Xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học Sinh học 6 - Trường THCS Phước Vinh

docx 134 trang Người đăng dothuong Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học Sinh học 6 - Trường THCS Phước Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực học Sinh học 6 - Trường THCS Phước Vinh
PHÒNG GD - ĐT CHÂU THÀNH
 TRƯỜNG THCS PHƯỚC VINH
 XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỄM TRA , ĐÁNH GIÁ 
 THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH. 
 MÔN SINH HỌC LỚP 6
1. Xác định mạch kiến thức:
 Các bài liên quan đến chủ đề:
 Sinh học : 6
 */Chương I:Tế bào thực vật
 - Cấu tạo tế bào thực vật.
 - Sự lớn lên và phân chia tế bào.
 */Chương II: Rễ
 - Các loại rễ, các miền hút của rễ.
 - Cấu tạo miền hút của rễ.
 - Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
 - Biến dạng của rễ.
 */Chương III: Thân
 - Cấu tạo ngoài của thân.
 - Thân dài ra do đâu.
 - Cấu tạo trong của thân non.
 - Thân to ra do đâu.
 - Vận chuyển các chất trong thân
 */ Chương IV: Lá.
 - Đặc điểm bên ngoài của lá. 
 - Cấu tạo trong của phiến lá.
 - Quang hợp.
 - Phần lớn nước vào cây đi đâu.
 - Biến dạng của lá. 
 .2. Cấu trúc logic nội dung chủ đề:
 2.1 Cơ sở khoa học ( Năng lực tư duy)
 2.1.1 Các mô tả : cấu tạo tế bào thực vật và chức năng của chúng,cấu tạo và chức năng của rễ, cấu tạo và chức năng của lông hút, cấu tạo và chức năng của 1 số rễ biến dạng, cấu tạo và chức năng của thân non, cấu tạo trong của thân non.Đặc điểm bên ngoài của lá,sơ đồ quang hợp, 1 số lá biến dạng.
 2.1.2. Nêu rõ: vai trò của rễ đối với cây trồng , các bộ phận của tế bào và cấu tạo của chúng, vai trò của nước và muối khoáng đối với cây trồng.Vai trò của mạch gỗ và mạch rây.Chức năng của 1 số lá biến dạng.Vai trò của quang hợp đối với sinh vật.
 2.1.3.Trình bày: được sự lớn lên và phân chia tế bào.được cơ chế quang hợp. 
 2.1.4. Phân biệt: thân dài ra do đâuvà thân to ra do đâu.biến dạng của lá và biến dạng của thân.Phân biệt được lá đơn và lá kép.
 2.1.5. Vận dụng vào thực tế: góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
 2.2. Vận dụng thực tiễn ( Năng lực hành động)
	 2.2.1. Giải thích được các bộ phận của tế bào thực vật.
 2.2.2. Học sinh nhận biết được các cấu tạo và chức năng của rễ trong sự phát triển của cây.
 2.2.3. Học sinh biết cách làm vườn.. 
 2.2.4. Hành động cụ thể của học sinh biết giữ gìn bảo vệ thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
 3.1. Các năng lực chung:
 3.1.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương...
- Năng lực tư duy: phỏng đoán, phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan trong cơ thể thực vật.
	- Năng lực tự quản lý: HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
 3.1.2. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
	- Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình.
- Năng lực hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu; chia sẻ thông tin kiến thức thu nhận.
 3.1.3. Nhóm năng lực sử dụng công cụ:
- Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên truyền, giáo dục việc giữ gìn bảo vệ thực vật.
- Sử dụng ngôn ngữ: trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề.
- Tính toán dựa trên các số liệu để xác định thực trạng.
 3.2. Các năng lực chuyên biệt:
 3.2.1. Quan sát: Quan sát và xác định được vị trí của từng bộ phận trên thân cây.
 3.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: Thấy được mối quan hệ qua lại giữa thực vật với sinh vật và đời sống con người.
 3.3.3. Kỹ năng tiên đoán: dự đoán được các hiện trạng sẽ xảy ra một số bệnh trên cây.
 3.3.4. Sưu tầm: một số bệnh về rễ, thân,lá.
 3.3.5. Vận dụng kiến thức: vào chủ đề giữ gìn bảo quản cấu tạo ngoài và trong của thân,rễ, lá.
4. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề:
 “TẾ BÀO THỰC VẬT- RỄ - THÂN"
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “TẾ BÀO THỰC VẬT- RỄ- THÂN-LÁ "
 MÔN: SINH HỌC 6 	 
 Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề 
"cấu tạo tế bào- rễ- thân- lá" ở Sinh học 6
NỘI DUNG
 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
TẾ BÀO
Kể được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật. 
Trình bày được sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của TV.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát.
.
RỄ
- Biết được nhu cầu nước và muối khoáng đối với cây trồng.
.
-Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
- Trình bày được miền hút của rễ, và chức năng của chúng.
-Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm.
 - Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy.
THÂN
-Nêu được cấu tạo của thân non.
Biết được chức năng của thịt vỏ và cấu tạo phần trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào. 
-Trình bày được chức năng phần vỏ và trụ giữa.
- Hiểu được thân to ra do đâu.
- Giải thích được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng của một số loài).
- Phân biệt được cành, chồi ngọn với chồi nách( chồi lá, chồi hoa).
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy.
LÁ
- Biết được các đặc điểm bên ngoài của lá.
- Biết được 1 số lá biến dạng.
- Hiểu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. 
Hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với cây
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp ở cây.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy
 BỘ CÂU HỎI - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ "TẾ BÀO THỰC VẬT- RỄ - THÂN- LÁ"
I Phần tự luận:
 Câu 1: Kể tên các thành phần chính của tế thực vật? Chức năng của các thành phần đó?
 Câu 2: Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?
 Câu 3: Tế bào lớn lên như thế nào?Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
 Câu 4: Tế bào phân chia như thế nào?
 Câu 5:Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
 Câu 6: Rễ cây có mấy miền? Kể tên?
 Câu 7: Chức năng chính của các miền của rễ là gì?
 Câu 8: Rễ cây có mấy loại? 
 Câu 9: Làm thế nào phân biệt được rễ cọc và rễ chùm?
 Câu 10: Cấu tạo miền hút gồm mấy phần?
 Câu 11: Nêu chức năng miền hút của rễ?
 Câu 12: Có mấy loại rễ biến dạng? Chức năng của chúng?
 Câu 13: Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào?
 Câu 14: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa thân và cành.Chồi ngọn và chồi nách?
 Câu 15: Tìm điểm giống và khác nhau của chồi lá và chồi hoa?
 Câu 16: Thân dài ra do bộ phận nào của cây? chú ng có ý nghĩa gì?
 Câu 17: Cấu tạo trong của thân non gồm mấy phần?
 Câu 18: Trình bày chức năng phần vỏ và phần trụ?
 Câu 19: Tầng sinh vỏ tạo nên bộ phận nào của cây?
 Câu 20: Tầng sinh trụ tạo nên những bộ phận nào của cây?hức năng của mỗi bộ phận là gì?
 Câu 21:Lá gồm những bộ phận nào và có đặc điểm gì?
 Câu 22: Có mấy nhóm lá và đặc điểm của mỗi nhóm lá đó là gì? cho ví dụ?
 Câu 23: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ phận nào? 
 Câu 24: Vì sao ở nhiều loại lá , mặt trên có màu sậm hơn mặt dưới?
 Câu 25: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tắm tắt của quá trình quang hợp?
 Câu 26: Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào và cấn có điều kiện gì để chế tạo tinh bột?Lá cây lấy các nguyên liệu đó từ đâu?
Câu 27: Hãy cho biết quá trình quang hợp xảy ra cần có những điều kiện và yếu tố gì?
 Câu 28: Ngoài tinh bột lá cây còn chế tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác? Ý nghĩa của quá trình quang hợp?
 Câu 29: Quang hợp chịu ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh nào?
 Câu 30; Hô hấp là gì? Khi nào cây thực hiện hô hấp? Cơ quan nào của cây thực hiện hô hấp? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình hô hấp? Ý nghĩa của hô hấp đối với cây xanh và môi trường?
 Câu 31: Nêu sơ đồ tóm tắt đường đi của nước từ đất vào cây và ra môi trường ?
Câu 32: Ý ngĩa sự thoát hơi nước đối với cây?.
 Câu 33: Thế nào là lá biến dạng ? Có những loại la biến dạng phổ biến nào? Nêu ví dụ, Đặc điểm hình thái và chức năng của mỗi loại lá biến dạng là gì? Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
II PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
 Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây rễ chùm?
a. Ngô, hành, lúa, xả	b. Cam, lúa, ngô, ớt
c. Dừa, cải, nhãn, hành	d. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu.
 Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm?
a. Mướp, tràm, mận, ổi	b. Phượng, bàng, tràm, mít
c. Lim, đay, chuối, mía	d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt.
 Câu 3: Cấu tạo trong trụ giữa của thân non gồm:
a. Thịt vỏ và mạch rây	b. Thịt vỏ và ruột
c. Mạch rây và mạch gỗ, ruột	d. Vỏ và mạch gỗ.
 Câu 4:Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ:
a. Miền trưởng thành	b. Miền sinh trưởng
c. Miền chóp rễ	d. Các lông hút.
 Câu 5:Chức năng của mạch gỗ là:
a. Vận chuyển cấc chất.	b. Vận chuyển nước và muối khoáng.
 c. Vận chuyển các chất hưu cơ.	d. Cả a,b,c đều đúng.
 Câu 6: Chồi ngọn mọc ở đâu:
a) Ngọn cành	b) Nách lá
c) Ngọn thân	d.) Ngọn cành hoặc ngọn thân.
 Câu 7: Cấu tạo ngoài của thân cây gồm:
a) Thân chính, cành.	 	 b.) Chồi ngọn, chồi nách.
c) Thân chính, chồi hoa, chồi lá . 	 d.) Cả a, b.
 Câu 8:Cây nào sau đây có thân leo?
 a) Cây ớt	b) Cây dừa	c) Cây mướp	d) Cây rau má
 Câu 9: Đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng.
 a) Thân cây dừa , cây cau , cây cọ là thân cột.
 b) Thân cây bạch đàn , cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ.
 c) Thân cây lúa , cây cải, cây ổi là thân cỏ.
 d) Thân cây đậu ván , cây bìm bìm, cây mướp là thân leo.
 Câu 10: Hãy đánh dấu x vào những cây thân dài ra nhanh.
 a) Mồng tơi. b) Đậu ván. c) Mướp. d) Ổi. e) Tre. f) mít. h) Bí. g) Bạch đàn.
 Câu 11: Hãy đánh dấu x vào những cây không được ngắt ngọn khi trồng.
 a) Bạch đàn. b) Đu đủ. c) Mít. d)Lim. e) Chè. f) Dừa. h) Khoai lang.k)Xoài.
 Câu 12:Hãy tìm câu trả lời đúng về cấu tạo trong của thân non.
 a) Vỏ gồm thịt vỏ và ruột b) Vỏ gồm biểu bì,thịt vỏ, mạch rây.
 c) Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.
 Câu 13: Hãy đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng.
 a) Rễ cây trầu không cây hồ tiêu, cây vạn niên thanh là rễ móc.
 b) Rễ cây cải củ, củ su hào, củ của cây khoai tây là rễ củ.
 c) Rễ cây mắm, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở.
 d) Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
,Câu 14:Hãy đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng về cấu tạo trong miền hút của rễ.
 a) Cấu tạo miền hút gồm : vỏ , trụ giữa.
 b) Vỏ gồm :biểu bì , thịt vỏ có chức năng hút nước , muối khoáng rồi chuyển vào trụ giữa.
 c) Trụ giữa gồm các bó mạch và ruột có chức năng vận chuyển các chất và chứa chất dự trữ.
 d) Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ, có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối
 e) Cả a, b, c,d 
 Câu 15: Thân dài ra do:
 a) Các tế bào phân chia. b) Phần gốc gần với rễ.
 c) Chồi ngọn dài ra. d) Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
 Câu 16: Vỏ của thân non gồm 
 a) Biểu bì và mạch rây. b) Biểu bì và tầng sinh vỏ.
 c ) Biểu bì và thịt vỏ. d) Tầng sinh vỏ và thịt vỏ.
 Câu 17: Vỏ của thân non có chức năng:
 a) Vận chuyển nước và muối khoáng. b)Vận chuyển chất hữu cơ
 c)Chứa chất dự trữ cho cây. d) Bảo vệ các bộ phận bên trong, chứa chất dự trữ và tham gia quang hợp.
 Câu 18:Trụ giữa của thân non gồm:
 a)Mạch gỗ và mạch rây. b) Các bó mạch xếp vòng và ruột.
 c) Mạch gỗ và ruột. d) Tầng sinh trụ và ruột.
 Câu 19: Thân cây gỗ to ra nhờ:
 a) Tầng sinh vỏ nằm trong phần vỏ làm cho vỏ dày thêm.
 b) Tầng sinh trụ nằm xen giữa các mạch rây và mạch gỗ làm cho trụ giữa lớn lên.
 c) a và b đúng. d) a và b sai.
 Câu 20:Bộ phận làm nhiệm vụ vận chuyểnnước , muối khoáng và chất hữu cơ trong cây .
 a) Vỏ và ruột. b) Ruột và mạch gỗ. c) Ruột và mạch rây. d) Mạch gỗ và mạch rây.
 Câu 21: Các bó mạch trong thân có chức năng:
 a) Vận chuyển nước. b) Vận chuyển muối khoáng. c)Vận chuyển chất hữu cơ. d) Cả a,b,c
 Câu 22: Sự khác nhau về cấu tạo trong của rễ và thân non là:
 a) Biểu bì của rễ có lông hút, biểu bì của thân non không có lông hút.
 b) Phần trụ giữa ; bó mạch ở rễ gồm mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn , còn ở thân non còn bó mạch xếp thành một vòng với mạch rây ở ngoải mạch gỗ ở trong.
 c) a và b đúng. d) a và b sai.
 Câu 23:Trong các nhóm cây sau đây nhóm nào toàn là thân củ:
 a) Củ dong ta, củ gừng, củ nghệ.
 b) Củ su hào, củ khoai tây , củ chuối.
 c) Cây xương rồng , cành giao, cây chuối.
 d) Củ dong ta, củ su hào ,củ chuối.
 Câu 24: Lá cây gồm các bộ phận chính là:
 a) Cuống lá và gân lá. b) Cuống lá và bẹ lá. c) Cuống lá và phiến lá. d) Bẹ lá và gân lá.
 Câu 25: Nhóm cây toàn là lá đơn:
 a) Cây hoa hồng, cây khế, cây xấu hổ. b) Cây mòng tơi, cây ngô, cây bí
 c) Cây phượng, cây ổi, cây dâu. d) Cây cau, cây dừa, cây khế.
 Câu 26:Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
 a) Biểu bì, thịt lá và bó mạch. b) Vỏ, ruột, các bó mạch.
 c) Biểu bì thịt lá, gân lá. d) Biểu bì , lỗ khí, thịt lá.
 Câu 27: Lá cây quang hợp cần có các nguyên liệu và điều kiện:
 a) Khí cacbonic, nước. b) Ánh sáng, chất diệp lục.
 c) Cả a, b đúng. d) Cả a, b sai.
 Câu 28: Các cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do:
 a) Lá biến dạng thực hiện. b) Thân và cành đảm nhận.
 c) Rễ đảm nhận. d) Lá non đảm nhận.
 Câu 29: Quang hợp có ý nghĩa:
 a) Giúp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp hầu hết cho sinh vật sống trên Trái đất.
 b) Cung cấp khí oxi , hấp thụ khí cacbonic, điều hòa không khí.
 c) Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng.
 d) Cả a, b, c
 Câu 30: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp:
 a) Hàm lượng nước và khí cacbonic b) Ánh sáng và nhiệt độ.
 c) Hàm lượng diệp lục. d) Cả a và b đúng.
 Câu 31: Hô hấp diễn ra: 
 a) Liên tục, suốt ngày đêm. b) Ở tất cả các bộ phận của cây.
 c) Cần có khí oxi và nhả khí cacbonic ra môi trường. d) Cả a, b, c đúng.
 Câu 32 :Qúa trình hô hấp ở cây là:
 a) Phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho các hoạt động của cây.
 b) Qúa trình lấy khí oxi , nhả khí cacbonic.
 c) Xảy ra liên tục suốt ngày đêm và ở tất cả các bộ phận của cây.
 d) Cả a,b,c đúng.
Câu 33: Ý nghĩa của hô hấp là:
 a) Tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây.
 b) Tích lũy năng lượng cho sinh trưởng và phát triển của cây.
 c) Cả a, b đúng . d) Cả a, b sai.
 Câu 34: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đi tới:
 a) Các bộ phận của cây tham gia vào cấu tạo tế bào.
 b) Thân , lá, tham gia vào các hoạt động sinh lí của cây.
 c) Các bộ phận của cây giúp cây sinh trưởng và phát triển.
 d) Lá và thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước.
 Câu 35: Sự thoát hơi nước có ý nghĩa đối với cây.
 a) Tạo lực hút giúp cây vận chuyển nước và mối khoáng hòa tan từ rễ lên lá.
 b) Làm mát lá cây , giúp cây không bị đốt dưới ánh sáng mặt trời.
 c) Giúp khuyếch tán khí cacbonic vào lá tạo điều kiện cho cây thực hiện quá trình quang hợp chế tạo tinh bột.
 d) Cả a,b,c đúng.
 Câu 36: Các loại lá biến dạng:
 1. Lá biến thành gai. 2. Lá dự trữ chất hữu cơ. 3. Lá vảy. 4. Tua cuống. 5. Tay móc. 6. Lá bắt mồi
Đáp án đúng: a) 3,4,5,6 b) 1,2,3,4,5,6 c) 1,2,3,4 d) 3,4,5,6
 Câu 37: Gai ở cây xương rồng:
 a) Do lá biến đổi. b) Làm giảm sự thoát hơi nước. 
c) Giúp cây tồn tại và phát triển trong điều kiện khô hạn. d) Cả a,b,c đúng.
 Câu 38: Lá vảy
a) Gặp ở các thân rễ nằm trong đất. b) Là lá phủ trên trên thân , có dạng vảy mỏng , màu nâu nhạt
c) Giúp che chở , bảo vệ cho thân và chồi của thân rễ. d) Cả a,b,c đúng.
 Câu 39: Lá dự trữ:
 a) Do bẹ lá phìn to thành vảy dày. b)Chứa chất dự trữ cho cây
 c) Cả a,b đúng d) Cả a,b sai.
 Câu 40: Lá bắt mồi:
 a) Gặp ở một số cây sống ở vùng đầm lầy hoặc nơi đất cát thiếu chất khoáng.
b) Có nhiều lông tuyến ( cây bèo đất) hoặc do gân chính một số lá kéo dài thành ( cây nắp ấm)
c) Có thể tiết ra chất dính bắt sâu bọ và tiết dịch tiêu hóa chúng.
d) Cả a,b,c đúng.
 Tổ trưởng Giáo viên bộ môn
Phạm Thị Minh Huyền Võ Thị Cẩm Nhung
 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC LỚP 6-NĂM HỌC 2016-2017
NỘI DUNG
 MƯC ĐỘ NHẬN THỨC 
CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
Cấu tạo tế bào 
Kể được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vậtvà chức năng từng bộ phận. 
Hiểu được sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của TV.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát.
.
2 Câu=1,5 điểm
.1 câu= 1 điểm
1 câu =0,5 điểm
 Rễ
-Hiểu được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
.-Hiểu được cấu tạo trong thân non so với rễ.
.- Phân biệt được cành, chồi ngọn với chồi nách( chồi lá, chồi hoa).
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy.
3Câu= 1,5điểm
2 câu=1 điểm
1câu=0,5 điểm
 Thân
Nêu được cấu tạo của thân non.
Biết được chức năng của thịt vỏ và phần trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào. 
.
- Hiểu được thân to ra do đâu.
- Biết được sự khác nhau của thân non và rễ.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy.
4Câu=3,5 điểm
2 câu=2 điểm
1 câu=1 điểm
1câu=0,5 điểm
Lá
- Hiểu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. 
-Hiểu được quang hợp và ý nghĩa quang hợp đối với cây
-Hiểu được hô hấp và ý nghĩa hô hấp
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực tư duy
3Câu= 3,5điểm
1 câu=0,5 điểm
1câu=2 điểm
1 câu=1điểm
Tổng câu : 12
Tổng điểm:10
3 câu=3 điểm
4 câu=3 điểm
3 câu=3điểm
1 câu=1 điểm
ĐỀ THI HỌC KÌ I 
I. Trắc nghiệm : (4 điểm) 
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào là:
a. Giúp sinh vật duy trì nòi giống. b. Giúp sinh vật tăng kích thước.
c. Làm cho sinh vật phát triển trì nòi giống d. Giúp sinh vật tăng trưởng và phát triển.
Câu 2: Trong các miền của rễ , miền nào quan trọng nhất là:
 a. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ. 
 b. Miền trưởng thành,có mạch dẫn làm nhệm vụ dẫn truyền.
 c.Miền hút,có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan.
 d. Miền sinh trưởng giúp rễ dài ra.
Câu 3 Chồi ngọn và chồi nách khác nhau ở chỗ nào:
 a.Chồi ngọn nằm ở đỉnh ngọn, chồi nách nằm ở nách lá. 
 b.Chồi nách phát triển thành cành mang lá.
 c. Chồi nách phát triển thành cành mang lá và hoa.
 d. Chồi ngọn giúp thân cành dài ra còn chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
Câu 4:Thân cây gỗ to ra nhờ:
 a. Tầng sinh vỏ nằm trong phần vỏ làm cho vỏ dày lên.
 b. Tầng sinh trụ nằm xen giữa các mạch rây và mạch gỗ làm cho trụ gữa lớn lên.
 c. Cả a, b đúng d. Cả a,b sai
Câu 5: Lá cây gồm các bộ phận chính là:
 a) Cuống lá và gân lá. b) Cuống lá và bẹ lá. c) Cuống lá và phiến lá. d) Bẹ lá và gân lá.
Câu 6: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp:
 a) Hàm lượng nước và khí cacbonic b) Ánh sáng và nhiệt độ.
 c) Hàm lượng diệp lục. d) Cả a và b đúng.
Câu 7: Ý nghĩa của hô hấp là:
 a) Tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây.
 b) Tích lũy năng lượng cho sinh trưởng và phát triển của cây.
 c) Cả a, b đúng . d) Cả a, b sai.
Câu 8: Sự khác nhau về cấu tạo trong của rễ và thân non là:
 a) Biểu bì của rễ có lông hút, biểu bì của thân non không có lông hút.
 b) Phần trụ giữa ; bó mạch ở rễ gồm mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn , còn ở thân non còn bó mạch xếp thành một vòng với mạch rây ở ngoải mạch gỗ ở trong.
 c) a và b đúng. d) a và b sai.
II. TỰ LUẬN.(6 điểm)
Câu 1. Kể tên các thành phần chính của tế thực vật? (1 điểm)
 Câu 2:Nêu cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non? (2 điểm)
Câu 3: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?(2 điểm)
 Câu 4: Hô hấp là gì?Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp?(1 điểm)
 ĐÁP ÁN:I. TRẮCNGHIỆM. (4 điểm)
1- d: 2-c,;3- d ;4- c;5- c; 6- d;7- c; 8-c.
II. TỰ LUẬN. (6 điểm)
Câu 1 : (2đ)
 - Các thành phần của tế bào:+ Vách tế bào , màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào, lục lạp. (1 đ)
 Câu 2:Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non
- Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần : vỏ, trụ giữa.
+ Vỏ gồm; biểu bì, thịt vỏ.
 +Trụ giữa gồm: bó mạch và ruột
Mạch rây: gồm những tế bào sống vách mỏng . Vận chuyển chất hữu cơ.
Mạch gỗ : gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất tế bào.Vận chuyển nước và muối khoáng.
Ruột.
Câu 3: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?(2 điểm)
 * Quang hợp: Là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả khí oxi.
 Sơ đồ quang hợp:Nước + Khí cacbonic Ánh sáng	 Tinh bột + Khí oxi.	 
 Diệp lục
Câu 4: Hô hấ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_khi_1.docx