Quy tắc ứng sử văn hóa trong trường tiểu học

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quy tắc ứng sử văn hóa trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc ứng sử văn hóa trong trường tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TÂM
QUY TẮC 
ỨNG SỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐỒNG TÂM, Tháng 3 năm 2017
PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH sè ĐỒNG TÂM
 Độc lập - tự do – Hạnh phúc 
Số : 07/QĐ-TH ĐT
 Đồng Tâm, ngày 27 tháng 3 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
(Ban hành Quy tắc  ứng xử văn hóa trong nhà trường)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH ĐỒNG TÂM
C¨n cø NghÞ ®Þnh sè: 43/2006/N§-CP ngµy 25/4/2006 cña ChÝnh phñ vÒ viÖc quy ®Þnh quyÒn tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ thùc hiÖn nhiÖm vô, tæ chøc bé m¸y, biªn chÕ vµ tµi chÝnh ®èi víi ®¬n vÞ sù nghiÖp c«ng lËp; 
          Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Thực hiện công văn Số: 224/PGD&ĐT của phòng giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức ngày 23 tháng 3 năm 201 V/v đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học
          Căn cứ Điều lệ trường TH ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD - ĐT ngày 01/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
           Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử văn hóa của trường TH Đồng Tâm năm học 2016 - 2017.
          Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
          Điều 3. Các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 HIỆU TRƯỞNG 
QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-HT ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường TH Đồng Tâm)     
   Điều 1. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao
          1) Phải tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
          2) Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên bao gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật giáo dục, Luật phòng, chống tham nhũng, Điều lệ trưởng tiểu học và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
          Điều 2. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục
A. HỌC SINH NÊN
1) Quý trọng bản thân mình. Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. Không lẫn tránh hoặc tỏ thái độ dửng dưng. Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học tập..
2) Tôn trọng nhân phẩm, quyền học tập, riêng tư của bạn bè. Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn..
3) Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, thầy cô, cán bộ nhà trường. Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, điều chỉnh hành vi của mình, không vì thế mà đặt điều nói xấu sau lưng thầy cô. Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô và nhân viên..
4) Tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ tài sản của mình, của bạn và của trường.
5) Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Không sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập băng nhóm gây hiềm khích trong tập thể Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh thần dù là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “không sao” hoặc “không có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!”
6) Tích cực tham gia vào hoạt động của lớp, của trường dựa trên sức khỏe và năng lực của bản thân.
7) Thực hiện tốt quy định về đồng phục, trang phục của nhà trường. Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để chào. Koong cử chỉ miễn cưỡng. 
8) Báo cáo với cha mẹ, thầy cô khi bị đe dọa, chứng kiến hoặc trải nghiệm bất cứ hành vi bắt nạt, quấy rối, bạo lực nào xảy ra với bản thân, bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày.
B. HỌC SINH KHÔNG NÊN
1) Không tự ti về bản thân mình
2) Không gây tổn thương bằng lời nói đến bạn bè, cha mẹ, thầy cô, cán bộ nhà trường
3) Không gây tổn thương thể chất cho bạn bè, bố mẹ, thầy cô và cán bộ nhà trường
4) Không tẩy chay, cô lập, nói xấu bạn bè trong trường, lớp 
5) Không bắt nạt bạn bè cùng lớp, cùng trường
6) Không tham gia, cổ vũ cho các hành vi bạo lực trong lớp, trong trường, trên mạng xã hội
Không thờ ơ, giữ im lặng khi chứng kiến hoặc trải nghiệm các hành vi bắt nạt, bạo lực 
Không sở hữu, mang đến trường vũ khí, đồ vật sắc nhọn nguy hiểm
Không khuyến khích, xúi giục các học sinh khác có hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn khác
10)Không sử dụng điện thoại cho các mục đích sai khác như quay phim, chụp ảnh các hành vi bạo lực và đăng tải, chia sẻ
11)Không lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
C. Những điều giáo viên nên làm:
1)Đối xử công bằng Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học, Quy chế hoạt động của nhà trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan với học sinh và không phân biệt dựa trên bản dạng giới, học lực, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, hoàn cảnh gia đình của các em.
2)Chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của học sinh và đồng nghiệp.
3)Lắng nghe học sinh, cha mẹ và đồng nghiệp. 
4)Khuyến khích và hỗ trợ Có thái độ giảng dạy nhiệt tình, nhẹ nhàng, thân ái với học sinh; thận trọng, khách quan, công bằng khi đánh giá nhận xét và cho điểm học sinh; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến và hướng dẫn cho học sinh hiểu và thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường;sự phát triển của mỗi học sinh dựa trên năng lực của mỗi em
5)Xây dựng Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo đúng quy định. Làm hồ sơ, chấm chữa bài, cho điểm chính xác cho học sinh.
6)niềm tin, mối quan hệ tích cực, thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp.
7)Làm gương cho học sinh về chuẩn mực trang phục, lời nói và ứng xử
8)Sẵn sàng hỗ trợ khi chứng kiến, nghe kể về các hành vi bắt nạt và bạo lực đối với học sinh.
D. Những việc cán bộ giáo viên không được làm:
1)Bỏ qua các hành vi bắt nạt, bạo lực của học sinh trong lớp, trong trường. không lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi trái qui định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và phụ huynh; tổ chức dạy thêm trái qui định;
2)Tạo ra sự không công bằng trong việc đánh giá năng lực của học sinh nam, nữ
3)Không Gây tổn thương tinh thần học sinh bằng lời nói, cử chỉ, hành động không phù hợp Không dùng lời nói, không dùng điểm số để trách phạt học sinh khi vi phạm kỷ luật;
4)Không Gây tổn thương về thân thể cho học sinh bằng các hành động không phù hợp hành động vi phạm nhân phẩm học sinh.
5)Không Sử dụng hình thức trừng phạt thân thể với học sinh
6)Không Tiết lộ thông tin bí mật về học sinh; ngoại trừ trong những trường hợp cụ thể vì lợi ích tốt nhất của học sinh
          Điều 3. Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, với đồng nghiệp
1)Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
a) Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong nhà trường; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự chính đáng của cán bộ giáo viên khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật;
b)Sự đoàn kết nhất trí trong BGH là cơ sở để tạo sự thống nhất, gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường. Muốn thế, trong công tác cần có sự phân công rõ ràng, xác định chức năng, quyền hạn trong phần hành, không bao biện hoặc giẫm đạp công việc của nhau.
c)Luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến xây dựng của nhau, nhất là Hiệu trưởng, không nên dựa vào quyền lãnh đạo để rồi bỏ qua lời góp ý hợp lí của phụ tá.
d)Biết chia sẽ những khó khăn trong công việc và sẵn sàng đỡ đần nhau lúc cần, tránh đùn đẩy công việc.
e)Trong vai trò lãnh đạo, Hiệu trưởng luôn động viên, hướng dẫn và phát huy sự sáng tạo của Phó Hiệu trưởng. Hiệu phó phải biết lắng nghe, nghiêm túc thực hiện công việc được giao và thẳng thắn trao đổi những gì chưa rõ.
g)Hòa đồng, thân ái với thuộc cấp, cùng san sẻ những khó khăn trong công việc cũng như chung vui trước thành quả đạt được.
h)Khách quan, công bằng, tôn trọng quyền dân chủ của GV, NV. Khi bố trí công việc nên căn cứ vào năng lực, ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên, tránh vì tình cảm cá nhân mà có sự nặng nhẹ trong phân công. Luôn lắng nghe và thực hiện những ý kiến xây dựng, có như thế GV, NV mới nhiệt tình góp ý. Sự độc đoán, coi thường đồng nghiệp khiến mọi người sẽ im lặng. Và đây là cơn sóng ngầm đe dọa sự đoàn kết của Trường.
i)Khi có hiện tượng mâu thuẫn giữa GV, NV với BGH, hãy rà soát lại những hành vi của mình, tìm hiểu nguyên nhân ở đối tác, từ đó hoặc gián tiếp thông qua đoàn thể hoặc trực tiếp đối chất để giải tỏa. Luôn khách quan, đảm bảo tình lý của sự việc để xóa bỏ hiểu lầm, gắn kết mối quan hệ giữa lãnh đạo với thuộc cấp.
k)Nghiêm minh trước biểu hiện sai trái trong công tác. Trong tập thể, bên cạnh những cá nhân tích cực vẫn còn tồn tại một thiểu số tiêu cực.  Khi có hiện tượng tiêu cực, BGH cần kịp thời cảnh báo, góp ý, phê bình để cá nhân vi phạm thức tỉnh và đảm bảo kỷ cương, công bằng trong nhà trường
          2. Đối với cán bộ giáo viên:
          a) Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao; khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nếu có vướng mắc thì báo cáo ngay với Ban Giám hiệu để kịp thời giải quyết;
          b) Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ giáo viên, quản lý và đồng nghiệp;
	c) Thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Ngành, nhà trường. Trong công tác GV- NV luôn tiếp cận với thái độ hòa nhã, niềm nở vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong trường, bởi vậy đây là lực lượng nòng cốt có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng môi trường Giáo dục thân thiện.
	d)Trong giảng dạy luôn vui vẻ, tạo không khí học tập thoải mái để HS mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Tránh sự nghiêm túc quá đáng khiến lớp học căng thẳng, mọi hoạt động trở nên máy móc, xơ cứng.
e)Động viên, khen thưởng khi HS có chuyển biến tốt. Đó là cách tiếp sức để tăng sự tự tin cho HS. Nhẹ nhàng giải thích, khuyên bảo khi các em có biểu hiện sai trái. Tránh những lời nói nặng nề, miả mai, châm biếm hoặc hành vi thô bạo khiến các em tự ti mặc cảm, sa sút trong học tập.	
 g) Luôn khách quan công bằng trong đánh giá. Quan tâm đến HS yếu kém, HS có hoàn cảnh khó khăn. Hãy tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, cùng với tập thể lớp xây dựng tình tương thân tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua trở ngại.
h)Tránh những hành vi mang tính trù dập, kì thị.
          3. Đối với đồng nghiệp:
          a)Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
	b)Trong trường học, BGH là bộ phận lãnh đạo, điều hành các hoạt động và có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của một ngôi trường. Ngoài những chức năng, quyền hạn được Nhà nước qui định, trong quá trình quản lí, việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với giáo viên, nhân viên và học sinh không thể xem nhẹ. BGH cần có những hành vi ứng xử phù hợp với các đối tượng trong quan hệ công tác.
	4. Quan hệ giữa GV- NV với nhau:
a)Giữ gìn tình cảm trong sáng, quí mến nhau thực lòng, hãy để cái tôi hòa trong cái ta vì mục đích chung. Tránh lôi kéo bè phái thực hiện các hành vi gây mâu thuẫn.
b)Không phân biệt đối xử, sẵn sàng tạo điều kiện cho nhau để hoàn thành công việc. Biết lắng nghe, khiêm tốn học hỏi để cùng tiến bộ
c)Trung thực, khách quan trong đánh giá thi đua. Cần căn cứ vào hiệu quả công tác, ý thức trách nhiệm để nhìn nhận mức độ công hiến của từng cá nhân. Tránh nể nang, cảm tính làm mất tính công bằng.
d)Luôn ứng xử có văn hóa, sẵn sàng tha thứ cho nhau để củng cố tình thân. Có ý thức bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp và luôn tôn trọng quyền riêng tư.
Điều 4. Ứng sử với các cơ quan, đoàn thể trường học khác:
1.Đối với cơ quan
a)Chấp hành nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị của cấp trên, tạo niềm tin về đơn vị của mình ở các cấp lãnh đạo.
b)Chấp hành nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị của cấp trên, tạo niềm tin về đơn vị của mình ở các cấp lãnh đạo.
c)Khi giao tiếp luôn niềm nở, ân cần, lắng nghe những ý kiến chỉ đạo và kịp thời thực hiện.
2. Đối với trường học khác
 Giúp đỡ các trường ban trong phạm vi và điều kiện có thể của minh. Giao lưu học hỏi nhưng kinh nghiệp của các trường bạn. Khi giao tiếp luôn niềm nở, ân cần, lắng nghe những ý kiến và kịp thời thực hiện.
Điều 5. Ứng xử trong gia đình
          1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
          2. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.
          3. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa lãng phí để vụ lợi.
Điều 6. Ứng xử trong tiếp phụ huynh học sinh và nhân dân.
 	1. Những việc cán bộ giáo viên nên  làm:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện việc trao đổi  thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các hình thức như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.
          b) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh tại nhà trường đúng giờ quy định. Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin trao đổi chính xác.
          c) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp phụ huynh, quần chúng nhân dân; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những vấn đề vướng mắc trong quyền hạn của  mình; Kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu những vướng mắc của phụ huynh, quần chúng nhân dân không thuộc quyền hạn của mình để giải quyết.
          2. Những việc cán bộ giáo viên không được làm:
          a) Không Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh, phụ huynh và quần chúng nhân dân.
          b) Không báo sai kết quả học tập của học sinh. Làm sai lệch hồ sơ, thông báo không chính xác kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh với phụ huynh.
Điều 7. Với quan khách đến liên hệ với trường , các tổ chức khác :
1. Khách đến trường bao gồm các vị lãnh đạo trong ngành, trong chính quyền, đơn vị, đoàn thể, tổ chức có liên quan, các bậc phụ huynh hoặc nhân dân đến liên hệ công việc. Khi khách đến cần thể hiện sự tôn trọng, kính mếm. Cụ thể :
2. Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ niềm nở, trân trọng.
3.  Không nhìn soi mói hoặc bàn tán, cợt nhã.
4. Không đến gần phương tiện đi lại của khách để ngắm nghía, sờ soạng.
5. Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy nghiêm trang chào. Hành động đó cũng đựơc thực hiện khi khách rời lớp.
6. Trong khi thầy cô trao đổi với khách ở ngoài lớp, hãy ngồi im lặng trong lớp chờ thầy cô vào. Việc gây ôn ào sẽ khiến khách đánh giá thấp về lớp và trường của mình.
          Điều 8. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực trong GD.
          1. Những việc cán bộ giáo viên nên làm:
          a) Tuân thủ các nguyên tắc, qui định của nhà trường, các qui định trong việc ra đề, chấm chữa bài và cho điểm học sinh.
          b) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về công tác tiêu cực trong giáo dục nếu phát hiện có các hành vi vi phạm;
          d) Tạo điều kiện để học sinh, phụ huynh, Ban thanh tra nhân dân, công dân tham gia phòng, chống tiêu cực trong giao dục theo quy định của pháp luật;
          2. Những việc cán bộ giáo viên không được làm:
          b) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ học sinh, thông tin kết quả học tập và rèn luyện của học sinh sai sự thật ;
          c) Lợi dụng chức trách, quyền hạn của mình làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh, uy tín của nhà trường;
          d) Cản trở, can thiệp trái quy định vào quá trình thanh tra, kiểm tra của các cấp có thẩm quyền.
          Điều 9. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú cộng đồng xã hội
          1. Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến các mục đích của các cuộc vận động và phong trào thi đua được phát động trong nhà trường.
          2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
          3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
          4. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.
          5. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
          6. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.
HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Túy

Tài liệu đính kèm:

  • docQuy_tac_ung_su_trong_truong_hoc.doc