Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Ngữ văn lớp 7

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Ngữ văn lớp 7
Hai câu đề:
Bài thơ mở đầu bằng việc miêu tả cảnh Đèo Ngang vào buổi chiều xế tà
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
Buổi chiều thường gợi cảm giác buồn, cô đơn và gợi nỗi nhớ nhà của những người xa quê.
Bức tranh Đèo Ngang có nắng chiều, cỏ, cây, đá, lá, hoa. Chỉ bằng những nét phác thảo đơn sơ, tác giả đã gợi tả được sức sống của thiên nhiên.
Điệp từ “chen”: cỏ, cây, lá, hoa ở Đèo Ngang rất um tùm, rậm rạp và vẫn còn hoang sơ. 
Có thể nói 2 câu đề của bài thơ đã khắc họa tài tình khung cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, heo hút, gợi cho người đọc cảm giác vắng lặng và buồn man mác.
Hai câu thực
Trong hai câu thực đã xuất hiện hình ảnh cuộc sống của con người nhưng cũng không làm cho khung cảnh thêm tươi vui, ấm áp mà ngược lại còn làm tăng thêm sự ít ỏi, thưa thớt ở Đèo Ngang.
Phép đảo ngữ qua hai từ “lom khom”, “lác đác” kết hợp với phép đối càng gợi sự heo hút, hoang sơ của cảnh vật. 
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
Từ láy “lom khom”, “lác đác” gợi lên hình ảnh cuộc sống con người ở Đèo Ngang thật thưa thớt, ít ỏi, lẻ loi’ chỉ “vài” người kiếm củi.
Chợ vốn là nơi tấp nập, nhộn nhịp nhưng cũng chỉ “lác đác”, “mấy nhà” , rất thưa thớt.
Không gian mênh mông, bao la rộng mở càng gợi cho nhà thơ cảm giác cô đơn, nhỏ bé, lẻ loi., trống trải.
Hai câu luận
Hai câu luận tiếp tục sử dụng phép đảo ngữ, phép đối và nghệ thuật chơi chữ qua từ “quốc quốc”, “gia gia”.
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
Các từ “đau lòng”, “mỏi miệng” thể hiện tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà sâu lắng, thiết tha của mình. Tình cảm ấy càng sâu sắc, mãnh liệt hơn khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ, heo hút.
Mượn tiếng kêu con quốc quốc và cái gia gia, bà huyện thanh quan đã gửi gắm vào đó nỗi lòng sâu lắng, niềm hoài cổ luôn thường trực trong mình.
Hai câu kết
Tác giả đã dung phép đối giữa “trời, non, nước” bao la, mênh mông với nỗi buồn, lẻ loi, cô độc, nhỏ bé của tác giả.
“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Cảnh vật mở ra đến vô cùng tận mà lòng người lại cô độc khép kín, cô độc đến mênh mông. Nỗi buồn của con người như hòa vào với thiên nhiên.
Cụm từ “ta với ta” ở cuối bài thơ là cách nói độc đáo thể hiện nỗi cô độc tuyệt đối của tác giả, chỉ mình nhà thơ đối diện với chính mình, với nỗi buồn không ai chia sẻ cùng ngoài “trời, non, nước” bao la.

Tài liệu đính kèm:

  • docxPhan_tich_bai_tho_Qua_Deo_Ngang.docx