Ôn tập lý thuyết tổng hợp môn hóa học 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1398Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập lý thuyết tổng hợp môn hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lý thuyết tổng hợp môn hóa học 12
Đếm hình thành chất: 
Câu 1.Este X không no mạch hở có dX/O2 = 3,125.Khi cho X tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra 1 Anđehit và 1 muối hữu cơ.Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X :
a)2	 b)3	c)4	 d)5
Câu 2 .Từ 3 axit béo : Stearic,Panmitic và Oleic có thể tạo ra bao nhiêu loại chất béo (triglixerit) khác nhau.
a)6 b)9 c)12 d)18
Câu 3 : Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? 
A. 6. 	B. 9. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 4 : Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? 
A. 3. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 4.
Câu 5 : Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là 
A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 1
Câu 6: Có bao nhiêu tripeptit sau khi thuỷ phân đều thu được alanin và glyxin?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 
Đếm kèm theo phản ứng
Câu 7 Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? 
A. 2. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 8.Cho các hoá chất sau : dd NaOH,dd Br2,dd NH3,dd Na2CO3 đậm đặc.Có bao nhiêu hoá chất không thể dùng làm thuốc thử để phân biệt axit benzoic và phenol.
a)1	b)2	 c)3	d)4
Câu 9. Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào từng dung dịch FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:
	A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10 : Cho các chất sau:
1. HO- C6H4-CH2OH 2. HO- C6H4- OH 3. CH3- C6H4- OH 4. CH3- C6H4- CH2OH
Có bao nhiêu chất trong số 4 chất nói trên có thể phản ứng cả với 3 chất Na, dd NaOH, dd HBr đặc?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 11: Cho các chất sau: Phenylamoniclorua, natriphenolat, P-crezol, Vinylclorua, AncolBenzylic, Phenylbenzoat và tơnilon-6,6. Tổng số chất tác dụng được với NaOH đun nóng là
Câu 12: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là 
	A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 4. 
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C8H10O, biết các đồng phân này đều có vòng benzen và đều phản ứng được với dung dịch NaOH
A. 7	B. 8	C. 6	D. 9
Câu 14: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H8O2( đều là dẫn xuất của benzen) tác dụng với NaOH tạo ra muối và ancol là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 
Câu 15 Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là: A. 3. 	B. 6.	C. 4. 	D. 5.
Câu 11: Mantozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom.
A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 8: Cho các công thức sau. Số CTCT ứng với tên gọi đúng
	(1). H2N – CH2–COOH	: Glyxin	
	(2). CH3–CHNH2–COOH 	: Alanin.
	(3). HOOC– CH2–CH2–CH(NH2)–COOH	: Axit Glutamic.	
	(4). H2N – (CH2)4–CH(NH2)COOH 	: Lizin.
	A. 1	B.2	C.3	D.4
Câu 9: Amino axit có bao nhiêu phản ứng cho sau đây : phản ứng với axit, phản ứng với bazơ, phản ứng tráng bạc, phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, phản ứng với ancol, phản ứng với kim loại kiềm.	
 	A. 3 	B.4	C.5	D.6
Câu 10: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây:
 Ba(OH)2 ; CH3OH ; H2N–CH2–COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4.
	A. 4	B.5	C.6	D.7
Câu 26: Cho các chất: 1) Natri glutamat, 2) Glixin hiđroclorua, 3) Lizin, 4) Natri alanat, 5) Axit aspactic, 6) Đinatri glutamat và 7) Alanin. Chất phản ứng được với KOH là:
A. 1, 2, 3, 5 và 7. B. Không có chất nào. 	C. 2, 3, 4, 5, và 6. 	D. 1, 3, 4, 5, 6 và 7. 
Câu 17: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
a. 2.	b. 5.	 c. 3.	d. 4.
Câu 28: Cho các chất sau: sec-butyl clorua, neo-pentyl clorua, benzyl clorua, 3-clobut-1-en, 4-clo-2-metylpent-1-en, p-clotoluen. Số chất bị thủy phân khi đun với nước, bị thủy phân khi đun với dung dịch NaOH, bị thủy phân khi đun với dung dịch NaOH đặc, nhiệt độ và áp suất cao lần lượt là:
A. 1 – 5 – 1	B. 1 – 4 – 6	C. 2 – 5 – 6	D. 2 – 3 – 1
Câu 32: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 1400C) tạo ete. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 33: Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl, số chất phù hợp với X là: 	
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Đếm kèm theo môi trường
Câu 16 Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoniclorua), H2NCH2CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. 
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là 
 A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3. 
Câu 35: Cho các dung dịch riêng biệt sau : ClH3N–CH2–CH2–NH3Cl, C6H5ONa, CH3COOH, NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COONa, H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa, Na2CO3, NaOOC–COONa, KNO2. Số lượng các dung dịch có pH>7 là :
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Đếm đồng phân
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit A (axit đơn chức) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (đktc).Số công thức cấu tạo (kể cả đồng phân hình học) có thể có của A là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18: Có bao nhiêu amin thơm có công thức phân tử C7H9N
A. 4 B. 6 C. 7 D. 8
PHÁT BIỂU ĐÚNG SAI
Câu 3: Có bao nhiêu tên gọi phù hợp với công thức cấu tạo:
(1). H2N–CH2–COOH	: Axit amino axetic.
(2). H2N–[CH2]5–COOH	: axit w – amino caproic.
(3). H2N–[CH2]6–COOH	: axit e – amino enantoic.
(4). HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH	: Axit a – amino glutaric.
(5). H2N–[CH2]4–CH (NH2)–COOH	: Axit a,e – điamino caproic.
	A. 2	B. 3	C. 4	D.5
Câu 4: Cho các nhận định sau: 
(1). Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2). Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4). Axit e – amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
Số nhận định đúng là:
	A. 1	B. 2	C.3	D.4
Câu 5: Cho các câu sau đây:
	(1). Khi cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.
	(2). Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
	(3). Dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.
	(4). Các mino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
	(5). Khi cho amino axit tác dụng với hỗn hợp NaNO2 và CH3COOH khí thoát ra là N2.
	Số nhận định đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_ly_thuyet_tong_hop_muc_do_3_dang_dem.doc