Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn toán

doc 1 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1781Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn toán
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN
 I. Nguyên nhân cơ bản:
          1. Chất lượng đầu vào lớp 6 còn thấp. Trình trạng ngồi nhầm lớp vẫn còn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của các em.
          2. Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt về hạnh phúc gia đình, về hoàn cảnh kinh tế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
          3. Một bộ phận học sinh chưa xác định được động cơ, thái độ học tập, chưa thực sự có tinh thần vượt khó, vươn lên mà còn chây lười, thụ động trong học tập.
          4. Do đặc điểm của môn toán là bộ môn suy luận loogic, nó đòi hỏi học sinh không những phải nắm vững kiếm thức về định nghĩa, định lý, hệ quả, tính chất, quy tắc, một cách cơ bản có hệ thống mà còn phải biết suy luận, phân tích, tổng hợp, lập luận. Nói chung, là bộ môn hơi khó học nên tỉ lệ học sinh yếu kém tương đối cao so với các môn khác.
          5. Một số em vì nhiều lí do khác nhau đã hỏng kiến thức cũ, nay lại phải tiếp thu kiến thức mới nên rất vất vả, đâm ra chán nản, chây lười, quậy phá dẫn đến chất lượng yếu kém.
II. Những giải pháp thực hiện nhằm từng bước nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán.
          1. Ngay từ đầu năm học các giáo viên bộ môn điều tra, nắm chắc đối tượng học sinh yếu kém môn toán của lớp mình đang giảng dạy là bao nhiêu? Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân loại đặc điểm từng đối tượng: Yếu do hoàn cảnh gia đình? Yếu do hỏng kiến thức cũ? Yếu do lười học? Yếu do trí tuệ hạn chế? Yếu vì ảnh hưởng môi trường bạn bè? Để có thái độ và biện pháp thích hợp.
          2. Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân đôi bạn học tập hoặc nhóm bạn học tập (cơ cấu có đối tượng khá, giỏi và yếu, kém với nhau) trong đó chú ý giao nhiệm vụ cho các học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém và cần thiết đề ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc hoạt động của các nhóm có hiệu quả
          3. Giáo viên cần tận dụng các tiết phụ đạo ( với số lượng 5 – 7 học sinh) để củng cố, hệ thống, ôn tập lại các kiến thức đã học. Cung cấp cho các em phương pháp chứng minh. 
          4. Giáo viên thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để thông báo cho phụ huynh các em về những tiến bộ của các em, qua đó phụ huynh biết để mừng và tiếp tục động viên – nếu đối tượng chậm tiến bộ, chây lười thì cũng báo để phụ huynh biết và cùng phối kết hợp nhắc nhở, động viên, giáo dục kịp thời.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc