Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm

pdf 24 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1214Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 1 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
A. ĐƠN CHẤT 
I Vị trí và cấu tạo nguyên tử 
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. 
 Sáu nguyên tố hóa học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), 
franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì trừ chu kì I. 
2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm 
 - Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1. So với 
những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. 
 - Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác. Do vậy, các kim loại 
kiềm có tính khử rất mạnh. 
 - Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1. 
 - Các cặp oxi hóa khử của kim loại kiềm đều có thế điện cực chuẩn có giá trị rất âm. 
II. Tính chất vật lý 
Bảng: Một số hằng số vật lý của kim loại kiềm 
Nguyên tố Li Na K Rb Cs 
Nhiệt độ sôi (0C) 1330 892 760 688 690 
Nhiệt độ nóng chảy (0C) 180 98 64 39 29 
Khối lượng riêng (g/cm3) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,90 
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) 0,6 0,4 0,5 0,3 0,2 
Mạng tinh thể Lập phương tâm khối 
1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi 
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Thí dụ, 
nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm đều thấp hơn 2000C 
- Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững. 
2. Khối lượng riêng 
- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác. 
- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do cấu 
tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít. 
3. Tính cứng 
 Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh 
thể yếu. 
III. Tính chất hóa học 
Bảng: Một số đại lượng đặc trưng của kim loại kiềm 
Nguyên tố Li Na K Rb Cs 
Cấu hình electron [He]2s1 [Ne]3s1 [Ar]4s1 [Kr]5s1 [Xe]6s1 
Bán kính nguyên tử (nm) 0,123 0,157 0,203 0,216 0,235 
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) 520 497 419 403 376 
Độ âm điện 0,98 0,93 0,82 0,82 0,79 
Thế điện cực chuẩn (V) –3,05 –2,71 –2,93 –2,92 –2,92 
 Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hóa I1 thấp và thế điện cực chuẩn E
0
 có giá trị rất âm. Vì 
vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. 
CHUYÊN ĐỀ 
KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 2 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
1. Tác dụng với phi kim 
 - Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim. Ví dụ : kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi 
khô tạo ra natri peoxit Na2O2; trong đó, oxi có số oxi hóa –1. 
2Na + O2 → Na2O2 (r) 
 - Natri tác dụng với oxi trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo thành Na2O. 
4Na + O2 → 2Na2O (r) 
2. Tác dụng với axit 
 Các kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) thành khí H2 (phản 
ứng gây nổ nguy hiểm). 
2M + 2H
+
 → 2M+ + H2↑ 
3. Tác dụng với nước 
 - Vì thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm nhỏ hơn nhiều so với thế điện cực chuẩn của nước (–0,41 V) nên kim 
loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro. 
2M + H2O → 2MOH (dung dịch) + H2↑ 
 - Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa. 
IV. Ứng dụng và điều chế 
1. Ứng dụng 
Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: 
 - Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,... 
 - Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân. 
 - Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện. 
 - Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. 
 - Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. 
2. Điều chế 
 - .Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp 
chất. 
 - Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng: M+ + e → M 
 - Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm. 
 - Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại 
kiềm. 
Thí dụ: điện phân muối NaCl nóng chảy. 
 - Để hạ nhiệt độ nóng chảy của NaCl ở 8000C xuống nhiệt độ thấp hơn, người ta dùng hỗn hợp gồm 2 
phần NaCl và 3 phần CaCl2 theo khối lượng. Hỗn hợp này có nhiệt độ nóng chảy dưới 600
0
C. Cực dương (anot) 
bằng than chì (graphit), cực âm (catot) bằng thép. Giữa hai cực có vách ngăn bằng thép. 
 - Các phản ứng xảy ra ở các điện cực: 
Ở catot (cực âm) xảy ra sự khử ion Na+ thành kim loại Na: Na+ + e → Na. 
Ở anot (cực dương) xảy ra sự ion hóa ion Cl– thành Cl2: 2Cl
–
 → Cl2 + 2e. 
Phương trình điện phân: 2NaCl → 2Na + Cl2. 
B. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 
I. Natri hiđoxit, NaOH 
1. Tính chất 
 - Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, dễ hút ẩm, dễ nóng chảy (3220C), tan nhiều trong nước. 
 - NaOH là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion. 
NaOH → Na+ + OH– 
 - NaOH tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước. NaOH tác dụng với một số dung dịch muối tạo ra 
bazơ không tan. 
Cu
2+
 + 2OH
–
 → Cu(OH)2↓ 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 3 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
2. Ứng dụng 
 Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, xà 
phòng, giấy, dệt.... 
2. Điều chế 
- Điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn): 
2NaCl + 2H2O 
  H2↑ + Cl2↑ + 2NaOH 
 - Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl. Cho dung dịch bay hơi nước nhiều lần, NaCl ít tan so với 
NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch NaOH. 
II. Natri hiđrocacbonat và natri cacbonat 
1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3 
a. Bị phân huỷ bởi nhiệt 
 - NaHCO3 ít tan trong nước. 
 - Bị phân huỷ bởi nhiệt 
2NaHCO3 
ot Na2CO3 + H2O + CO2↑ 
b. Tính lưỡng tính 
 - NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit. 
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ 
Trong phản ứng này, ion hidrocacbonat nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ. 
 - NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hòa. 
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. 
Trong phản ứng này, ion hidrocacbonat nhường proton, thể hiện tính chất của axit. 
 - Muối NaHCO3 tan trong nước tạo dung dịch có pH > 7. 
c. Ứng dụng 
 Natri hiđrocacbonat được dùng trong Y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,... 
2. Natri cacbonat, Na2CO3 
a. Tính chất 
 - Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 8500C và không bị phân hủy. Na2CO3 là muối của axit yếu, tác 
dụng được với nhiều axit. 
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑ (PT ion thu gọn: 
2
3CO
 + 2H
+
 → CO2↑ + H2O) 
 - Muối Na2CO3 có tính bazơ tan trong nước tạo dung dịch có pH > 7. 
b. Ứng dụng 
 - Muối natri cacbonat là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng, giấy, dệt và điều chế nhiều 
muối khác. 
 - Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại. 
 - Natri cacbonat còn được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa. 
TRẮC NGHIỆM 
Dạng 1: Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm 
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là 
 A. ns
1
. B. ns
2
. C. ns
2
np
1
. D. (n – 1)dxnsy. 
Câu 2: Các ion X+; Y– và nguyên tử Z nào dưới đây có cấu hình electron 1s22s22p6? 
 A. K
+
; Cl
–
; Ar. B. Na
+
; Cl
–
; Ar. C. Li
+
; Br
–
; Ne. D. Na
+
; F
–
; Ne. 
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu 
hình electron 1s
2
2s
2
2p
5. Liên kết hóa học giữa nguyên tố X và nguyên tố Y thuộc liên kết 
 A. kim loại. B. cộng hóa trị. C. ion. D. cho nhận. 
đpcmn 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 4 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Câu 4: Nguyên tử các các kim loại trong nhóm IA khác nhau về 
 A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. cấu hình electron nguyên tử. 
 C. số oxi hóa nguyên tử trong hợp chất. D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. 
Câu 5: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là 
A. MO. B. M2O3. C. M2O. D. MO2. 
Câu 6: Nguyên tử kim loại kiềm có bao nhiêu electron ở phân lớp s của lớp electron ngoài cùng 
A. 4e. B. 3e. C. 2e. D. 1e. 
Câu 7: Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất 
 A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. 
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s1 là 
A. K. B. Ca. C. Na. D. Ba. 
Câu 9: Ion nào có bán kính bé nhất? Biết điện tích hạt nhân của P, S, Cl, K lần lượt là 15+, 16+, 17+, 19+: 
A. Cl
–
. B. S
2–
. C. K
+
. D. P
3–
. 
Câu 10: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần 
A. C; N; O; F. B. F; Cl; Br; I. C. S; P; Si; Al. D. Li; Na; K; Ca. 
Câu 11: Những nguyên tử nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của 
 A. điện tích hạt nhân. B. khối lượng riêng. C. nhiệt độ sôi. D. số oxi hóa. 
Câu 12: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do 
 A. bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. 
 B. bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. 
 C. bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. 
 D. bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. 
Câu 13: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do : 
 A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững. 
 B. Lớp ngoài cùng có một electron. C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác. 
 D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi mỗi chu kì. 
Câu 14: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về 
 A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. cấu hình electron nguyên tử. 
 C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. 
Câu 15: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân 
tăng dần? 
 A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. 
 C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần. D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. 
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do 
 A. diện tích ion kim loại kiềm nhỏ. B. mật độ electron thấp. 
 C. liên kết kim loại kém bền. D. khả năng hoạt động hóa học mạnh. 
Câu 17: Dung dịch có pH > 7 là 
 A. FeCl3. B. K2SO4. C. Na2CO3. D. Al2(SO4)3. 
Câu 18: Chất có tính lưỡng tính là 
 A. NaCl. B. NaNO3. C. NaHCO3. D. NaOH. 
Câu 19: Cho các dung dịch: NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, Na2SO4. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 20: Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là 
 A. lập tức có khí thoát ra. B. không có hiện tượng gì. 
 C. đầu tiên không có hiện tượng gì sau đó mới có khí thoát ra. 
 D. có kết tủa trắng xuất hiện. 
Câu 21: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa? 
 A. KCl. B. CaCl2. C. NaCl. D. KNO3. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 5 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Câu 22: Dung dịch A chứa các ion: Na+; NH
4
 ; Cl  ; SO 2
4
 ; CO 2
3
 . Có thể hòa tan các muối trung tính nào để tọa 
được dung dịch A? 
 A. Na2CO3, NH4Cl, Na2SO4. B. (NH4)2CO3, NH4Cl, Na2SO4. 
 C. NaCl, Na2SO4, (NH4)2CO3. D. NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3. 
Câu 23: X, Y, Z là ba hợp chất của một kim loại có hóa trị I khi đốt cháy ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. 
X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong nhưng không làm 
mất màu dung dịch nước brom. X, Y, Z lần lượt là 
 A. K2CO3, KOH và KHCO3. B. NaHCO3, NaOH và Na2CO3. 
 C. Na2CO3, NaHCO3 và NaOH. D. NaOH, NaHCO3 và Na2CO3. 
Câu 24: Kim loaị kiềm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách 
A. phương pháp nhiệt kim loại. B. điện phân hợp chất nóng chảy. 
C. phương pháp thủy luyện. D. phương pháp hỏa luyện. 
Câu 25: Hiđrua của kim loại kiềm tác dụng với nước tạo thành 
A. muối. B. muối và nước. C. kiềm và hiđro. D. kiềm và oxi. 
Câu 26: Kim loại có thể tạo peoxit là 
A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Na. 
Câu 27: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại vì: 
 (1) Trong cùng 1 chu kỳ, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất. 
 (2) Kim loại kiềm có Z nhỏ nhất so với các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ. 
 (3) Chỉ cần mất 1 điện tử là kim loại kiềm đạt đến cấu hình khí trơ. 
 (4) Kim loại kiềm là kim loại nh nhất. 
Phát biểu đúng là 
A. Chỉ có 1, 2. B. Chỉ có 3. C. Chỉ có 1, 2, 3. D. Chỉ có 3, 4. 
Câu 28: Để nhận biết các dung dịch: NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng 
A. quì tím, dung dịch AgNO3 B. quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt. 
C. phenolftalêin. D. phenolftalein, dung dịch AgNO3. 
Câu 29: Dung dịch natri clorua trong nước có môi trường 
A. muối. B. kiềm. C. trung tính. D. axit. 
Câu 30: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong 
A. dầu hỏa. B. dung dịch NaOH. C. nước. D. dung dịch HCl. 
Câu 31: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra? 
A. FeSO4 + 2KOH  Fe(OH)2 + K2SO4. B. HCl + NaOH  NaCl + H2O. 
C. Na2S + HCl  NaCl + H2S. D. FeSO4 + HCl  FeCl2 + H2SO4. 
Câu 32: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 ta thấy 
A. kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt. 
B. xuất hiện kết tủa màu trắng bền. 
C. đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt. 
D. không thấy có hiện tượng gì xảy ra. 
Câu 33: Cho Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là 
A. có kết tủa Cu. B. sủi bọt khí và kết tủa màu xanh. 
C. sủi bọt khí. D. dung dịch có màu xanh nhạt dần. 
Câu 34: Khi cắt miếng Na kim loại để ở ngoài không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do Na đã 
bị oxi hóa bởi những chất nào trong không khí? 
 A. O2. B. H2O. C. CO2. D. Cả O2 và H2O. 
Câu 35: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm? 
 A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba. C. Ba, Na, K, Ca. D. K, Na, Ca, Zn. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 6 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Câu 36: Có các lọ đựng 4 chất khí: CO2; Cl2; NH3; H2S; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH khan có thể làm khô 
các khí sau 
A. H2S. B. Cl2. C. NH3. D. CO2. 
Câu 37: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí 
 A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. 
 C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2. 
Câu 38: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được có giá trị 
là 
 A. 7. B. 0. C. > 7. D. < 7. 
Câu 39: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3: (1) Chất lưỡng tính; (2) Kém bền 
với nhiệt; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh; (4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu; (5) Thuỷ phân cho 
môi trường axit; (6) Chỉ tác dụng với axit mạnh. 
 A. 1, 2, 4. B. 2, 4, 6. C. 1, 2, 3. D. 2, 5, 6. 
Câu 40: Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về muối NaHCO3 và Na2CO3? 
 A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. 
 B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2. 
 C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm. 
 D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH. 
Câu 41: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác 
dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm 
mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là : 
 A. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3. B. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3. 
 C. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH. D. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3. 
Câu 42: Trong phản ứng sau: NaH + H2O  NaOH + H2. Nước đóng vai trò 
A. oxi hóa. B. khử. C. axit. D. bazơ. 
Câu 43: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các hợp chất 
của kalivà natri vào ngọn lửa, những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành 
A. đỏ của natri, vàng của kali. B. tím của natri, vàng của kali. 
C. đỏ của kali, vàng của natri. D. tím của kali, vàng của natri. 
Câu 44: Thực hiện các thí nghiệm 
 (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. 
 (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. 
 (II) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. 
 (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. 
 (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. 
 (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. 
 Các thí nghiệm điều chế được NaOH là 
 A. II, III, VI. B. I, II, III. C. I, IV, V. D. II, V, VI. 
(Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối B – 2009) 
Câu 45: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; (2) 
Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào 
quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịchung dịch bazơ; (5) kim loại kiềm dùng để điều 
chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là 
 A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. 
Câu 46: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH? 
 A. NH4Cl. B. KCl. C. Na2CO3. D. HCl. 
Câu 47: Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi 
màu xanh là 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 7 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
 A. NaOH; Na2SO4; Na2CO3. B. NaHSO4; NaHCO3; Na2CO3. 
 C. NaOH; NaHCO3; Na2CO3. D. NaHSO4; NaOH; NaHCO3. 
Câu 48: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2 – 3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá 
tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây? 
 A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội. 
 C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn. 
Câu 49: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. 
 B. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. 
 C. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. 
 D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. 
(Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối B – 2012) 
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. 
 B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì. 
 C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nh . 
 D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. 
(Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối A – 2014) 
Câu 51: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp 
X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa 
 A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2. B. NaNO3, NaOH. 
 C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2. D. NaNO3. 
Câu 52: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X 
vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa 
 A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH. 
 C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl. 
(Trích

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdua_len.pdf