ĐỀ SỐ 1 Kiểm tra đọc: (10 điểm) Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4) Đọc trôi chảy, mạch lạc đoạn 1 và đoạn 2. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài học: Hai bàn tay em (trích) (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 7) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng. Ở khổ thơ 1, hai bàn tay của bé được so sánh với hình ảnh gì? Hoa đầu cành. Nụ hoa hồng. Cả a, b đều đúng. Cả a, b đều sai. Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào vào buổi tối? Ngủ cùng bé. Kề bên má. Ấp cạnh lòng. Tất cả các ý trên. Hai bàn tay đã giúp bé những việc gì trong học tập? Đánh răng, chải tóc. Viết những hàng chữ đẹp như hoa nở giăng giăng trên từng trang giấy. Tâm sự như bầu bạn. Quét nhà, quét sân. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ. Tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai. Em, trắng, ngời. Cả hai ý (a) và (b). Các ý trên đều sai. Câu “Tay em đánh răng” thuộc mẫu câu nào? Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Cả a, b, c đều sai. Kiểm tra viết: (10 điểm) Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Chơi chuyền (Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 10) Tập làm văn: (5 điểm) Kể về gia đình em. ĐỀ SỐ 2 Kiểm tra đọc: (10 điểm) Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Khi mẹ vắng nhà (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 15) Đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài học: Ai có lỗi? (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 12) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn, đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti. Cả hai ý (a) và (b). Các ý trên đều sai. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại. En-ri-cô nghĩ được là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷa tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn đứt chỉ nên thấy thương bạn . Tất cả các ý trên. Ai đã chủ động làm lành với bạn? En-ri-cô. Cô-rét-ti. En-ri-cô và Cô-rét-ti. Các ý trên đều sai. Sau khi nghe En-ri-cô kể lại câu chuyện của hai bạn, bố của En-ri-cô có thái độ như thế nào? Vui lòng về thái độ của En-ri-cô. Bố trách mắng En-ri-cô và En-ri-cô có lỗi mà không xin lỗi Bố không đồng tình về việc En-ri-cô giơ thước dọa đánh bạn. Cả hai ý b và c. Câu “Tôi bắt đầu thấy hối hận” thuộc mẫu câu nào? Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? Cả a, b, c đều sai. Kiểm tra viết: (10 điểm) Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Cô giáo tí hon Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trăm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh tram bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Theo Nguyễn Thi Tập làm văn: (5 điểm) Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: c Câu 2: d Câu 3: b Câu 4: a Câu 5: b B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài tham khảo Tuổi thơ của em luôn gắn bó với gia đình. Nơi ấy có bố, mẹ, chị gái và em. Bố em là một kỹ sư xây dựng, mẹ là nhân viên của Sở Tài chính. Chị gái em đang học lớp mười hai. Là một nữ sinh trung học, chị rất duyên dáng với những chiếc áo dài trắng ngần thanh nhã. Em và chị gái luôn được sự quan tâm, chăm sóc của bố và mẹ. Em yêu từng thành viên trong gia đình. Nhìn bố thiết kế nên những cây cầu vững chắc, em muốn sau này mình sẽ trở thành một kỹ sư cầu đường. Nhìn mẹ tận tay nghiên cứu từng hóa đơn, bận rộn với từng con số, em tự hào vì bố và mẹ mình là những người đã đóng góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Em càng yêu bố em hơn. Em mong gia đình em luôn luôn hạnh phúc. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: c Câu 2: d Câu 3: b Câu 4: d Câu 5: c B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài tham khảo Gia đình mình gồm có bốn thành viên: đó là bố, mẹ, anh trai và mình. Bố mình là một kiến trúc sư, bố đã thiết kế nên những công trình ở đô thị. Bố luôn tận tụy với công việc để hoàn thiện xuất sắc từng bài vẽ. Người đồng hành với bố là mẹ mình. Mẹ là một chuyên viên tư vấn xây dựng. Mẹ rất yêu công việc và tận tụy với nghề. Tuy suốt ngày bận rộn nhưng bố và mẹ đều dành thời gian để chăm sóc anh trai và mình. Năm nay, anh mình học lớp mười hai, anh đang chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp đến. Còn mình thì bạn biết rồi đấy! Mình cũng học lớp Ba như bạn. Mình rất yêu gia đình, yêu trường lớp, yêu thầy cô, bạn bè. Mình nguyện chăm ngoan, học giỏi để trở thành người bổ ích. ĐỀ SỐ 10 Kiểm tra đọc: (10 điểm) Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Quê hương (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79) Đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài học: Giọng quê hương (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng. Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? Ba anh thanh niên. Một cụ già. Hai em thơ. Cả a, b, c đều sai. Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? Ba thanh niên không mang tiền để trả cho chủ quán. Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên mang tiền thì một trong ba anh thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn. Thuyên và Đồng nhận ra ba anh thanh niên là người quen. Cả hai ý (b) và (c). Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? Người trẻ tuổi lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ. Cả hai ý (a) và (b). Các ý trên đều sai. Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi. Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương đang ở xa. Giọng quê hương gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc về quê hương, về người thân. Các ý trên đều đúng. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “bùi ngùi”? Xúc động. Thương xót. Thương cảm. Thương mến. Kiểm tra viết: (10 điểm) Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Quê hương ruột thịt Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa. Anh Đức Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một bức thư ngắn cho người thân. ĐỀ SỐ 11 Kiểm tra đọc: (10 điểm) Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Vẽ quê hương (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) Đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Đọc hiểu: (5 điểm) Bài học: Đất quý, đất yêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 84) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? Vua mời họ vào cung. Vua mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng. Cả hai ý (a) và (b). Vua đón tiếp rất lạnh lung, tỏ ý không mến khách. Khi khách sắp xuống tàu thì có điều gì bất ngờ xảy ra? Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày. Viên quan không để khách mang đất của họ đi, dù chỉ là một hạt. Cả hai ý (a) và (b). Các ý trên đều sai. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương là thứ thiêng liêng cao quý nhất. Người Ê-ti-ô-pi-a không muốn cho khách bất cứ vật gì. Người Ê-ti-ô-pi-a không quý khách. Người Ê-ti-ô-pi-a muốn giúp khách cạo sạch đất ở giày. Theo em, tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào? Rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương. Coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng. Coi đất đai của Tổ quốc là trên hết, không gì sánh được. Các ý trên đều đúng. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “chân tình”? Chân chính. Chân dung. Chân thành. Chân phương. Kiểm tra viết: (10 điểm) Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Tiếng hò trên sông Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn tử ngang trời chảy lại. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về những cảnh đẹp của quê hương của em. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 10 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: d Câu 5: a B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài tham khảo Hải Phòng, ngày tháng năm Bố kính yêu! Lâu rồi, bố chưa về quê thăm nhà, con nhớ bố lắm. Dạo nào bố có khỏe không ạ? Công tác có thuận lợi không? Gia đình mình lúc này vẫn bình thường, mẹ và con vẫn khỏe. Việc học tập của con tấn tới hơn nhiều. Năm nay, con vẫn giữ chức vụ lớp trưởng. Con luôn gương mẫu về mọi mặt. Từ đầu năm học đến giờ, con được hai mươi lăm điểm mười rồi đấy, bố ạ! Ngày nghỉ, con biết giúp đỡ mẹ làm những việc trong nhà như quét nhà, nhặt rau, tưới cây, múc nước Con mong đến kì nghỉ phép của bố để bố được về quê thăm nhà, đưa con đi thả diều ngoài đê cùng các bạn. Bố nhớ về sớm trong mùa hè này nhé! Con hứa với bố sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để xứng đáng là con của bố mẹ. Con của bố Hoàng Nam HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ SỐ 11 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm). II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm. Câu 1: c Câu 2: a Câu 3: a Câu 4: d Câu 5: c B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm Bài tham khảo Quê hương em đẹp lắm. Đó là vẻ đẹp của làng quê yên bình, trù phú. Con đường làng chạy dài như dải lụa. Hai bên đường, hàng cây xanh tươi như những cái ô tiếp nối nhau. Đến mùa, chúng thi nhau thả những cánh hoa son xuống vệ đường, có lúc rơi trên vai áo người qua đường lưu luyến. Cuối con đường làng là cây đa sừng sững, tán lá xum xuê. Đây là chỗ tụ tập của những mục đồng sau những giờ chăn trâu ngoài bãi. Em rất yêu quê hương mình.
Tài liệu đính kèm: