Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài tập về nồng độ dung dịch

doc 10 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1861Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài tập về nồng độ dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài tập về nồng độ dung dịch
1. Lời giới thiệu.
Trước đây khi giảng dạy học sinh giỏi lớp 8 bài tập về nồng độ dung dịch thì bản thân tôi cũng chỉ dạy theo kiểu gặp bài nào dạy bài đó cho nên các em lĩnh hội dạng bài tập này không theo hệ thống, không có lozic, các em nhớ và hiểu một cách mơ hồ, không khắc sâu, trong một thời gian ngắn sau đó quay lại dạng bài tập này thì hầu hết các em đều quên. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, bồi dưỡng nhiều đội tuyển HSG thì tôi đã đúc kết được một chút kinh nghiệm cho bản thân là đã tổng hợp được các dạng bài tập về nồng độ dung dịch từ dễ đến khó, theo một lozic nhất định là: Dạng bài sau sẽ áp dụng những kiến thức, công thức tính toán của bài tập trước để giải. Do vậy mà sau khi học xong các dạng bài tập này tôi thấy các em nắm rất chắc kiến thức và nhớ rất lâu. Nên tôi quyết định viết SKKN này để đồng nghiệp tham khảo, cho ý kiến để SKKN của tôi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác bồi dưỡng HSG cấp Trường, Huyện và cấp Tỉnh đạt được những thành tích cao hơn nữa.
2. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh giải bài tập về nồng độ dung dịch.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Tâm 
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dùng cho công tác bồi dưỡng HSG lớp 8. Nhằm giúp các em có được một hệ thống bài tập về nồng độ dung dịch theo mức độ tăng dần về độ khó. Từ đó các em có thể giải thành thạo các bài tập liên quan đến vấn đề về nồng độ dung dịch. 
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 4 năm 2014.
6. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
6.1. Về nội dung của sáng kiến: 
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, hầu hết các bài tập về nồng độ dung dịch đều là phần kiến thức không thể thiếu trong các đề thi HSG. Vì vậy để các em học sinh lớp 8 có kiến thức chắc chắn phục vụ cho việc thi học sinh giỏi lớp 8, 9 đạt được kết quả cao. Cho nên tôi đã quyết định tổng hợp lại toàn bộ những mảng kiến thức mà tôi đã áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm qua, nhằm hệ thống hóa thành một đề tài lozic, thứ tự thực hiện của các giải pháp để học sinh và đồng nghiệp tiện theo dõi. 
Giải pháp 1: Giúp học sinh làm quen với các khái niệm về nồng độ dung dịch
Và áp dụng nhuần nhuyễn công thức tính nồng độ dung dịch.
I. Dung môi, chất tan, dung dich.
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Ví dụ: Hòa tan đường vào nước thu được nước đường.
 Trong đó: Đường tan trong nước nên đường là chất tan, nước hòa tan được đường nên nước là dung môi của đường, còn nước đường là dung dịch.
II. Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.
 Ở một nhiệt độ xác định: 
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. 
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Ví dụ:
 (1) Ở 250C, hòa tan vừa đủ 36 gam muối ăn vào 100 gam nước ta thu được 136 gam dung dịch muối bão hòa.
 (2) Ở 250C, hòa tan 34 gam muối ăn vào 100 gam nước ta thu được 134 gam dung dịch muối chưa bão hòa.
III. Độ tan(S).
Định nghĩa: Độ tan(S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Ví dụ: Ở 250C độ tan của đường là 204 gam, của NaCl là 36 gam, của AgNO3 là 222 gam.
IV. Tinh thể hiđrat hoá hay tinh thể ngậm nước.
- Tinh thể ngậm nước (tinh thể hiđrat) là những tinh thể có chứa nước kết tinh.
VD: CuSO4 . 5H2O; Na2CO3 . 10H2O; MgSO4.7H2O; FeSO4. 7H2O; ZnSO4 .7H2O; CaCl2.6H2O; MnSO4 .7H2O; FeCl3.6H2O; MgCl2.6H2O.
- Thành phần tinh thể ngậm nước (tinh thể hiđrat) gồm: 
 + Phần khan là phần không chứa nước kết tinh như: CuSO4; Na2CO3; MgSO4
 + Phần nước kết tinh là phần nước có trong tinh thể hiđrat như: 
VD: Có 5 phân tử H2O trong 1 phân tử CuSO4 . 5H2O; Có 10 phân tử H2O trong 1 phân tử Na2CO3.10H2O..
- Khi hòa tan tinh thể hiđrat vào nước thì nồng độ dung dịch là nồng độ của phần khan trong dung dịch.
VD: Hòa tan 25g CuSO4 .5H2O vào 275g nước thì thu được 300 gam dung dịch CuSO4 4%.
V. Nồng độ của dung dịch.
1. Nồng độ phần trăm của dung dịch.	
 C%=mctmdd×100 mct=C%×mdd100
 mdd =mctmdd×100
 Trong đó: C% là nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
 mct là khối lượng của chất tan (gam)
 mdd là khối lượng của dung dịch (gam)
 mdd = mct + mH2O
Bài tập 1. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi:
a. Hoà tan 8 gam CuSO4 vào 192 gam H2O. 
b. Hoà tan 32 gam Fe2(SO4)3 vào 368 gam H2O. 
c. Hoà tan 4 gam NaOH vào nước được 200 gam dung dịch NaOH. 
d. Hoà tan 11,4 gam KOH vào nước được 300 gam dung dịch NaOH.
 Bài tập 2. Tính khối lượng dung dịch thu được khi:
a. Cho 5,6 gam KOH vào nước được dd KOH 10%.
b. Hoà 34,2 gam Al2(SO4)3 vào nước được dd Al2(SO4)3 20%. 
Bài tập 3. 
a. Tính khối lượng, số mol của Zn(NO3)2 có trong 200 gam dd Zn(NO3)2 18,9%.
b. Tính khối lượng, số mol của MgCl2 có trong 300 gam dd MgCl29,5%.
Bài tập 4. Cho nhôm phản ứng với 300 gam dung dịch HCl 7,3%.
a. Tính khối lượng Al phản ứng.
b. Tính khối lượng AlCl3 sinh ra.
c. Tính thể tích hiđro thu được(đktc).
Bài tập 5. Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 200 gam dung dịch H2SO4.
a. Tính khối lượng và nồng độ % của dd H2SO4 phản ứng.
b. Tính khối lượng FeSO4 sinh ra.
c. Tính thể tích hiđro thoát ra (đktc). 
Bài tập 6. Hoà tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 trong dung dịch HNO3 15%.
a. Tính khối lượng dung dịch HNO3 phản ứng.
b. Tính số phân tử nước tạo thành. 
Chú ý: 
 * mdd sau phản ứng = mdd các chất đem pha trộn – m(↓)(↑)
 * Một số các axit, bazơ yếu dễ bị phân huỷ ở điều kiện thường:
 H2CO3 → H2O + CO2↑
 H2SO3 → H2O + SO2↑
 NH4OH → NH3↑ + H2O
Bài tập 7. Cho 100 gam dung dịch NaOH 8% vào 200 gam dung dịch HCl.
a. Tính nồng độ % của dung dịch HCl phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
 Bài tập 8. Cho dung dịch KOH 5,6% vào 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%
a. Tính khối lượng dung dịch KOH 5,6% phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch K2SO4 thu được sau phản ứng.
Bài tập 9. Cho 10 gam CaCO3 phản ứng với 200 gam dung dịch HNO3.
a. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 10. Hoà 200 gam dd CuSO4 16% vào dd NaOH 8%.
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH 8% phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch Na2SO4 thu được sau phản ứng.
2. Nồng độ mol của dung dịch.	
 CM=nV→ n = CM . V
 V = n : CM 
 Trong đó CM: nồng độ mol của dd (M)
 n: Số mol chất tan(mol)
 V: Thể tích dd (lít) 
Bài tập 1. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi:
a. Cho 4 gam NaOH vào nước được 200 ml dung dịch NaOH.
b. Cho 5,6 gam KOH vào nước được 250 ml dung dịch KOH.
Bài tập 2. Tính x, y khi:
a. Hoà 7,45 gam KCl vào nước thu được x lít dung dịch KCl 1M.
b. Hoà 19,6 gam H2SO4 vào nước thu được y lít dung dịch H2SO4 0,2M.
Bài tập 3. Tính số mol, khối lượng của:
a. CuSO4 có trong 200 ml dung dịch CuSO4 0,2M.
b. H2SO4 có trong 100 ml dung dịch H2SO4 1M.
Bài tập 4. Cho Zn tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M.
a. Tính khối lượng Zn phản ứng.
b. Tính thể tích H2 thu được(ở đktc).	 
 Chú ý: * Vdd sau phản ứng = Vdd các chất đem pha trộn
 (coi thể tích chất rắn, chất khí làm cho dd thay đổi không đáng kể) 
 * mdd = Vdd . D Vdd = mdd : D
 Trong đó Vdd: Thể tích dd (ml)
 D: Khối lượng riêng của dd (g/ml)
 Bài tập 5. Cho 5,4 gam Al phản với 300 ml dung dịch H2SO4. 
a. Tính nồng độ mol của dd dd H2SO4.
b. Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng.
c. Tính CM của dd Al2(SO4)3 thu được sau phản ứng.
Bài tập 6. Cho 100 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 0,2M
a. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,2M phản ứng.
b. Tính CM của dd BaCl2 thu được sau phản ứng.
Bài tập 7. Cho 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2.
a. Tính CM của dung dịch Ca(OH)2 .
b. Tính CM của dung dịch CaSO4 thu được sau phản ứng.
Bài tập 8. Hoà 150 ml dung dịch NaCl 2M vào 150 ml dung dịch AgNO3 3M. Tính CM của dung dịch thu được.
Giải pháp 2: Một số bài tập về nồng độ dung dịch.
I. Mối liên quan giữa nồng độ % và độ tan của một chất.
1. Công thức tính toán.
C%=mct×100%mdd và S= mct×100mH2O 
→ C%=S×100%S + 100 và S= C%×100100%-C% 
2. Bài tập áp dụng.
Bài 1. Ở 200C, hòa tan 14,36 gam muối ăn vào 40 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu đươc. 
Giải.
Ở 200C.
SNaCl= 14,36×10040=35,9 gam
 C%dung dịch NaCl=35,9×100%35,9+ 100 =26.4 %
Bài 2. Ở 200C, hòa tan 53,75 gam muối Na2CO3 vào 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch Na2CO3 thu đươc. 
Bài 3. Ở 200C, hòa tan 5 gam muối ăn vào 120 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan và nồng độ % của dung dịch NaCl thu đươc.
Bài 4. Ở 200C, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Tính nồng độ % của dd K2SO4.
II. Pha loãng hoặc cô cạn dung dịch.
1. Lưu ý.
+ Pha loãng dung dịch: Tức là thêm nước vào dung dịch có sẵn do đó nồng độ dung dịch giảm.
+ Cô đặc(cô cạn dung dịch): Tức là đun nóng cho dung dịch bay hơi do đó nồng độ dung dịch tăng.
Số mol hay khối lượng chất tan có trong dung dịch đầu và cuối không thay đổi.
 mdd1.C1= mdd2 . C2 và V1.CM1= V2 .CM2 
2. Bài tập áp dụng.
Bài 1. Có sẵn 60 gam dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 40 gam nước.
b. Cô cạn bớt 10 gam nước.
Bài 2. Có sẵn 60 gam dung dịch HNO3 20%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 200 gam nước.
b. Cô cạn bớt 400 gam nước.
Bài 3. Có sẵn 400 gam dung dịch H2SO4 19,6%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi:
a. Pha thêm 200 gam nước.
b. Cô cạn bớt 100 gam nước.
Bài 4. Phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào 200 gam dung dịch NaCl 10% để được dung dịch NaCl 5%.
Bài 5. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước từ 400 gam d/dịch H2SO4 8% để thu được 
dung dịch H2SO4 12%.
Bài 6. Có sẵn 300 gam dung dịch HCl 6%. Phải cô cạn bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch HCl 10%.
Bài 7. Hòa thêm 300 ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,25M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
Bài 8. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch NaOH 0,1M.
Bài 9. Phải cô cạn bao nhiêu lít nước có trong 300 ml dung dịch BaCl2 0,1M để được dung dịch BaCl2 0,5M.
III. Pha trộn hai dung dịch chứa cùng loại hóa chất.
Trộn dung dịch 1 với dung dịch 2 chứa cùng loại hóa chất thu được dung dịch 3.
1. Phương pháp đại số
Nồng độ %
Nồng độ mol
mct3 = mct1 + mct2
mdd3 = mdd1 + mdd2
C3% = mct3. 100% : mdd3
mct: khối lượng chất tan
mdd: khối lượng dung dịch
C3%: nồng độ % của dung dịch thu được 
n3 = n1 + n2
V3 = V1 + V2
C3M = n3: V3
n: số mol chất tan
V: thể tích dung dịch
C3M: nồng độ mol của dung dịch thu được
2. Phương pháp đường chéo.
Nồng độ %
Nồng độ mol
 C1 C2 – C3
 C3
 C2 C3 – C1 
 mdd1: mdd2 = (C2 – C3) : (C3 – C1) = V1 : V2
 mdd = Vdd . D (D: khối lượng riêng của dd g/ml)
 H2O có nồng độ = O%.
Bài tập 1. Trộn 50 gam dung dịch KOH 20% với 30 gam dung dịch KOH 15%. Ta được một dung dịch mới có nồng độ % là bao nhiêu.
Bài tập 2. Trộn 200 gam dung dịch NaCl 20% với 300 gam dung dịch NaCl 5%. Ta được một dung dịch mới có nồng độ % là bao nhiêu.
Bài tập 3. Tính tỉ lệ về khối lượng dung dịch H2SO4 20% và khối lượng dung dịch H2SO4 10% cần dùng để pha chế thành dung dịch có nồng độ 16%
Bài tập 4. Trộn 300 ml dung dịch H2SO4 1,5M với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Ta được một dung dịch mới có nồng độ mol là bao nhiêu.
Bài tập 5. Tính tỉ lệ về thể tích của dung dịch HCl 0,3M với thể tích dung dịch HCl 0,6M cần dùng để pha chế thành dung dịch có nồng độ 0,4M.
IV. Hòa tan chất khí vào chất lỏng.
Khi hòa tan chất khí vào chất lỏng thì khối lượng dung dịch tạo thành thay đổi nhưng thể tích dung dịch tạo thành bằng với thể tích của chất lỏng ban đầu.
mdung dịch tạo thành = mkhí+ mnước
 Vdung dịch = Vnước
 Khối lượng riêng của nước là 1g/ml
Bài 1. Hòa tan 5,6 lít khí HCl (đktc) vào 0,1 lít nước để tạo thành dung dịch axit clohđric HCl có nồng độ mol và nồng độ % là bao nhiêu?(thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Bài 2. Xác định nồng độ mol và nồng độ % của dung dịch thu được khi cho 3,36 lít (đktc) khí SO2 vào 740,4 gam nước (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 
Bài 3. Hòa tan V lít khí HCl (đktc) vào 192,7 ml nước thì thu được dung dịch axit clohđric HCl 3,65%.
a. Tính V.
b. Tính nồng độ mol và khối lượng riêng của dung dịch axit clohđric HCl 3,65%.
(Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
V. Quan hệ giữa nồng độ % và nồng độ mol
Từ công thức tính toán về C% và CM ta có:
 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 
Bài 1. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH 20% với D = 1,225 g/ml.
Bài 2. Tính nồng độ % của dung dịch HCl 4,73M có D = 1,079 g/ml.
VI. Bài toán về muối ngậm nước (chuyên đề riêng) 
Giải pháp 3. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1. Cho Mg phản ứng với 300 gam dung dịch HCl 7,3%
a. Tính khối lượng Mg phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch MgCl2 thu được sau phản ứng.
Bài tập 2. Cho 150 gam dd FeCl3 32,5% tác dụng với 100 gam dd Ca(OH)2.
a. Tính nồng độ % của dung dịch Ca(OH)2 phản ứng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 3. Hoà 5,6 gam Fe vào 300 gam dung dịch HCl 3,65%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 4. Cho 200 gam dung dịch CuCl2 13,5% vào 300 gam dung dịch KOH 11,2%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 5. Hoà 150 gam dung dịch Al(NO3)3 21,3% vào 150 gam dung dịch Na3PO4 32,4%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 6. Cho 208 gam dung dịch BaCl2 20% vào 98 gam dung dịch H2SO4 30%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài tập 7. Hoà 250 ml dung dịch BaCl2 2M vào 150 ml dung dịch H2SO4 2M. Tính CM của dung dịch thu được.
Bài tập 8. Cho 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% (D = 1,04 g/ml) vào 100 ml dung dịch H2SO4 20% (D=1,14 g/ml). Tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài tập 9. Cho 20 ml dung dịch AgNO3 1M (D= 1,1 g/ml) vào 150,15 gam dung dịch HCl 0,5M (D=1,05 g/ml). Tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể).
Bài tập 10. Cho 500 ml dung dịch AgNO3 1M (D= 1,2 g/ml) vào 300 ml dung dịch HCl 2M (D=1,5 g/ml). Tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài 11. Phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào 200 gam dung dịch KOH 20% để được dung dịch KOH 16%.
Bài 12. Hòa thêm 800 ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
Bài 13. Hòa thêm 300 ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,25M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
Bài 14 . Phải cô cạn bao nhiêu lít nước có trong 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M để được dung dịch CuSO4 0,6M.
Bài tập 15. Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 10% với 150 gam dung dịch H2SO4 25%. Ta được một dung dịch mới có nồng độ % là bao nhiêu.
Bài tập 16. Hòa 100 ml dung dịch HNO3 với 200 ml dung dịch HNO3 0,1M. Ta được một dung dịch mới có nồng độ mol là bao nhiêu.
Bài 17. Tính nồng độ % của dung dịch AgNO3 1M có D = 1,2 g/ml
6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Các giải pháp trên tôi đã áp dụng cho công tác bồi dưỡng HSG lớp 8 cấp THCS và đã mang lại lợi ích thiết thực đó là những giải HSG cấp huyện, cấp tỉnh và HS đỗ vào lớp 10 trường chuyên, lớp chọn cấp THPT trong nhiều năm qua. 
- Ngoài ra các giải pháp trên còn áp dụng rất tốt cho học sinh cấp THPT, giúp các em có hành trang kiến thức chắc chắn để giải các đề thi tốt nghiệp và đề thi Cao đẳng, Đại học.
7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Thời gian: Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015
 Đối tượng: Học sinh thuộc đội tuyển HSG lớp 8.
 Địa điểm: Trường THCS Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc
9. Đáng giá lợi ích xã hội thu được khi chưa áp dụng giải pháp và đã áp dụng giải pháp: 
+ Những năm đầu khi bồi dưỡng HSG hay dạy HS đại trà, tôi thường dạy theo bài và không theo thứ tự như các giải pháp đã nêu ở trên, thì thấy HS vận dụng và nhớ dạng bài tập này còn kém, nên sau nhiều năm giảng dạy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quí báu và bắt đầu xây dựng hệ thống các bài tập về nồng độ dung dịch thành chuyên đề.
+ Sau khi giảng dạy theo hệ thống hóa một số bài tập về nồng độ dung dịch với thứ tự từ dễ đến khó thì các em lĩnh hội được kiến thức trọn vẹn, dễ hiểu, dễ nhớ và đã giải quyết được những bài tập ở mức độ khó hơn nữa.
Do vậy mà kết quả đạt được qua các kỳ khảo sát đội tuyển như sau:
Số HS
Khi chưa áp dụng SKKN
Khi đã áp dụng SKKN
 Số lượng HS đạt TB trở lên
 %
Số lượng HS đạt TB trở lên
 %
 10
5
50%
9
90%
 Qua kết quả ở trên tôi thấy: Sau khi học xong một số dạng bài tập về nồng độ dung dịch (theo thứ tự từ dễ đến khó mà các giải pháp đã trình bày ở trên) thì số học sinh giải được bài khó đã tăng lên rõ rệt (40%) và các em đã ghi nhớ rất tốt phần kiến thức này, nó đã trở thành kỹ năng, kỹ xảo khi giải bài tập về nồng độ dung dịch.
9.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 Do quá trình áp dụng các giải pháp trên vào công tác bồi dưỡng HSG nên tôi đã thu được những kết quả đáng kể để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp của ngành giáo dục huyện nhà. 
9.2. Dự kiến lợi ích xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của một số tổ chức, cá nhân: 
- Với HSG cấp THCS có thể đạt giải cao qua các kỳ thi: Cấp huyện, Tỉnh. 
- Còn đối với HS THPT có kiến thức đầy đủ để tự tin trải qua các kỳ thi như: tốt nghiệp THPT và kỳ thi cao đẳng, đại học.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): không
Hợp Thịnh, ngày thán 02 năm 2017.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Tạ Bá Hiệp
Hợp Thịnh, ngày 4 tháng 02 năm2017.
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN về nồng độ dung dịch.doc