sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể?
1. Bệnh ung thư máu ác tính.                              2. Bệnh bạch tạng.
3. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.                        4. Hội chứng Đao.
5. Bệnh máu khó đông.                                       6. Bệnh phêninkêto niệu.
7. Hội chứng Tớcnơ.                                          8. Hội chứng tiếng mèo kêu.
A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 6: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Nếu ở mỗi cặp NST chỉ xét một cặp gen dị hợp thì số thể bốn đơn khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là:
A. 20412	B. 3645	C. 25515	D. 35
Câu 7: Ở một loài thực vật, gen quy định màu hoa có 3 alen: A trội hoàn toàn so với a1 và a, a1 trội hoàn toàn so với a. Trong đó alen A quy định hoa tím, alen a1 quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Cho lai 2 thể đột biến lệch bội P: Aa1a x Aaa, giả sử các giao tử đều có khả năng thụ phấn như nhau, hãy xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1.
A. 4 tím : 1 vàng : 1 trắng	B. 9 tím : 2 vàng : 1 trắng
C. 6 tím : 2 vàng : 1 trắng	D. 5 tím : 2 vàng : 2 trắng
Câu 8: Thực hiện phép lai P: AaBb x AaBb. Cho biết trong quá trình giảm phân ở cá thể đực có hiện tượng một số tế bào của cặp Aa không phân ly trong giảm phân I,  ở cá thể cái lại có hiện tượng một số tế bào của cặp Bb không phân ly trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lý thuyết số kiểu gen đột biến tối đa có thể có ở đời con là:
A. 16	B. 24	C. 30	D. 54
Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho lai hai cây đột biến tứ bội có kiểu gen sau P: Aaaa x AAaa. Xác định tỷ lệ các cá thể có kiểu gen AAaa ở đời F1:
A. 1/3	B. 4/9	C. 5/12	D. 9/18
Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10cm ; Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDdd x AAaaBBbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng có khả năng thụ tinh bìn

Tài liệu đính kèm:

  • docCHINH_PHUC_KI_THI_VTV7.doc